Hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều bài nghiên cứu về VĐT, đa số các bài phân tích hiện này tập trung vào Ngân hàng số, Internet banking, Moblie banking... Dưới đây là các đề tài nghiên cứu có sự nghiên cứu tương đồng trong lĩnh vực công nghệ tài chính.
Vũ Văn Điệp (2019) thực hiện bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động của người tiêu dùng” sử dụng mô hình C-TAM- TPB để phân tích và đưa ra được kết quả như sau: Cả hai nhân tố nhận thức về tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng và tiện lợi có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng và nhân tố cảm nhận rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng tương tự những nghiên cứu khác.
Đào Mỹ Hằng và các cộng sự nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong hoạt động thành toán của khách hàng cá nhân tại Việt Nam”. Sử dụng mô hình TAM kết quả nghiên cứu khẳng định có 6 yếu tố có quan hệ đồng biến đến sự tiếp nhận dịch vụ Fintech trong thanh toán nhưng với mức độ ảnh hưởng khác nhau: Cảm nhận sự hữu dụng, Cảm nhận dễ sử dụng, Mức độ an toàn và bảo mật, Sự tự chủ, Sự thuận lợi, Thái độ của khách hàng.
Đặng Ngọc Biên (2020) với đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người dung dịch vụ ví điện tử” sử dụng mô hình SERVQUAL để phân tích và đưa ra kết quả nghiên cứu rằng cả 5 yếu tố là sự tin tưởng, sự đảm bảo, sự phản hồi, sự cảm thông, sự hữu hình đều có quan hệ đồng biến với sự hài lòng của khách hàng.
Nguyễn Thị Linh Phương (2013) đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các nhân
tố tác động đến ý định sử dụng Ví điện tử tại Việt Nam” tác giả đã sử dụng mô hình thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) của Venkatesh et al (2003) để phân tích và đưa ra kết luận rằng có 7 yếu tố tác động đồng biến đến biến Ý định sử dụng VĐT của khách hàng tại Việt Nam bao gồm các nhân tố: Hữu ích mong đợi, Dễ sử dụng mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Tin cậy cảm nhận, Chi phí cảm nhận, Hỗ trợ Chính phủ và Cộng đồng người dùng.
Trần Nhật Tân (2019) nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab” nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp để
thu hút người dùng. nghiên cứu sử dụng mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ mở rộng UTAUT-2 với sự thay thế biến mới là yếu tố sự tin tưởng thay cho yếu tố thói quen sử dụng. Phương pháp nghiên cứu bao gồm định tính được thực hiện thông
qua phỏng vấn 6 chuyên gia và phương pháp định lượng phân tích 210 mẫu thu được thông qua bảng câu hỏi. Nghiên cứu được hiện kết quả cho thấy hữu ích mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi, động lực hưởng thụ, giá trị cảm nhận, sự tin tưởng ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng
Grab.