Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu 2368_012023 (Trang 42 - 44)

Quy trình nghiên cứu của đề tài được tiến hành theo hai bước nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được thể hiện cụ thể trên mô hình sau:

Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: tác giả

Để thực hiện bước đầu tiên của quy trình tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tiến hành nghiên cứu sơ bộ - tìm kiếm và nghiên cứu các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài. Tiếp theo, tác giả khảo lược các lý thuyết về ví điện tử trong và ngoài nước, các lý thuyết về hành vi khách hàng chấp nhận và sử dụng công nghệ, chọn lọc các tài liệu tham khảo của các nhà nghiên cứu trước đây về lĩnh vực VĐT, Fintech. Từ đó hình thành nên được hướng đi cho bài nghiên cứu, lựa chọn

mô hình nghiên cứu, xác định các nhân tố phù hợp với mô hình đã chọn và cuối cùng

tiến hành xây dựng các thang đo sơ bộ. Sau đó, tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia và hoàn chỉnh mô hình.

Sau khi hoàn tất bước đầu tiên của quy trình, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng đi vào xây dựng bảng khảo sát trên google biểu mẫu, hình thành nên các câu hỏi mang tính nghiên cứu phục vụ cho đề tài và tham khảo ý kiến chuyên gia sau đó tiến hành khảo sát trên các nhóm sinh viên của trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn thu thập số liệu tác giả thu về được 330 phiếu trả lời trong đó có 24 phiếu trả lời chưa từng sử dụng VĐT và dừng khảo sát, 1 phiếu trả lời không phải sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM và dừng khảo sát, sau đó tác giả sử dụng 305 mẫu trả lời để đưa vào chạy dữ liệu SPSS sơ bộ, tác giả thực hiện thống kê mô tả tất cả các biến, thống kê trung bình, kiểm định

độ tin cậy của từng biến quan sát trong mô hình, kiểm định nhân tố khám phá của các

biến độc cũng như phụ thuộc và phân tích hồi quy sau đó thực hiện kiểm định ONEWAY - ANOVA để kiểm tra sự khác biệt giữa các biến và cho kết quả mô hình phù hợp với R2 hiệu chỉnh 54,3% cho thấy mô hình giải thích được 54,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc bởi các biến độc lập, kết quả cũng chỉ ra mô hình có độ tin cậy cronbach’s alpha cao trên 0.8, ma trận xoay nhân tố cũng cho thấy 24 biến quan sát gom thành 6 nhóm nhân tố và không có hiện tượng đa cộng tuyến hay tự tương

quan chuỗi bậc nhất. Do đó tác giả quyết định sử dụng bộ dữ liệu này đưa vào nghiên

cứu chính thức mà không thu thập thêm hay loại bỏ phiếu trả lời.

Bước cuối cùng của mô hình là dựa vào kết quả nhận được từ SPSS, tác giả thực hiện thảo luận kết quả nghiên cứu, đánh giá sự tác động của từng nhân tố đến quyết định sử dụng VĐT của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí

Minh. Căn cứ vào kết quả phân tích đề xuất một số giải pháp giúp cho các tổ chức cung ứng VĐT có những chiến lược phát triển VĐT tối ưu nhất cho giới trẻ Việt Nam

nói riêng và toàn Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu 2368_012023 (Trang 42 - 44)