Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu 2368_012023 (Trang 37)

Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày cùng với những nghiên cứu trước về VĐT sử dụng mô hình thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) của Venkatesh (2003). Tác giả kế thừa những yếu tố tác động đến quyết định sử dụng VĐT từ những nghiên cứu trước có liên quan. Từ nghiên cứu của Nguyễn Thị Linh Phương (2013) với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng Ví điện tử tại Việt Nam”, tác giả đã sử dụng mô hình thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) của Venkatesh et al (2003) để phân tích và đưa ra kết luận rằng có 7 yếu tố ảnh hưởng đến biến Ý định sử dụng VĐT của khách hàng tại Việt Nam bao gồm các nhân tố: Hữu ích mong đợi, Dễ sử dụng mong đợi, Ảnh hưởng

xã hội, Tin cậy cảm nhận, Chi phí cảm nhận, Hỗ trợ Chính phủ và Cộng đồng người dùng.

Tác giả sử dụng mô hình từ nghiên cứu trên tuy nhiên rút gọn còn 6 nhóm nhân tố bao gồm: Hữu ích mong đợi, Dễ sử dụng mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện thuận lợi, Tin cậy cảm nhận và Chi phí cảm nhận nhằm phù hợp hơn trong bối cảnh thực nghiệm tại sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

Hữu ích mong đợi:

Nghiên cứu của Amin (2009) đã thảo luận về ý định sử dụng Ví di động của khách hàng đối với các ngân hàng Sabahan ở Kota Kinabalu, Sabah, Đông Malaysia, Malaysia. Kết quả của nghiên cứu này chứng minh rằng tính hữu ích được nhận thức và tính dễ sử dụng được nhận thức có tác động dương đến sử dụng ngân hàng di động.

Ngoài ra còn có các nghiên cứu khác Guriting và Ndubisi (2006) đã kiểm tra việc áp dụng ngân hàng trực tuyến ở Sabah. Guriting và Ndubisi (2006) nhận thấy rằng tính

hữu ích được nhận thức là một yếu tố tác động dương đến việc áp dụng ngân hàng trực tuyến giữa các ngân hàng khách hàng.

Nghiên cứu khác của Ths. Vũ Văn Điệp và các cộng sự (2019) nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động của người tiêu dùng”.

Nhóm tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết về mô hình C-TAM-TPB và thực hiện khảo sát

dựa trên bảng câu hỏi và thu được 450 phiếu trả lời. Kết quả sau khi phân tích dữ liệu

từ SPSS cho thấy Nhận thức hữu ích tác động dương đến ý định sử dụng thanh toán di động của người tiêu dùng. Các lợi ích mà thanh toán di động mang đến cho người sử dụng như nâng cao hiệu quả công việc, thanh toán nhanh hơn... Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Hiram Ting và cộng sự (2015) khi nghiên cứu ý định sử dụng hệ thống thanh toán di động tại Malaysia.

Dễ sử dụng mong đợi

Yếu tố Dễ sử dụng mong đợi được tìm thấy trong hầu hết các nghiên cứu trước đây như Donald L. Amoroso và cộng sự (2011), Vũ Văn Điệp (2019), Đào Mỹ Hằng và cộng sự (2018) đều cho ra kết quả yếu tố này có tác động dương đến quyết định sử dụng. Cụ thể tại bài nghiên cứu của Ths. Lê Châu Phú, PGS. TS. Đào Duy Huân (2019) về “Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện

tử của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Agribank chi nhánh Cần Thơ”, nhóm tác giả

sử dụng mô hình CTAUT với số liệu thu được từ 340 khách hàng từng cá nhân đã đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Agribank Cần Thơ được phân tích qua phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy yếu tố Cảm nhận dễ sử dụng tác động dương với beta chuẩn hóa 0,188 đến yếu tố quyết định sử dụng.

Ảnh hưởng xã hội

Nguyễn Thị Minh Châu và Đào Lê Kiều Oanh (2020) nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại tỉnh Bến Tre” Đề tài sử dụng mô hình UTAUT của Venkatesh và cộng sự (2003) để xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập, bao gồm: hiệu quả mong

đợi, nỗ lực kỳ vọng, điều kiện thuận lợi, ảnh hưởng xã hội, giá trị dịch vụ, nhận thức rủi ro Với thang đo được xây dựng gồm 34 biến quan sát, đề tài sử dụng mẫu khảo

sát gồm 200 khách hàng cá nhân sử dụng NHĐT tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Ben

Tre, đảm bảo mẫu nghiên cứu theo Hair và cộng sự (1998). Ket quả nghiên cứu cho thấy yếu tố ảnh hưởng xã hội với hệ số beta chuẩn hóa là 0,232 tác động dương đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.

Điều kiện thuận lợi

Trong bài nghiên cứu của Trần Nhật Tân (2019) với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab”, tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu UTAUT-2. Sau khi thực hiện khảo sát với 210 mẫu bao gồm 80 phiếu tay và 130 mẫu khảo sát trực tuyến, kết quả phân tích SPSS chỉ ra rằng

yếu tố Điều kiện thuận lợi có tác động dương đến yếu tố ý định sử dụng cụ thể beta chuẩn hóa là 0,188 ảnh hưởng cao hơn yếu tố ảnh hưởng xã hội và giá trị cảm nhận. Trong trường hợp nghiên cứu của Đào Thị Thu Hường( 2019) về “Mô hình chấp nhận

sử dụng ví điện tử trong thanh toán của khách hàng cá nhân trường hợp tại Đà Nằng”,

tác giả sử dụng mô hình UTAUT với 6 nhóm nhân tố: Hiệu quả kỳ vọng, Nỗ lực kỳ vọng, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện thuận lợi, Thói quen và Dự định hành vi, Chi phí cảm nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố điều kiện thuận lợi có tác động dương đến yếu tố hành vi sử dụng với beta chuẩn hóa 0,239.

Tin cậy cảm nhận

Yếu tố Tin cậy cảm nhận có tác động tích cực đến yếu tố quyết định sử dụng

trong các bài nghiên cứu trước đây của Đào Mỹ Hằng và cộng sự (2018), Sahut (2018)

cụ thể với nhóm tác giả Bùi Thành Khoa và Nguyễn Minh Hà (2019) nghiên cứu “ Nghiên cứu sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí khi sử dụng dịch vụ trực tuyến: Trường

hợp thương mai di động tại Việt Nam”, chỉ ra rằng sự tin tưởng ảnh hưởng đồng biến với giá trị cảm nhận được chấp nhận với hệ số beta chuẩn hóa 0,237.

Chi phí cảm nhận

Yếu tố Chi phí cảm nhận cũng được cho là có tác động dương đến quyết định

sử dụng tại các nghiên cứu trước đây của Jacquline Tham (2019), Sahut (2009) hay Đào Mỹ Hằng và cộng sự (2018). Trong đó có nghiên cứu liên quan đến Fintech của Phạm Thị Thu Hiền (2020) với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch

vụ mobile banking của khách hàng cá nhân tại Agribank huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long”, kết quả phân tích cho thấy biến “chi phí” tác động cùng chiều với ý định sử dụng dịch vụ mobile banking ở mức ý nghĩa 1%, hệ số beta chuẩn hóa 0,335.

Sau đây là mô hình nghiên cứu của tác giả:

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: tác giả tổng hợp

Mô hình hồi quy nghiên cứu đề xuất của tác giả thể hiện như sau:

QD = β0 + β1HI + β2SD + β3AH +β4DK +β5PTC + β6CP

Trong đó: HI: Hữu ích mong đợi TC: Tin cậy cảm nhận SD: Dễ sử dụng mong đợi CP: Chi phí cảm nhận

AH: Ảnh hưởng xã hội QD: Quyết định sử dụng DK: Điều kiện thuận lợi

Dựa trên mô hình C-TAM-TPB, trong đề tài nghiên cứu này tác giả đề xuất các giả thuyết như sau:

Các giả thuyết như sau:

H1: Hữu ích mong đợi (HI) có tác động cùng chiều (+) đến quyết định sử dụng Ví điện tử của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

H2: Dễ sử dụng mong đợi (SD) có tác động cùng chiều (+) đến quyết định sử dụng Ví điện tử của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

H3: Ảnh hưởng xã hội (AH) có tác động cùng chiều (+) đến quyết định sử dụng Ví điện tử của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

H4: Điều kiện thuận lợi (DK) có tác động cùng chiều (+) đến quyết định sử dụng Ví điện tử của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

H5: Tin cậy cảm nhận (TC) có tác động cùng chiều (+) đến quyết định sử dụng Ví điện tử của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

H6: Chi phí cảm nhận (CP) có tác động cùng chiều (+) đến quyết định sử dụng Ví điện tử của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt chương 2

Chương này đã nêu các lý thuyết liên quan đến VĐT, các lý thuyết về hành vi tiêu dùng của khách hàng, thuyết chấp nhận công nghệ, mô hình kết hợp TAM - TPB và mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) bên cạnh đó cũng chỉ ra một số nghiên cứu trước đây có liên quan đến lĩnh vực Fintech nói chung và VĐT nói riêng từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu. Các chương tiếp theo, sẽ cung cấp một cách tổng quan về thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và phân tích được sử dụng để thực hiện nghiên cứu hiện tại.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.5 Phương pháp nghiên cứu khoa học

3.1.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của đề tài được tiến hành theo hai bước nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được thể hiện cụ thể trên mô hình sau:

Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: tác giả

Để thực hiện bước đầu tiên của quy trình tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tiến hành nghiên cứu sơ bộ - tìm kiếm và nghiên cứu các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài. Tiếp theo, tác giả khảo lược các lý thuyết về ví điện tử trong và ngoài nước, các lý thuyết về hành vi khách hàng chấp nhận và sử dụng công nghệ, chọn lọc các tài liệu tham khảo của các nhà nghiên cứu trước đây về lĩnh vực VĐT, Fintech. Từ đó hình thành nên được hướng đi cho bài nghiên cứu, lựa chọn

mô hình nghiên cứu, xác định các nhân tố phù hợp với mô hình đã chọn và cuối cùng

tiến hành xây dựng các thang đo sơ bộ. Sau đó, tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia và hoàn chỉnh mô hình.

Sau khi hoàn tất bước đầu tiên của quy trình, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng đi vào xây dựng bảng khảo sát trên google biểu mẫu, hình thành nên các câu hỏi mang tính nghiên cứu phục vụ cho đề tài và tham khảo ý kiến chuyên gia sau đó tiến hành khảo sát trên các nhóm sinh viên của trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn thu thập số liệu tác giả thu về được 330 phiếu trả lời trong đó có 24 phiếu trả lời chưa từng sử dụng VĐT và dừng khảo sát, 1 phiếu trả lời không phải sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM và dừng khảo sát, sau đó tác giả sử dụng 305 mẫu trả lời để đưa vào chạy dữ liệu SPSS sơ bộ, tác giả thực hiện thống kê mô tả tất cả các biến, thống kê trung bình, kiểm định

độ tin cậy của từng biến quan sát trong mô hình, kiểm định nhân tố khám phá của các

biến độc cũng như phụ thuộc và phân tích hồi quy sau đó thực hiện kiểm định ONEWAY - ANOVA để kiểm tra sự khác biệt giữa các biến và cho kết quả mô hình phù hợp với R2 hiệu chỉnh 54,3% cho thấy mô hình giải thích được 54,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc bởi các biến độc lập, kết quả cũng chỉ ra mô hình có độ tin cậy cronbach’s alpha cao trên 0.8, ma trận xoay nhân tố cũng cho thấy 24 biến quan sát gom thành 6 nhóm nhân tố và không có hiện tượng đa cộng tuyến hay tự tương

quan chuỗi bậc nhất. Do đó tác giả quyết định sử dụng bộ dữ liệu này đưa vào nghiên

cứu chính thức mà không thu thập thêm hay loại bỏ phiếu trả lời.

Bước cuối cùng của mô hình là dựa vào kết quả nhận được từ SPSS, tác giả thực hiện thảo luận kết quả nghiên cứu, đánh giá sự tác động của từng nhân tố đến quyết định sử dụng VĐT của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí

Minh. Căn cứ vào kết quả phân tích đề xuất một số giải pháp giúp cho các tổ chức cung ứng VĐT có những chiến lược phát triển VĐT tối ưu nhất cho giới trẻ Việt Nam

nói riêng và toàn Việt Nam nói chung.

3.1.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập xử lí số liệu và lựa chọn số lượng mẫukhảo sát dự kiến khảo sát dự kiến

Trong khoảng thời gian bắt đầu từ ngày 16 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 15 tháng 8 năm 2021, tác giả tiến hành phát khảo sát bằng hình thức online trên các diễn đàn sinh viên Ngân hàng cho các đối tượng tham gia cụ thể như sau:

Phạm vi khảo sát: thực hiện đăng bảng khảo sát bao quát tại 4 khóa sinh viên tại trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm sinh viên theo học chương trình chính quy và chất lượng cao:

(i) Nhóm BUH - high quality (nhóm sinh viên học chương trình chất lượng cao).

(ii) BUH - K33 Offical, BUH - K34 offical, BUH - K35 Offical, BUH - K36 Offical (khóa 33, khóa 34, khóa 35, khóa 36 học chương trình chính quy).

(iii) BUH - K5 offical, BUH - K6 Offical, BUH - K7 Offical, BUH - K8 offical (Khóa 5, khóa 6, khóa 7, khóa 8 học chương trình chất lượng cao).

Đối tượng tham gia khảo sát: Người đã, đang và từng sử dụng VĐT đang là sinh viên

trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng khảo sát của đề tài nghiên cứu bao gồm hai phần chính bao gồm: Phần một tập trung khảo sát về thông tin cá nhân như giới tính, độ tuổi, thu nhập, chi tiêu, phương thức thanh toán thường ngày trừ VĐT và tần suất sử dụng VĐT của các bạn sinh viên. Phần hai của bảng khảo sát lần lượt là những câu hỏi kiểm tra mức độ đồng

ý với những phát biểu về các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng VĐT của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Mau nghiên cứu dự kiến: Theo nhiều nhà nghiên cứu, kích thước mẫu càng lớn càng tốt. Hair và ctg (2010) cho rằng để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất là 5 mẫu trên một biến quan sát và cỡ mẫu

không nên ít hơn 100. Gọi N là tổng số phiếu điều tra, n là số biến cần khảo sát ta có : N ≥ n*5

Trong đó: Số biến khảo sát (n = 28)

Do đó tổng số kích thước mẫu N ≥ 140

Tác giả quyết định chọn mẫu nghiên cứu là 330 để khảo sát, tránh những bản

khảo sát không hợp lệ.

Kết thúc giai đoạn gửi bảng khảo sát, tác giả đã thu về được 330 mẫu, tiến hành chọn lọc mẫu khảo sát, loại bỏ những phiếu không hợp lệ tác giả loại ra 25 mẫu khảo sát, trong đó 24 mẫu trả lời chưa từng sử dụng VĐT và dừng khảo sát, 1 mẫu trả lời không phải là sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và dừng khảo sát. Số lượng mẫu khảo sát hợp lệ cuối cùng được sử dụng để chạy mô hình là 305 mẫu đạt 92,4% số lượng mẫu ban đầu. Sử dụng phần mềm SPSS 20 để xử lý dữ liệu tất cả các mẫu khảo sát hợp lệ, thu về được phương trình hồi quy chính thức sau cùng tác giả lần lượt đánh giá các kiểm định và đưa ra kết luận dựa trên kết quả số liệu đã phân tích.

3.1.3 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu được ứng dụng vào trong lĩnh vực kinh tế. Các bảng thống kê

là hình thức trình bày số liệu thống kê và thu thập thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là trình bày vấn đề nghiên cứu nhờ vào đó có thể đưa ra nhận xét về vấn đề đang nghiên cứu.

Trong đề tài này phương pháp thống kê mô tả được thực hiện bằng cách lập bảng tần suất để mô tả mẫu thu thập được theo các thuộc tính: giới tính, độ tuổi, thu

Một phần của tài liệu 2368_012023 (Trang 37)