Trong bất kỳ nghiên cứu nào về quyết định sử dụng một công nghệ, các nhà nghiên cứu kỳ vọng sẽ tìm kiếm ra được những nhân tố tác động thực sự ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của người dùng. Cả hai mô hình TAM và TPB đều đạt được những điều mà các nhà nghiên cứu kỳ vọng, đều có chung mục tiêu nghiên cứu giải thích các nhân tố tác động đến việc chấp nhận và sử dụng công nghệ. Tuy nhiên trong
mô hình TPB nếu chỉ xét đến các nhân tố thái độ, ảnh hưởng xã hội và nhận thức kiểm soát hành vi để kết luận đến quyết định chấp nhận và sử dụng một công nghệ không thôi thì trong một số trường hợp mô hình lại không có sự phản ánh các nhân tố đầy đủ. Trong khi đó mô hình TAM nghiên cứu và giải thích quyết định sử dụng dựa trên hai nhân tố nhận thức sự hữu ích và nhận thức sự hữu dụng thì lại thiếu đi các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài như các yếu tố được xét trên mô hình TPB.
Chính vì vậy khi kết hợp hai mô hình TAM và TPB lại với nhau thì Rahmath
và các cộng sự (2013) đã xây dựng được một mô hình nghiên cứu giải thích ý định hành vi cá nhân về việc chấp nhận và sử dụng công nghệ dựa trên sự kết hợp ba nhân
tố của mô hình TPB và hai nhân tố của mô hình TAM đó là các nhân tố: Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, Chuẩn chủ quan, Kiểm soát hành vi nhận thức
và Thái độ. Sự kết hợp này góp phần giải thích đầy đủ và phản ánh chính xác hơn các
yếu tố tác động.
Hình 2.3: Mô hình kết hợp C-TAM-TPB
Nguồn: Rahmath và các cộng sự (2013)