6. Ket cấu khóa luận
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Qua các kết quả phân tích các nhân tố và mô hình, kết quả các giả thuyết được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.18: Kết quả ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc từ giả thuyết nghiên cứu.
hữu hiệu của HTKSNB của doanh nghiệp SME
NA
Giả thuyết 3: Hoạt động kiểm soát được tổ chức tốt sẽ tăng tính hữu hiệu của HTKSNB của doanh nghiệp SME
Giả thuyết không được
chấp nhận NA
Giả thuyết 4: Thông tin và truyền thông được tổ chức tốt sẽ tăng tính hữu hiệu của HTKSNB của doanh nghiệp SME
Chấp nhận giả thuyết 0,205
Giả thuyết 5: Giám sát được tổ chức tốt sẽ tăng tính hữu hiệu của HTKSNB của doanh nghiệp SME
các nhân tố lần lượt là:
Thứ nhất: Môi trường kiểm soát, có hệ số chuẩn hóa 0,331 đồng biến với tính hữu hiệu của HTKSNB.
Thứ hai: Giám sát, có hệ số chuẩn hóa 0,3 đồng biến với tính hữu hiệu của HTKSNB.
Thứ ba: Thông tin và truyền thông, có hệ số chuẩn hóa 0,205 đồng biến với tính hữu hiệu của HTKSNB.
Ket luận: Qua quá trình thu thập dữ liệu và phân tích, nghiên cứu đã chứng minh
có ba nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các doanh nghiệp SME trên địa bàn TPHCM. Đó là, môi trường kiểm soát, giám sát, thông tin và truyền thông.
So sánh kết quả nghiên cứu với nghiên cứu với các nghiên cứu truớc nhu Hồ Tuấn Vũ (2016), Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2017), Nguyễn Thị Lê Hà (2018), Nurhayati và cộng sự (2020), Janet Cheptoo Bett, Dr. Florence Sigara Memba (2017) cả ba nhân tố có ý nghĩa thống kê đều tác động đồng biến lên biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, tuy nhiên mức độ tác động của các nhân tố khác nhau. Theo nghiên cứu của tác giả trong ba nhân tố MTKS, TTTT và GS thì nhân tố môi truờng có tác động mạnh nhất tuơng đồng với kết quả của Janet Cheptoo Bett, Dr. Florence Sigara Memba (2017) “Mức độ tác động của các nhân tố lần luợt là MTKS, DGRR và TTTT”. Sự khác biệt trong mức độ tác động của nghiên cứu có thể chấp nhận đuợc vì HTKSNB ở mỗi doanh nghiệp khác nhau, do đó mức độ tác động của các nhân tố cũng khác nhau tùy thuộc vào đặc thù hoạt động của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Thông qua các phuơng pháp nghiên cứu đuợc thực hiện trong chuơng bốn, chỉ ra mô hình và các thang đo trong nghiên cứu có ý nghĩa thống kê. Từ đó nghiên cứu có thể phản ánh thực trạng của HTKSNB trong các doanh nghiệp SME trên địa bàn TPHCM. Nghiên cứu kết luận có 3 nhân tố ảnh huởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các doanh nghiệp SME trên địa bàn TPHCM. Các nhân tố có mức độ ảnh huởng đến tính hữu hiệu khác nhau và sắp xếp theo thứ tự từ mạnh đến yếu nhu sau: môi truờng kiểm soát, giám sát, thông tin và truyền thông. Kết quả của chuơng này là căn cứ để đua ra các định huớng và giải pháp để nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB trong các doanh nghiệp SME trên địa bàn TPHCM ở chuơng sau.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 5.1. Ket luận.
Qua kết quả thực nghiệm và phân tích ở chương trước, nghiên cứu đã xác định được ba nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và mức độ tác động của chúng.
- Thứ nhất, nhân tố môi trường kiểm soát: Tính chính trực và các giá trị đạo đức của Ban lãnh đạo và nhân viên; cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp; chính sách nhân sự và phân chia quyền hạn, năng lực chyên môn của nhân viên, triết lý quản lý và phong cách điều hành.
- Thứ hai, nhân tố giám sát: Giám sát thường xuyên quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Giám sát định kỳ thông qua các hoạt động kiểm toán nội bộ, hoặc do kiểm toán viên độc lập.
- Thứ ba, nhân tố thông tin và truyền thông: Thông tin được cung cấp thích hợp, cập nhật, kịp thời và chính xác. Truyền thông cho các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp.
Trong mẫu nghiên cứu, hai nhân tố không có ý nghĩa thống kê là đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát. Theo thống kê mô tả nhân tố ĐGRR được đánh giá thấp nhất với giá trị trung bình 3,89 và nhân tố HĐKS được đánh giá với mức trung bình 4,1 (bảng 4.5). Trong đó, với nhân tố ĐGRR biến quan sát “DG01: Doanh nghiệp có xây dựng cơ chế nhận diện các rủi ro phát sinh từ các nhân tố trong nội bộ doanh nghiệp” được đánh giá thấp nhất với giá trị trung bình là 3,8333. Biến quan sát “KS02:Doanh nghiệp đề ra các định mức về tài chính và các chỉ số căn bản đánh giá hiệu quả hoạt động để điều chỉnh hoạt động phù hợp với mục tiêu đề ra.” và “KS04: Các quy định giám sát nội bộ được ban hành đầy đủ, đồng bộ và thường xuyên được rà soát, sửa đổi phù hợp” của nhân tố HĐKS được đánh giá thấp hơn các biến quan sát khác (chi tiết phụ lục 4). Từ đây có thể kết luận rằng doanh nghiệp cần chú ý nâng cao các biện pháp nhận diện rủi ro trong nội bộ doanh nghệp, ngoài ra cần chú ý đến kiểm soát mức độ cao và kiểm soát hoạt động của nhà quản lý để nâng cao các nhân tố HĐKS và ĐGRR của doanh nghiệp.
5.2. Kiến nghị tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Bước đầu tiên để thay đổi, nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB là xuất phát từ bộ phận quản lý và chủ doanh nghiệp có ý thức quan tâm đến KSNB của doanh nghiệp, có mục tiêu phát triển dài hạn. Các nhà quản lý chú ý đến các chính sách cơ bản liên quan đến HTKSNB, khi đã thực hiện được kiểm soát thì sẽ có ảnh hưởng đến các mục tiêu kinh doanh của đơn vị. Dựa trên các tài liệu Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2011 - 2016 của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh và theo nghiên cứu Hoàn thiện HTKSNB cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TPHCM của tác giả Nguyễn Thị Bích Hiệp năm 2012. Cùng với kết quả của nghiên cứu vừa thực hiện, tác giả đề ra một số kiến nghị để tăng cường tính hữu hiệu của HTKSNB theo ba nhân tố MTKS, GS và TTTT. Các chính sách và mối quan hệ cụ thể như sau:
5.2.1. Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát chi phối ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị và là nền tảng đối với các bộ phận khác của KSNB, tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp nói chung phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kiểm soát. Nếu nhà quả lý chú trọng vào môi trường kiểm soát thì hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ hoạt động hữu hiệu một cách đáng kể:
- Tính chính trực và các giá trị đạo đức của Ban lãnh đạo và nhân viên: là một yếu tố chính của môi trường kiểm soát, thể hiện văn hóa của doanh nghiệp gồm các chuẩn mực về ứng xử, các giá trị đạo đức, cách thức truyền đạt và thực hiện trong thực tiễn. Cần có các chính sách đạo đức đối với nhân viên thực hiện các hoạt động chiến lược trong kỳ kinh doanh.
- Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức hợp lý góp phần tạo ra môi trường kiểm soát nội bộ tốt. Cần có sơ đồ tổ chức rõ ràng quy định trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của từng bộ phận và cá nhân. Tạo khả năng kiểm tra kiểm soát lẫn nhau giữa các cá nhân và các bộ phận, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm yêu cầu tính chính trực và đạo đức cao. Nhà quản lý cần định kỳ đánh giá cơ cấu tổ chức có còn phù hợp với tình hình doanh nghiệp.
- Xây dựng chính sách nhân sự phù hợp: Nhân viên luôn là một trong những yếu tố cốt lõi của các tổ chức. Các nhà quản lý cần chú ý đến vấn đề tuyển dụng, sắp xếp, khen thuởng, đề bạt và kỷ luật nhân sự. Việc đào tạo, nâng cao năng lực cần đuợc thực hiện thuờng xuyên và định kỳ, nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên bằng các chính sách luơng, thuởng và đãi ngộ.
- Triết lý quản lý và phong cách điều hành: Nhà quản lý luôn sẵn sằng chấp nhận những hoạt động kinh doanh có mức rủi ro cao, quan tâm đến việc lập và trình bày BCTC theo đúng quy định của Nhà nuớc và sẵn sàng điều chỉnh khi có sai sót trọng yếu. Thuờng xuyên tổ chức trao đổi giữa các lãnh đạo và giữa lãnh đạo với nhân viên để cùng bàn bạc, trao đổi về các phuơng án kinh doanh và nắm bắt đuợc tâm tu, nguyện vọng của nhân viên để nâng cao một môi truờng làm việc tốt hơn.
5.2.2. Giám sát
Đây là việc cần đuợc chú ý thực hiện vừa thuờng xuyên vừa định kỳ để có những khắc phục kịp thời. Cần tạo điều kiện để nhân viên các bộ phận giám sát lẫn nhau trong công việc hằng ngày, nhà quản lý cũng nên thuờng xuyên kiểm tra hoạt động của các bộ phận và kết quả của các cá nhân có trách nhiệm liên quan. Khi nhận thấy hay đuợc báo cáo về các yếu kém trong kiểm soát nội bộ, nhà quản lý nên xem xét và có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp tình hình hoạt động của công ty.
Việc đối chiếu, kiểm tra số liệu sổ sách và thực tế diễn ra hằng ngày và việc ghi chép trên chứng từ sổ sách nên thuờng xuyên đối chiếu trong các bộ phận và giữa các bộ phận với nhau nhằm kịp thời điều chỉnh khi có sự sai lệch.
Doanh nghiệp nên xây dựng bộ phận kiểm soát nội bộ độc lập và có trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nhỏ và vừa nào cũng có đủ khả năng tự xây dựng một bộ phận kiểm soát nội bộ riêng. Vì thế, doanh nghiệp có thể thuê kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập định kỳ kiểm toán BCTC và đua ý kiến về HTKSNB trong doanh nghiệp và các giải pháp khắc phục nếu có. Các sai sót trong hoạt động hay khiếm khuyết của KSNB đều đuợc báo cáo trực tiếp cho ban quản lý để cùng tìm cách khắc phục và điều chỉnh phù hợp.
5.2.3. Thông tin và truyền thông:
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay khi ngày càng nhiều hiệp định kinh tế được ký kết sẽ ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài, đối tác nước ngoài,... tham gia vào thị trường kinh doanh ở Việt Nam. Các doanh nghiệp SME không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong nước mà còn phải đối mặt với thách thức từ các doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp SME phát triển, mở rộng kinh doanh. Vì thế, doanh nghiệp cần xem xét, nắm bắt kịp thời các biến động của kinh tế toàn cầu và sớm phát hiện, ngăn cản những rủi ro, gian lận trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhà quản lý nên khuyến khích nhân viên trao đổi trực tiếp hay đóng góp ý kiến trong các buổi họp. Thiết lập mối quan hệ tốt với nhân viên và các đối tác để dễ dàng nhận được các thông tin phản hồi từ bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp khi có sự cố xảy ra và nhận được nhiều góp ý khách quan để nâng cao hoạt động kinh doanh.
Kế toán sử dụng sơ đồ hạch toán thống nhất theo quy định của Bộ Tài chính, có sổ tay hướng dẫn chính sách và thủ tục kế toán, các chứng từ sổ sách đều được lưu giữ đầy đủ. Các báo cáo phải được cung cấp chính xác và kịp thời cho nhà quản lý để có thể kịp thời đánh giá những rủi ro tác động đến công ty nếu có.
Lựa chọn hình thức truyền thông phù hợp trong nội bộ doanh nghiệp đảm bảo những thông tin cần thiết (quy định, chuẩn mực,...) được phổ biến cho toàn đơn vị. Hình thức thông tin phổ biến là thông báo tới tất cả các phòng ban và yêu cầu trưởng phòng phổ biến những nội dung thông tin quan trọng đến nhân viên nhanh chóng.
Định kỳ, thông báo nhân viên về kết quả hoạt động của mình và khen thưởng để nhân viên tự đánh giá hiệu quả hoạt động và có động lực tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt công việc được giao vì lợi ích của bản thân và doanh nghiệp.
Thiết lập các kênh hotline, cho phép nhân viên phản ánh về các hành vi, sự kiện bất thường có khả năng gây thiệt hại cho DN. Thực hiện các biện pháp tin học hóa và lưu trữ dữ liệu, tiến hành bảo mật số liệu phòng ngừa sự truy cập trái phép của những người không có thẩm quyền.
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai.
Hạn chế về thời gian thực hiện cũng như tình hình dịch bệnh nên mẫu khảo sát bị hạn chế về kích thước mẫu và đối tượng khảo sát chủ yếu là nhân viên kinh nghiệm làm việc dưới 5 năm. Hình thức khảo sát online, khó tiếp cận các đối tượng là chủ doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp do vị trí công việc và vấn đề bảo mật thông tin doanh nghiệp. Vì vậy, mẫu đại diện cho tổng thể nghiên cứu có độ khái quát hóa chưa cao, mẫu khảo sát cần được mở rộng thêm các đối tượng là ban quản lý của các doanh nghiệp.
Việc tìm hiểu và nghiên cứu các lý thuyết và các nghiên cứu trước về tính hữu hiệu của HTKSNB của tác giả còn hạn chế do hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, tác giả chủ yếu dựa trên nền tảng về KSNB theo COSO 2013. Tuy nhiên, các nghiên cứu và lý thuyết về KSNB ở Việt Nam và trên thế giới rất phong phú theo nhiều mục tiêu nghiên cứu khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Hướng nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện đề tài nghiên cứu hoàn thiện khung lý thuyết về KSNB và tính hữu hiệu của HTKSNB.
Về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các doanh nghiệp SME trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kết quả mô hình trong nghiên cứu này thì các nhân tố ảnh hưởng 62,1% tính hữu hiệu của HTKSNB trong các doanh nghiệp SME trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, còn 37,9% tính hữu hiệu của HTKSNB được giải thích bởi các nhân tố khác ngoài mô hình. Đây là một điểm mà các nghiên cứu tiếp theo có thể hướng đến, đó là kiểm định thêm các nhân tố khác, đặc biệt là các nhân tố đặc trưng của các doanh nghiệp SME ở Việt Nam nói riêng và đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam nối chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảoTiếng Việt
1. Bộ Ke hoạch và Đầu tư, 2020. Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020.
Nhà xuất bản Thống kê.
2. Hà Xuân Thạch, Nguyễn Thị Mai Sang. Nhân tố ảnh hưởng tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp phi tài chính tại TP. HCM. Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, Số tháng 7/2020, Trang 11.
3. Hồ Tuấn Vũ, (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
4. Hồ Tuấn Vũ, (2020). Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ của các tác giả ở Việt Nam. Tạp chí Công Thương truy cập tại https://tapchicongthuong.vn/. [ngày truy cập 08/08/2021]
5. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại TP.HCM. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
6. Nguyễn Thị Loan, (2018). Nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Số 13(3), Trang 227-247
7. Tổng cục Thống kê, 2018. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tp.hcm giai đoạn 2011-2016. Cục Thống kê TPHCM