Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu 2515_013153 (Trang 63 - 68)

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt để tranh giành khách hàng không chỉ giữa các ngân hàng trong nước mà còn có các ngân hàng nước ngoài, xét về góc độ sản phẩm tài chính là như nhau, thì yếu tố con người lại chính là yếu tố mang tính quyết định. Là một trong những chi nhánh ngân hàng lâu năm và có tiếng nên BIDV CN Gia Định có lợi thế thu hút được nguồn nhân lực chất lượng, giàu kinh nghiệm và năng động. Tuy nhiên, rủi ro thì luôn tiềm ẩn trong các giao dịch, là cầu nối giữa ngân hàng với khách hàng, đòi hỏi cán bộ phải có những kĩ năng phân tích, phán đoán nhất định, để có thể nhìn nhận những cơ hội và rủi ro có thể xảy đến.

Nhằm nâng cao hơn chất lượng nguồn nhân lực, BIDV CN Gia Định cần chú trọng đến việc đào tạo các đội ngũ cán bộ tín dụng:

về năng lực công tác:

Tăng cường hơn nữa các khóa đào tạo tập trung về chuyên môn dành riêng cho nhân viên chuyên trách nghiệp vụ Ngân hàng điện tử, đảm bảo cho những nhân viên này đều được thông qua các khóa đào tạo liên quan, luôn được cập nhật, bổ sung kiến thức mới, theo kịp công nghệ hiện đại. Để việc đào tạo và tái đào tạo được thực hiện liên tục và kịp thời, nhân viên có thể tham gia các khóa học được tổ chức tập trung hoặc được đào tạo qua hệ thống E-learning của Ngân hàng.

Ngoài những kiến thức nghiệp vụ cần thiết để có thể giải đáp, tư vấn cho khách hàng một cách thông suốt, nhân viên cũng cần được đào tạo những kỹ năng cần thiết

khác, như kỹ năng giao tiếp khách hàng, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đàm phán v.v.. để chất lượng phục vụ khách hàng được tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Những nhân viên có kiến thức chuyên môn và có kỹ năng tốt sẽ giúp Ngân hàng giữ chân được khách hàng truyền thống và phát triển thêm nhiều khách hàng mới.

về _phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm

Phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc.

Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong quá trình công tác, đồng thời phải căn cứ vào kết quả công tác của họ để có đãi ngộ, đối xử công bằng: Đối với cán bộ có biểu hiện xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại; ngược lại, đối với những trường hợp vi phạm mà cảnh cáo, có biện pháp xử lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 bao gồm hai nội dung chính là định hướng và mục tiêu kinh doanh của chi nhánh tới năm 2025; giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại BIDV CN Gia Định.

Theo đó, dựa trên những mục tiêu, định hướng của chi nhánh trong hoạt động kinh doanh cũng như công tác phát triển dịch vụ NHĐT sắp tới mà tác giả đưa ra một số những giải pháp có tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn nhằm mở rộng phát triển dịch vụ NHĐT.

KẾT LUẬN

Dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại những giá trị mới cho khách hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí, tiện lợi thực hiện mọi lúc mọi nơi, nhanh chóng và hiệu quả. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những chiến lược phát triển được đặt lên hàng đầu của các ngân hàng thương mại trên thế giới. Xác định đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những trọng tâm hoạt động, BIDV đã có nhiều bước đi cụ thể, từ việc triển khai xây dựng và hiện đại hóa hệ thống thanh toán đến tạo lập hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thanh toán tiên tiến.

Trong giai đoạn tới, trước xu hướng toàn cầu hóa, phổ cập tài chính toàn diện và đặc biệt là sự bùng nổ của CMCN 4.0 tác động đến kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng, BIDV xác định chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ theo hướng tập trung nâng cao trải nghiệm và đáp ứng đồng bộ nhu cầu tài chính ngân hàng của khách hàng thông qua đổi mới công tác quảng bá, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối và tiến tới triển khai mô hình ngân hàng số. Chính vì vậy, việc xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro, đồng thời nhìn nhận lại những điểm còn yếu kém trong công tác phát triển dịch vụ NHĐT để tìm ra những giải pháp thích hợp, bám sát vào tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV CN Gia Định là việc hết sức cần thiết.

Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết về dịch vụ ngân hàng điện tử, sau đó phân tích thực trạng công tác phát triển dịch vụ NHĐT tại BIDV CN Gia Định cùng với những kiến thức thực tế thu thập được trong quá trình học tập và thực tập của tác giả. Khóa luận đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu được đưa ra là giải pháp phát triển dịch vụ NHĐT nào là thực thi đối với BIDV CN Gia Định trong giai đoạn tới. Với những kết quả nghiên cứu được nêu trên, hi vọng các giải pháp mà tác giả đưa ra sẽ được xem xét áp dụng vào thực tiễn, từ đó góp phần phát triển dịch vụ NHĐT tại BIDV CN Gia Định. Do còn hạn chế về mặt thời gian và khả năng của bản thân, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả xin chân thành tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô để hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Chính phủ (2012), Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;

2. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 39/2014/TT-NHNN, ngày 11/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán;

3. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt;

4. Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước (2014-2018), Báo cáo về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán quý IV các năm 2014-2018.

5. Báo cáo BIDV COGNOS của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam 6. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao động xã hội

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2017. Hướng dẫn sử dụng Smart banking. Hà Nội.

8. Lưu Đan Thọ & Vương Quốc Duy (2016), Quản trị dịch vụ. Nhà xuất bản tài chính.

9. PGS. TS. Lê Đình Hợp (2011), Ngân hàng với nền kinh tế tri thức: kỷ yếu hội thảo khoa học. Nhà xuất bản thống kê.

Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Anh

10. Cronin J.J.&Taylor S.A(1994) “SERVPERF versus SERVQUAL: 11. Reconciling Performance-Based and Perceptions-Minus-Expectations

12. Measurement of Service Quality”, Journal of Marketing, 58(January), pp. 125- 131.

13. Kotler P. (2001), Marketing Management, bản dịch của Vũ Trọng Phụng, Nhà xuất bản Thống kê.

Danh mục tài liệu từ Internet

14. Website Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam http://www.bidv.com.vn/

15. Trang web TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG của Bộ Công Thương,

http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/su-hai-long-cua-khach-hang-ve-chatluong-dich- vu-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-sai-gon-chi-nhanh-da-nang-48463.htm

Một phần của tài liệu 2515_013153 (Trang 63 - 68)

w