Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu 2491_013002 (Trang 43 - 46)

3.1.1.1. Nhận thức tính hữu ích

Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) của Vankatesh và cộng sự, (2003) cho rằng hiệu suất dự kiến của các dịch vụ và sản phẩm có tác động đáng kể đến việc chấp nhận và sử dụng các sản phẩm công nghệ đó và dịch vụ. Các nghiên cứu trước đây (nghiên cứu về việc chấp nhận và sử dụng ví điện tử của Aji, H. M., Berakon, I., & Md Husin, M. (2020), Trivedi (2016), Phạm Thị Dung (2020), Tô Anh Thơ và Trịnh Thị Hồng Minh (2021)... đều cho thấy rằng tính hữu ích của các sản phẩm và dịch vụ công nghệ có tác động tích cực đến quyết định sử dụng các sản phẩm và dịch vụ đó.

Do đó, giả thuyết được đưa ra như sau:

H1: Nhận thức tính hữu ích có ảnh hưởng tính cực đến ý định sử dụng ví điện tử.

Từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu đề xuất rằng tính hữu ích được cảm nhận có tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

3.1.1.2. Nhận thức tính dễ sử dụng

Cảm nhận dễ sử dụng là "mức độ mà một cá nhân tin rằng sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ không tốn nhiều công sức" (Davis, 1989). Các hệ thống công nghệ đổi mới được xem xét nhiều hơn thoải mái khi sử dụng và ít phức tạp hơn sẽ có nhiều khả năng được chấp nhận và sử dụng bởi người dùng tiềm năng (Davis và cộng sự, 1992). Về mặt lý thuyết, dễ sử dụng được cho là khi người tiêu dùng cảm thấy ứng dụng ví điện tử không khó để hiểu, học hỏi và sử dụng. Vì lý do này, dễ sử dụng được coi là một trong những yếu tố cần thiết ảnh hưởng đến sự chấp nhận và sử dụng công nghệ mới của người tiêu dùng. Trong bối cảnh của ví điện tử nhằm đa dạng hóa khách hàng ở các mức thu nhập và trình độ học vấn khác nhau, đó là cần

28

thiết để thiết lập một ứng dụng có giao diện dễ thấy, nội dung phù hợp, hữu ích các chức năng, thông báo lỗi, câu lệnh rõ ràng, dễ hiểu. Ở các nghiên cứu trước đây của Amin (2009), Nguyễn Cường, Nguyễn Trang và Trần Thảo (2020), Tô Anh Thơ và Trịnh Thị Hồng Minh (2021),... đã nghiên cứu về ý định sử dụng ví điện tử cũng đã chỉ ra rằng nhân tố dễ sử dụng có tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử. Giả thuyết H2: Nhận thức tính dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử.

Từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu đề xuất rằng tính hữu ích được cảm nhận có tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

3.1.1.3. Nhận thức ít rủi ro

Nhận thức rủi ro được định nghĩa là một niềm tin của người tiêu dùng về các kết quả tiêu cực không chắc chắn tiềm tàng từ giao dịch ví điện tử. Mong muốn của người tiêu dùng để giảm thiểu rủi ro thay thế họ sẵn sàng tối đa hóa tiện ích và do đó nhận thức rủi ro chủ quan quyết định mạnh mẽ hành vi của họ (Bauer và cộng sự, 2005). Có khả năng người sử dụng tiền di động có thể bị thiệt hại tài chính hoặc mất thông tin cá nhân do sử dụng các giao dịch di động. Nó đo lường niềm tin về sự không chắc chắn về những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra (Baganzi và Lau, 2017). Do đó, giảm sự không chắc chắn đã được tìm thấy có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng hệ thống giao dịch điện tử của người tiêu dùng (Chen, 2008). Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhận thức rủi ro có ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Aji, H. M., Berakon, I., & Md Husin, M. (2020), Swilley (2010), Phạm Thị Dung (2020), Baganzi và Lau (2017). Do đó ta có thể đưa ra giả thuyết 3 như sau:

Giả thuyết H3: Nhận thức ít rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử.

3.1.1.4. Ảnh hưởng xã hội

Theo lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), người ta nói rằng ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng đến hành vi sử dụng của khách hàng

29

và cũng là tiêu chuẩn chủ quan trong lý thuyết hành động có lý trí (TRA) và lý thuyết về mô hình hành vi có kế hoạch (TPB). Các tác động xã hội có tác động tích cực ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định. Đó là khi các cá nhân nhận thức được kỳ vọng của xã hội đối với một hành vi cụ thể; người tiêu dùng sẵn sàng nhận lời khuyên từ người giới thiệu và có xu hướng tuân theo một quy chuẩn hành vi chủ quan mạnh hơn, do đó, có quyết định thực hiện hành vi (Ajzen 1985, 1991). Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây của Phan Trọng Nhân và cộng sự (2020), Nguyễn Cường, Nguyễn Trang và Trần Thảo (2020), đều cho rằng các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử. Do đó, giả thuyết được đưa ra như sau:

Giả thuyết H4: Ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử

Từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu đề xuất rằng ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

3.1.1.5. Nhận thức chi phí giao dịch

Chi phí cảm nhận có liên quan đến số tiền mà một cá nhân tin rằng họ phải trả tiền cho việc sử dụng các dịch vụ công nghệ mới (Luarn & Lin, 2005). Chi phí có thể bao gồm phí giao dịch, phí duy trì của nhà cung cấp dịch vụ; mạng điện thoại/internet phí và chi phí máy tính/điện thoại di động. Chi phí cảm nhận (PCo) được chứng minh là có tác động đến ý định sử dụng các dịch vụ tài chính điện tử trực tuyến của khách hàng cá nhân ngân hàng (Chong và cộng sự, 2010). Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh chi phí giao dịch có ảnh hưởng đến chấp nhận dịch vụ ví điện tử như Nguyễn Cường, Nguyễn Trang và Trần Thảo (2020), Bantwa và Padiya (2018). Do đó giả thuyết thứ năm được đưa ra:

Giả thuyết H5: Chi phí giao dịch có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử

30

3.1.1.6. Ý định sử dụng

Hiện nay đã có rất nhiều các nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu sự tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng VĐT. Bài khóa luận này nghiên cứu sự tác động của các yếu tố tính hữu dụng, tính dễ sử dụng, sự tin tưởng, ảnh hưởng xã hội, và thái độ đến ý định sử dụng VĐT.

Một phần của tài liệu 2491_013002 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w