3.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Nghiên cứu dựa trên các dữ liệu đã được công bố đáng tin cậy từ các trang tin điện tử từ các tổ chức Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (SBV), World Bank (WB), và các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được công bố trên các trang báo kinh tế, các tạp chí chuyên ngành từ năm 2009 đến năm 2021. Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng nhằm củng cố các có sở lý luận về khái niệm ví điện tử trong thực tiễn đồng thời xác định các nhân tố tác động ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
3.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Bên cạnh đó các dữ liệu sơ cấp cũng được thu thập thông qua hình thức khảo sát trực tuyến bằng việc phát phiếu câu hỏi. Đối với việc khảo sát trực tuyến, các dữ liệu thường được thông qua các thiết bị điện tử cá nhân có kết nối Internet và người tham gia khảo sát sẽ hoàn toàn ẩn danh đồng thời câu trả lời sẽ có độ tin cậy cao vì người đó sẽ đưa ra chính xác quan điểm cá nhân của mình mà không bị tác động bởi đám đông. Các câu trả lời sẽ được thiết kế theo hình thức bắt buộc phải hoàn thành mới có thể chuyển sang câu hỏi tiếp theo.
Nội dung câu hỏi: 23 câu hỏi.
Đối tượng khảo sát: các cá nhân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Cách chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện (Convenience Sampling). Bảng câu hỏi khảo sát được tác giả gửi cho 270 cá nhân ngẫu nhiên mà tác giả có thể tiếp cận được và dưới sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, người thân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
37
thông qua Google Forms gửi qua email và zalo trực tiếp của các cá nhân đang sinh sống tại Vĩnh Long, đồng thời tác giả cũng in bảng khảo sát giấy để gửi cho những người hàng xóm gần nhà khảo sát trong thời gian từ tháng 10/2021 đến tháng 11/2021. Các khách hàng trả lời theo bảng câu hỏi đã được tác giả thiết kế sẵn, sau khi thực hiện xong các bảng câu hỏi sẽ được tác giả thu về, làm sạch và xử lý. Kết quả thu về 224 phiếu, sau khi xử lý xong còn lại 212 phiếu.
Dự kiến số lượng khách hàng tham gia khảo sát: Mô hình nghiên cứu này bao gồm 5 biến độc lập với 20 biến quan sát và một biến phụ thuộc với 3 biến quan sát. Như vậy cỡ mẫu ước lượng tối thiểu là 23*5 = 115 mẫu. Để đảm bảo cho quá trình nghiên cứu với số lượng mẫu tối thiểu là 115, tác giả đã phát ra 270 phiếu.
Số phiếu thu về là: 224 phiếu. Số phiếu hợp lệ là: 212 phiếu. Số phiếu không hợp lệ là: 12 phiếu.
Số khách hàng sử dụng dịch vụ ví điện tử: 139 phiếu. Số khách hàng không sử dụng dịch vụ ví điện tử: 73 phiếu.
3.6. PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH
Sau khi đã xây dựng thang đo và lập được bảng khảo sát chính thức, nghiên cứu tiến hành thực hiện các cuộc thăm dò trực tuyến thông các thiết bị kết nối Internet với cỡ mẫu là 212. Các dữ liệu sau khi đã thu thập sẽ được lượng hóa thành các số liệu cụ thể. Tác giả sử dụng các công cụ hỗ trợ như phần mềm Excel, SPSS 20.0 để xử lý dữ liệu và phân tích kết quả.
3.6.1. Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive Statistics)
Mô tả dữ liệu là một phần thiết yếu của phân tích thống kê nhằm cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh về dữ liệu trước khi chuyển sang các phương pháp nâng cao. Loại phương pháp thống kê được sử dụng cho mục đích này được gọi là thống kê mô tả. Chúng bao gồm cả số (ví dụ: trung bình, chế độ, phương sai...) và các công
38
cụ đồ họa (ví dụ: biểu đồ, boxplot...) cho phép tóm tắt một tập hợp dữ liệu và trích xuất thông tin quan trọng như xu hướng trung tâm và phân tán. Hơn nữa, chúng ta có thể sử dụng chúng để mô tả sự liên kết giữa một số biến.
3.6.1.1. Phân tích thống kê mô tả
Phân tích thống kê mô tả là quá trình xử lý một tập dữ liệu thô thành các hệ số mô tả ngắn gọn, tóm tắt một tập dữ liệu nhất định. Thống kê mô tả được chia thành các biện pháp của xu hướng trung tâm và các biện pháp biến đổi (lây lan). Các biện pháp của xu hướng trung tâm bao gồm giá trị trung bình, trung vị và chế độ, trong khi các biện pháp biến thiên bao gồm độ lệch chuẩn, phương sai, các biến tối thiểu và tối đa, và độ nhiễu và độ lệch. Tuy nhiên, thống kê mô tả không cho phép đưa ra kết luận ngoài dữ liệu đã phân tích hoặc đưa ra kết luận về bất kỳ giả thuyết nào.
3.6.1.2. Phân tích tần số (Frequency Table)
Bảng tần số thường được sản xuất trên các biến riêng lẻ. Đối với dữ liệu phân loại, bảng ghi lại số lượng quan sát (tần số) cho mỗi giá trị duy nhất của biến. Đối với dữ liệu liên tục, bạn phải chỉ định một tập hợp các khoảng. Bảng tần số ghi lại số lượng quan sát rơi trong mỗi khoảng.
3.6.2. Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo.
Hệ số tương quan biến tổng là hệ số cho biến mức độ “liên kết” giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại. Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể. Tiêu chuẩn để đánh giá một biến có thực sự đóng góp giá trị vào nhân tố hay không là hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0,3. Nếu biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 thì phải loại nó ra khỏi nhân tố đánh giá.
39
Hệ số Cronbach’s Alpha là hệ số cho phép đánh giá xem nếu đưa các biến quan sát nào đó thuộc về một biến nghiên cứu (biến tiềm ẩn, nhân tố) thì nó có phù hợp không. Hair et al (2006) đưa ra quy tắc đánh giá như sau:
C/A < 0,6: Thang đo nhân tố là không phù hợp (có thể trong môi trường nghiên cứu đối tượng không có cảm nhận về nhân tố đó)
0,6 < C/A < 0,7: Chấp nhận được với các nghiên cứu mới 0,7 < C/A< 0,8: Chấp nhận được
0,8 <C/A< 0,95: Tốt
C/A ≥ 0,95: Chấp nhận được nhưng không tốt, nên xét các biến quan sát có thể có hiện tượng “trùng biến”. Tức là có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa ở trong thang đo. Nó tương tự như trường hợp đa cộng tuyến trong hồi quy, khi đó biến thừa nên được loại bỏ.
3.6.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Mô hình hồi quy tuyến tính phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một phương pháp thống kê đa biến được thiết kế để tạo thuận lợi cho việc định nghĩa các biến tiềm ẩn được cho là nền tảng và đưa ra các mô hình tương quan trong các miền mới của các biến số biểu hiện. Khả năng trí tuệ, đặc điểm tính cách và thái độ xã hội là các lớp nổi tiếng của các biến tiềm ẩn là sản phẩm của nghiên cứu phân tích nhân tố. EFA sử dụng nhiều lý thuyết hồi quy và tương quan từng phần để mô hình các bộ biến số biểu hiện hoặc quan sát theo các hàm tuyến tính của các bộ biến khác tiềm ẩn hoặc không quan sát được.
Lấy kết quả mô hình Cronbach’s Alpha tiến hành đánh giá mức độ tương quan của các biến bằng cách tiến hành chạy SPSS 20.0 lần nữa.
- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): 0,5 ≤ KMO ≤ 1, phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.
40
- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0,4, nếu biến quan sát nào có hệ số nhỏ hơn 0,4 sẽ bị loại.
- Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) >50%: đạt yêu cầu và giải thích rằng 1 nhân tố này phải thích cho % biến thiên của dữ liệu.
3.6.4. Phân tích hồi quy đa biến
Phân tích hồi quy đa biến được thực hiện sau đó để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, đồng thời kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Để nhận diện các nhân tố mô hình hồi quy bội được xây dựng có dạng:
Y = f(f1, f2, ..., fn) Trong đó:
• Biến phụ thuộc (Y là ý định sử dụng ví điện tử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long • f1, f2, ..., fn là biến độc lập, đại diện cho nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng dịch vụ ví điện tử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Các kiểm định tự tương quan, đa cộng tuyến, phương sai thay đổi được thực hiện nhằm xác định mô hình thu được tốt nhất. Kiểm định hệ số hồi quy được thực hiện để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Tần số Tần suất
Giới tính Nam ^55 39,6%
'Nữ ~84 60,4%
Tổng cộng 139 100%
Độ tuổi Dưới 22 tuổi ^^55 39,6%
Từ 22 đến 35 tuổi ^34 24,5% Từ 36 đến 50 tuổi 78 34,5% Trên 50 tuổi ~2 1,4% Tổng cộng 739 100% Trình độ học vấn Trung học ^25 18,0% Trung cấp/Cao đẳng 75 10,8% 41 TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương này, tác giả trình bày về giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và quy trình nghiên cứu. Đã xây dựng được thang đo và chỉ ra các phương pháp nghiên cứu. Bài nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp với quy mô mẫu tối thiểu n = 115 phiếu với cách thức chọn mẫu thuận tiện được tác giả sử dụng trong nghiên cứu. Việc xây dựng thang đo và bảng câu hỏi cùng phương pháp xử lý dữ liệu sẽ được chạy bằng phần mềm SPSS 20.0. Thang đo Likert 5 cấp độ được tác giả xây dựng với 20 biến quan sát và 5 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc với 3 biến quan sát. Cách thức kiểm định thang đo bằng độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phương pháp EFA để tìm sự tương quan, cách thức xây dựng mô hình hồi quy và kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình cũng được nêu ra trong chương này.
42
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. MÔ TẢ MẪU
Theo Hair và cộng sự (2006) để thực hiện EFA, kích thước mẫu tốt là 100 và tỷ lệ quan sát (observation)/ biến đo lường (item) là 5:1. Nghiên cứu này gồm có 23 thang đo như vậy cần có ít nhất 115 quan sát. Để đạt được kích thước là 115 mẫu thì tác giả đã gửi 270 bảng câu hỏi khảo sát bằng Google Form đến email và Zalo của các cá nhân đang sinh sống hoặc làm việc tại tỉnh Vĩnh Long, đồng thời tác giả cũng đã in phiếu khảo sát gửi đến người thân, hàng xóm lân cận. Trong vòng ba tuần từ 1/10/2021 đến 24/10/2021 thì tác giả thu về 224 bảng khảo sát (chiếm 82,96% tổng số phiếu khảo sát),tuy nhiên, chỉ có 212 phiếu khảo sát là hợp lệ (chiếm 94,65% số phiếu khảo sát thu về).
Trong đó tổng số người có sử dụng dịch vụ VĐT là 139 người (chiếm 65,56%) được đưa vào phần mềm SPSS 20 để tiến hành phân tích dữ liệu. Các thông tin cá nhân trong bảng câu hỏi khảo sát gồm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức thu nhập.
Đại học 82 59,0%
Sau đại học 77 12,2%
Tổng cộng 139 100%
Nghề nghiệp hiện tại
Công chức,viên chức ^24 17,3%
Kinh doanh lõ 21,6%
Làm nông ^23 16,5%
Học sinh, sinh viên 13 38,1%
Khác 7 6,5% Tổng cộng 739 100% Thu nhập Dưới 5 triệu ^73 45,3% Từ 5 triệu đến 10 triệu 74 31,7% Từ 11 triệu đến 15 triệu 73 9,4% Trên 15 triệu 79 13,7% Tổng cộng 739 100%
Nơi ở hiện tại
Huyện Bình Minh 73 9,4% Huyện Bình Tân 76 11,5% Huyện Long Hồ 72 8,6% Huyện Măng Thít T 5,0% Huyện Tam Bình 72 8,6% Huyện Trà Ôn 71 7,9% Huyện Vũng Liêm ^79 20,9% TP. Vĩnh Long 79 28,1% Tổng cộng 739 100% 43
Nguồn từ tính toán thông qua SPSS
Theo như kết quả khảo sát dựa trên thì ta có thể thấy:
về giới tính: Trong số những người được khảo sát có 84 người là nữ (chiếm
44
Về độ tuổi: Những người có độ tuổi dưới 23 tuổi (chiếm 13,2%) trên tổng số người
có phiếu hợp lệ thu về; cụ thể là 27 người. Số người từ 23 đến 35 tuổi chiếm (69,3%) với số người 142 trên tổng 205 số phiếu thu về. Những người từ 36 tuổi đến 50 tuổi là 33 người (chiếm 16,1%). Cuối cùng là những khách hàng trên 50 tuổi (chiếm 1,5%).
về trình độ học vấn: Mau quan sát này có trình độ học vấn khá đa dạng và phong
phú. Có 25 người (chiếm 18%) có trình độ học vấn trung học. Trình độ trung cấp/ cao đẳng có 15 người (chiếm 10,8%). Tỷ lệ cao nhất trong khảo sát là trình độ học vấn đại học với 82 người (chiếm 59%). Sau đại học còn lại 17 người (chiếm 12,2%).
về nghề nghiệp: Mau quan sát đa dạng, phong phú về nghề nghiệp; trong đó chiếm
nhiều nhất 53 người (chiếm 38,1%) là các học sinh, sinh viên. Tiếp theo kinh doanh có 30 người (21,6%). Với tỉ lệ 17,3% (24 người) là công chức viên chức. 23 người hiện đang làm nông (chiếm 16,5%), còn lại là 9 người (6,5%) trên tổng 139 phiếu khảo sát hợp lệ là các ngành nghề khác. Điều này khá phù hợp với thực tế vì học sinh sinh viên là những người trẻ nên tiếp thu công nghệ rất nhanh nên họ thích sử dụng dịch vụ ví điện tử hơn.
về thu nhập: Mau quan sát đa dạng, phong phú về thu nhập; mức thu nhập dưới 5
triệu trở xuống chiếm cao nhất (45.3%). Tiếp theo là từ 5 triệu đến 10 triệu với 44 người (chiếm 31.7%). Số người có thu nhập trên 15 triệu (chiếm 13.7%) và cuối cùng là số người có thu nhập từ 11 đến 15 triệu (chiếm 9.4%). Điều này cũng khá phù hợp với nghề nghiệp mà khách hàng đến khảo sát vì đa phần là học sinh sinh viên, đồng thời vì đây là bài nghiên cứu ở tỉnh Vĩnh Long, một tỉnh phát triển chủ yếu về nông nghiệp nên mức thu nhập của người dân không được cao lắm.
Về nơi ở hiện tại: Mau khảo sát đa dạng, đã được người dân của toàn tỉnh cùng
làm khảo sát, trong đó TP. Vĩnh Long có 39 người thực hiện (chiếm 28,1%), tiếp theo là huyện Vũng Liêm với 20,9%. Huyện Bình Tân 11,5%, Bình Minh 9,4%, Long Hồ và Tam Bình với 8,6%, Trà Ôn 7,9% và Măng Thít là thấp nhất với 5%.
Biến Quan Sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến
Thang đo Nhận thức tính hữu ích với Cronbach’s Alpha = 0, 769
HI1 16,21 4,036 ,500 ,741
^HI2 16,34 3,617 -5-11 ,727
^HI3 16,36 3,667 ,523 ,733
^HI4 16,42 3,681 ,552 ,723
^HI5 16,25 3,523 ,588 ,710
Thang đo Nhận thức tính dễ sử dụng với Cronbach’s Alpha = 0, 702
DSD1 11,76 2,432 ,421 ,682
DSD2 11,63 2,263 ,595 ,570
45
4.2. KẾT QUẢ CÁC KIỂM ĐỊNH, PHÂN TÍCH
4.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach's Alpha
Phần này sẽ là kết quả xử lý thang đo của các yếu tố nghiên cứu, các thang đo được xây dựng dưới dạnh Likert 5 mức độ từ rất không đồng ý đến rất đồng ý, được biểu thị từ 1 đến 5. Trong đó, 1 tương ứng với lựa chọn rất không đồng ý, 2 tương ứng với lựa chọn không đồng ý, 3 tương ứng với bình thường, 4 tương ứng với đồng ý và 5 tương ứng với chọn lựa rất đồng ý.
Sau khi thu thập số liệu, tác giả tiến hành kiểm định bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Hệ số của Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, giúp loại đi những biến và thang đo không phù hợp. Các biến đạt chuẩn bắt buộc phải có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 và tương quan biến tổng > 0,3.
Kết quả thu được sau khi kiểm định độ tin cậy như sau:
DSD3 11,77 2,541 ,419 ,679
DSD4 11,53 2,411 ,525 ,616
Thang đo Nhận thức ít rủi ro với Cronbach’s Alpha = 0,726
RR1 11,44 2,668 ,458 ,710