Quyết định sử dụng

Một phần của tài liệu 2368_012023 (Trang 53 - 56)

Đây là biến phụ thuộc duy nhất của bài nghiên cứu, đánh giá quyết định cuối

cùng của các bạn sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM về việc có sử dụng VĐT hay không dựa trên đo lường độ tin cậy và tính nhất quán của biến này. Dựa vào lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ của Davis (1989), thang đo được xây dựng như dưới bảng sau:

Tóm tắt chương 3

Chương này cung cấp một cái nhìn tổng quan về thiết kế nghiên cứu, phương

pháp và phân tích được sử dụng để thực hiện nghiên cứu hiện tại. Thiết kế nghiên cứu

cho nghiên cứu hiện tại cần có khả năng giải quyết các câu hỏi nghiên cứu trọng tâm,

đó là điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng VĐT của sinh viên trường

Đại học Ngân hàng TP.HCM. Quá trình nghiên cứu được sử dụng phương pháp định lượng để tìm cách xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng VĐT của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Ở chương 4, nghiên cứu sẽ báo cáo về kết quả khảo sát.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Phân tích thực trạng về tình hình ví điện tử hiện nay tại Việt Nam

4.1.1 Cơ sở pháp lý

Trong những năm gần đây chúng ta chứng kiến được sự bùng nổ của lĩnh vực

tài chính công nghệ trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, cụ thể theo một báo cáo mới được thực hiện bởi Fintech News Singapore số lượng những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam tăng hơn 179% trong giai đoạn 2017 - 2020. Điển hình là ví điện tử, được ra mắt lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2008 và cho đến ngày 10/7/2020 đã có đến 35 tổ chức ví điện tử được cấp phép hoạt động không phải là NHNN (theo Ngân hàng Nhà nước).

Một phần của tài liệu 2368_012023 (Trang 53 - 56)