Tăng sự đa dạng tiện ích, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, mở rộng kênh phân

Một phần của tài liệu 2515_013153 (Trang 57 - 59)

phân

phối

Tăng cường sự đa dạng tiện ích

Để có thể đưa các sản phẩm Ngân hàng điện tử ngày càng phổ biến vào đời sống của người dân, trước tiên BIDV cần hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ sẵn có để có thể duy trì lượng khách hàng hiện tại, thu hút các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, từ đó tiến đến việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm mới, sản phẩm Ngân hàng điện tử. Khi đã đưa được sản phẩm Ngân hàng điện tử vào đời sống của người dân, tạo được lòng tin nơi khách hàng thì việc cung cấp những tiện ích của sản phẩm và sự đa dạng về sản phẩm là một lợi thế cạnh tranh của các Ngân hàng.

Hiện tại, các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã phát triển ở mức độ nhất định, các dịch vụ IB và MB không chỉ dừng lại ở giao dịch vấn tin tài khoản, kiểm tra số dư của tài khoản, thẻ tín dụng, thẻ Ngân hàng qua mobile, qua trang web nội bộ của Ngân hàng hoặc các giao dịch thông tin về lãi suất, tỷ giá qua điện thoại và thanh toán

các dịch vụ công như trả tiền điện, nước, điện thoại, .. .nữa, mà đã phát triển đến các sản phẩm mới như: gửi tiết kiệm online, mở tài khoản được chọn số yêu thích, vay trực tuyến, sao kê online, mở tài khoản chứng khoán online . Vì vậy, để tạo lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng điện tử, BIDV cần đầu tư, nghiên cứu để cung cấp ngày càng nhiều hơn các tiện ích của những sản phẩm Ngân hàng điện tử hiện tại và phát triển sản phẩm mới. Ngoài các sản phẩm hiện có, BIDV cần đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng điện tử để hạn chế việc khách hàng phải đến Ngân hàng để thực hiện những dịch vụ mà Ngân hàng điện tử chưa thể cung cấp

Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ:

BIDV xác định phải phát triển danh mục sản phẩm dịch vụ theo mặt bằng chung thị trường, mở rộng tiện ích, đối tượng, phạm vi triển khai trong đó tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ hiện đại như dịch vụ E-Banking, dịch vụ thẻ.

Đến nay, BIDV đang cung cấp trên 200 sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng về gửi tiền, cấp tín dụng, thanh toán trong và ngoài nước, góp phần thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” và quá trình đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng tăng của khách hàng trong sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống, BIDV liên kết hợp tác với các đối tác, định chế tài chính, Công ty Fintech để phát triển dịch vụ như: Dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, ngân quỹ, thu hộ chi hộ, liên kết ví điện tử, thanh toán dịch vụ công, y tế, giáo dục, giao thông vận tải.

Thực hiện chủ trương Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương về “Các doanh nghiệp trong khối sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhau”, thời gian qua, BIDV đã hoàn thành kết nối thanh toán điện tử với Tổng cục Hải quan, Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước, Tổng Liên đoàn lao động., tăng cường hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp trong khối Doanh nghiệp Trung ương, Tập đoàn Điện lực, than khoáng sản, VnPost. để đẩy mạnh kết nối hệ thống thanh toán và bán chéo sản phẩm dịch vụ.

Điểm giao dịch lưu động và duy trì ổn định mô hình liên kết điểm giao dịch lưu động và tổ liên kết đồng thời tập trung đẩy mạnh việc chuẩn hóa các điểm giao dịch, đảm bảo văn minh, thuận lợi cho khách hàng.

Bắt nhịp xu hướng ứng dụng công nghệ số vào sản phẩm dịch vụ ngân hàng, BIDV thường xuyên nâng cấp hệ thống, bổ sung dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng, xây dựng hệ thống E-Banking mới, triển khai dịch vụ thanh toán qua hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động ACH, triển khai liên kết thẻ bệnh viện, chuyển đổi thẻ chip nội địa.

Một phần của tài liệu 2515_013153 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w