Các nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu 2368_012023 (Trang 34 - 35)

Donald L. Amoroso và Rémy Magnier-Watanabe (2011) đã thực hiện bài nghiên cứu xây dựng mô hình nghiên cứu cho việc sử dụng ví điện tử Suica tại Nhật Bản trong việc quyết định sử dụng VĐT. Nghiên cứu sử dụng mô hình TAM mở rộng

để thực hiện đo lường các biến quan sát cho thấy rằng nhân tố nhận thức sự hữu ích, nhận thức sự hữu dụng là hai nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng của khách hàng. Bên cạnh đó nhân tố văn hóa cũng có tác động tích cực không nhỏ đến quyết định sử dụng VĐT Suica vì Nhật Bản là một đất nước đi đầu trong lĩnh vực

công nghệ nên đặc tính của con người Nhật Bản sẽ chuộng những dịch vụ có chức năng công nghệ mới, tiện lợi lên hàng đầu, việc người Nhật chọn sử dụng VĐT Suica

Amin (2009) đã tiến hành cuộc nghiên cứu thực nghiệm tại Sabah - Malaysia

về các nhân tố tác động đến Ý định sử dụng Ví di động của khách hàng cá nhân. Tác giả bổ sung thêm vào mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) các nhân tố như Cảm nhận biểu cảm, cảm nhận tin cậy, hiểu biết về ví di động. Nghiên cứu định lượng chính thức được tiến hành với 150 phiếu khảo sát và thu về 117 phiếu trả lời hợp lệ. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy các nhân tố: Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng, Cảm nhận biểu cảm và hiểu biết về ví di động có tác động đến ý định sử dụng ví di động của khách hàng cá nhân tại Sabah - Malaysia với mức ý nghĩa 95%.

Trong bài báo “Phân tích các nhân tố tác động đến việc chấp nhận sử dụng VĐT của Sahut” năm 2009 trên tạp chí Quốc tế về Khoa học xã hội và con người. Trong đó, Sahut đã sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ TAM và có tính toán đến chi phí sử dụng VĐT để phân tích trường hợp của VĐT Moneo - VĐT duy nhất đang

hoạt động tại Pháp. Sau quá trình phân tích và nghiên cứu tình hình thực tế của VĐT Moneo, Sahut (2009) đưa ra kết luận rằng: Tính an toàn, tính bảo mật của các giao dịch, Chi phí giao dịch và Sự đa dạng chức năng của VĐT là các nhân tố quan trọng đối với sự thành công của phương thức thanh toán này.

Jacquline Tham (2019) đã nghiên cứu tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến

ý định hành vi sử dụng thanh toán di động của người dùng tại Campuchia. Kết quả của bài nghiên cứu từ 329 câu hỏi được thu thập thành công bởi người dùng tại Campuchia, vận dụng kết hợp mô hình UTAUT kết quả cho thấy tất cả bốn yếu tố bao gồm ảnh hưởng xã hội, tạo điều kiện thuận lợi, nhận thức tốc độ giao dịch, nhận thức giao dịch thuận tiện đều đạt ở mức đáng tin cậy và tích cực. Trong đó nhận thức giao dịch tiện lợi có tầm ảnh hưởng cao nhất đến ý định sử dụng thanh toán di động của người Campuchia.

Một phần của tài liệu 2368_012023 (Trang 34 - 35)