Các mô hình quản lý Mobile Money trên thế giới

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG MOBILE MONEY của SINH VIÊN các TRƯỜNG đại học TRÊN địa bàn hà nội (Trang 27 - 31)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.Các mô hình quản lý Mobile Money trên thế giới

Trên thế giới có hai mô hình quản lý Mobile Money khác nhau: Mô hình nhà điều hành mạng di động (Mobile Network Operator – MNO) và Mô hình quản lý kiểu ngân hàng (Bank-led model). Điểm khác biệt quan trọng giữa mô hình MNO so với mô hình quản lý kiểu ngân hàng là các nhà cung cấp thanh toán di động không phải tuân theo các yêu cầu quy định giống như các ngân hàng khi họ nhận tiền gửi hoặc thực hiện các chức năng liên quan đến tiền gửi.

Trong mô hình quản lý kiểu ngân hàng, các nhà cung cấp dịch vụ di động có nghĩa vụ phải làm việc cùng với ngân hàng và do đó, dịch vụ này chịu sự giám sát từ trước của các cơ quan quản lý tài chính của một quốc gia, tuân thủ vấn đề định danh khách hàng (KYC), các yêu cầu chống rửa tiền (AML) và chống tài trợ khủng bố (CFT). Mô hình này cũng đảm được an toàn hơn cho hoạt động thanh toán và người sử dụng liên quan đến số tiền của họ trong tài khoản Mobile Money tại nhà cung cấp dịch vụ di động. Thông thường ngành ngân hàng sẽ không muốn áp dụng mô hình MNO vì mô hình này kém an toàn, gây nên nhiều nguy cơ rủi ro.

Ngược lại, ngành viễn thông lại không muốn áp dụng mô hình quản lý kiểu ngân hàng vì nó hạn chế quyền tự do đổi mới và cung cấp dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ di động cho rằng họ đang cung cấp một dịch vụ mới cho khách hàng nghèo, đây thường là đối tượng bị các ngân hàng ở cả các nước giàu và nghèo đều bỏ qua. Do đó, để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, giải pháp không phải là mở rộng khu vực ngân hàng chính thức và các nhà cung cấp dịch vụ di động có nhiều khả năng phục vụ đối tượng này tốt hơn ngân hàng. Ngoài ra, việc có quá nhiều quy định sẽ làm gia tăng chi phí của dịch vụ Mobile Money. Cuối cùng, theo các nhà cung cấp dịch vụ di động, các lo ngại đặt ra của ngân hàng về các vấn đề liên quan đến rửa tiền và gian lận là không có cơ sở vì số tiền thực hiện trong các giao dịch là rất nhỏ.

Tuy nhiên, các nhà quản lý ngân hàng thì lo ngại nếu áp dụng mô hình MNO, tuy giá trị mỗi giao dịch không lớn nhưng nếu việc định danh khách hàng trên thực tế không chặt chẽ thì nguy cơ các đối tượng tội phạm lợi dụng khe hở này để gây nên rủi ro diện rộng với số lượng người dùng lớn là hoàn toàn có thể xảy ra. Một số vấn đề khác cũng cần phải quan tâm như an toàn hệ thống, đảm bảo quyền lợi của chủ tài khoản Mobile Money (với tư cách tương tự như người gửi tiền), phòng chống rửa tiền và các hoạt động bất hợp pháp khác.

Bảng 2.1: So sánh hai mô hình quản lý Mobile Money

Tiêu chí Mô hình MNO Mô hình quản lý kiểu ngân

hàng Độ an toàn Tiền tập trung vào 1 tài

khoản chung của nhà cung cấp dịch vụ tại ngân hàng

Tiền được đặt tại từng tài khoản cá nhân được nắm giữ bởi ngân hàng

Dễ chuyển đổi sang tiền mặt

Có – Khách hàng có thể rút tiền thông qua các đại lý

Có – Khách hàng có thể rút tiền thông qua thẻ tại ATM hoặc chi nhánh các ngân hàng Khả năng chuyển

tiền

Có Có, chuyển đến tài khoản ngân

hàng Liên kết với nhà

mạng di động

Có Có/không

(Nguồn: Hoàng Công Gia Khánh - Trần Hùng Sơn - Huỳnh Thị Ngọc Lý (2019))

Việc lựa chọn mô hình quản lý kiểu nào cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của Mobile Money. Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy mô hình MNO thường có lợi cho việc phổ biến Mobile Money hơn (nhưng cũng gây ra nguy cơ rủi ro cao hơn) so với mô hình quản lý kiểu ngân hàng. Tiêu biểu cho hai mô hình quản lý này chính là Mexico (mô hình quản lý kiểu ngân hàng) và Kenya (mô hình MNO). Kết quả của hai mô hình quản lý Mobile Money này thể hiện ở mức độ phổ biến của Mobile Money. Theo đó, tại Kenya, hơn 72% dân số có tài khoản thanh toán di động so với con số chỉ hơn 11% tại Mexico5.

Nói như vậy không có nghĩa là việc ban hành các quy định là không cần thiết hoặc không quan trọng mà có chăng là các quy định pháp lý sẽ làm cho dịch vụ Mobile Money trở nên đắt đỏ hơn và tăng rào cản gia nhập của các công ty viễn thông.

Bảng 2.2: Sự khác biệt về mô hình quản lý Mobile Money của Mexico và Kenya

Mexico Kenya

Bối cảnh Sau một loạt các cuộc khủng hoảng vào thời gian 1980s-1990s, hệ thống tài chính Mexico được quản lý rất chặt chẽ. Các tiêu chuẩn quy định về định danh khách hàng (KYC) và chống rửa tiền (AML) do Hội đồng Ổn định Tài chính liên chính phủ (Intergovernmental Financial Stability Board) khuyến nghị, Mexico đã đáp ứng nhiều tiêu chuẩn đó từ năm 2000. Các công ty viễn thông luôn có xu hướng thành lập liên minh với ngân hàng để tận dụng nguồn khách hàng từ ngân hàng. Họ luôn hướng đến tập khách hàng có tài khoản ngân hàng.

Nhiều ngân hàng lớn nhất của Mexico đã kinh doanh dịch vụ ngân hàng di động, thậm chí cả dịch vụ thanh toán di động từ khá sớm, mặc dù với điều kiện là người dùng phải có tài khoản ngân hàng.

Ngành ngân hàng Kenya chịu ít quy định hơn khi thanh toán di động lần đầu tiên ra mắt vào năm 2007.

Luật liên quan đến quy định Chống rửa tiền AML ở Kenya được đưa ra khá chậm và không đầy đủ (bắt đầu từ năm 2009). Các giao dịch tài chính vi mô không được chính phủ Kenya quy định. Hơn nữa, các ngân hàng Kenya đã được liên hệ trước khi triển khai thí điểm hệ thống tiền di động M- PESA, có vẻ như họ rất ít quan tâm đến dự án này.

Các ngân hàng Kenya thậm chí còn không cung cấp dịch vụ ngân hàng di động cho khách hàng của họ. Điều đó cũng có nghĩa là không có quy định hiện hành về giao dịch tiền điện tử (các giao dịch điện tử được pháp luật công nhận một năm sau khi ra mắt M-PESA)

Triển khai Vào năm 2010, Ủy ban Ngân hàng và Chứng khoán Quốc gia, Ngân hàng Mexico và Ban Thư ký Tài chính và Tín dụng Công đã soạn thảo quy định dẫn đến một mô hình thanh toán di động do ngân hàng lãnh đạo (Mô hình quản lý kiểu ngân hàng (Bank-led model)). Quyết định của chính phủ Mexico dựa trên một định nghĩa chặt chẽ về tiền gửi là gì và tiền gửi phải chịu sự giám sát tài chính từ trước như thế nào. Quá trình thu thập tiền để liên kết chúng với điện thoại di động được coi là một khoản tiền gửi và do ở Mexico, việc thu thập quỹ bị hạn chế đối với các tổ chức tài chính, các mô hình kinh doanh liên quan phải được được điều hành nghiêm ngặt bởi các tổ chức ngân hàng. Do đó, chỉ các tổ chức tài chính

M-PESA (hay Mobile-Cash) được ra mắt bởi Safaricom, thuộc Tập đoàn Vodafone vào năm 2007, theo mô hình Nhà điều hành mạng di động MNO. Nguồn gốc của ý tưởng thực sự bắt đầu từ năm 2003 và được Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh tài trợ. Khoản tài trợ được trao cho công ty đề xuất dự án tốt nhất nhằm cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính ở các nước đang phát triển. Vì ý tưởng bắt nguồn từ một công ty viễn thông, Vodafone quyết định rằng phần mềm hiện có, được thiết kế theo nhu cầu và thông số kỹ thuật của các ngân hàng thương mại, sẽ không được áp dụng và sẽ “xây dựng dịch vụ của riêng họ từ đầu”. Vodafone nhận ra rằng vì khách hàng mục tiêu của họ là những người không có tài khoản ngân hàng nên “bất cứ thứ gì

Mexico Kenya được ủy quyền mới có thể tham gia với tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cách là nhà cung cấp trên thị trường dịch vụ tài chính di động.

Quy định mới cho phép tạo "tài khoản đơn giản hóa hoặc tài khoản rủi ro thấp", nới lỏng các yêu cầu AML để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở tài khoản gắn liền với điện thoại di động. Yêu cầu nhận dạng là một chức năng của loại tài khoản được tạo, tương ứng với nó là quy mô của các giao dịch. Ví dụ: tài cơ bản nhất không yêu cầu giấy tờ nhận dạng hợp pháp, chúng về cơ bản là ẩn danh. Cấp độ thứ hai, yêu cầu tên đầy đủ, ngày sinh, giới tính và địa chỉ nhà của người dùng. Các yêu cầu nhận dạng trở nên nghiêm ngặt hơn khi số tiền giao dịch lớn dần. Điều đáng chú ý là chuyển tiền vượt quá 70 UDIS (khoảng 370 peso Mexico hoặc 25 USD) yêu cầu người nhận phải mở tài khoản tiền gửi. Các ngân hàng đã thành lập có thể mở các tài khoản này hoặc có thể thành lập ra một đại lý (ngân hàng đại lý) hoặc một ngân hàng thích hợp để quản lý việc tạo các tài khoản này. Các đại lý này có yêu cầu về vốn thấp hơn so với các ngân hàng thương mại. Họ là một động lực quan trọng trong việc phổ biến thanh toán di động, nhưng theo dữ liệu của IMF, việc tạo ra các đại lý được ủy quyền này ở Mexico diễn ra rất chậm. Tính đến năm 2014, chỉ có 14 cửa hàng đại lý hoạt động trên 1000 km2. Cơ chế quản lý thanh toán di động được thiết kế bởi chính phủ Mexico kết hợp với các ngân hàng là cực kỳ phức tạp và đưa ra lời giải thích quan trọng cho sự phổ biến chậm chạp của thanh toán di động.

thiết kế sẽ cần hoạt động trong điều kiện không có tài khoản ngân hàng. Do đó, chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng giữ tiền trong hệ thống ngân hàng". Đây là sự khác biệt rất quan trọng giữa mô hình thanh toán di động của Mexico và Kenya. Ở Kenya, nhà cung cấp dịch vụ di động là chủ tài khoản ngân hàng và tiền được "gửi" trong tài khoản ngân hàng đó thay cho người mua. Tại thời điểm này, người dùng điện thoại di động không bị buộc phải mở tài khoản ngân hàng cá nhân.

Trong vòng một năm, số người sử dụng dịch vụ tiền di động ở Kenya còn nhiều hơn số khách hàng của các ngân hàng. Không hài lòng, một số ngân hàng đã vận động Bộ trưởng Bộ Tài chính Kenya khởi động một cuộc điều tra về dịch vụ này vì họ cho rằng đó là một kế hoạch kim tự tháp và khách hàng sẽ mất tiền về lâu dài. Bộ đã mở một cuộc điều tra vào tháng 12/2008 và công bố kết quả của mình một tháng sau đó. Chính phủ nhận thấy rằng M-PESA an toàn và về lý thuyết, nó cạnh tranh với các ngân hàng, nhưng nó lại nhắm vào những khách hàng không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính ngân hàng và do đó lấp đầy một khoảng trống quan trọng khi muốn phát triển thanh toán điện tử.

Người dân Kenya sử dụng dịch vụ tiền di động cho tất cả các loại giao dịch tài chính. Tính đến năm 2014, trung bình Kenya có hơn 200 đại lý đang hoạt động trên 1000 km2.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG MOBILE MONEY của SINH VIÊN các TRƯỜNG đại học TRÊN địa bàn hà nội (Trang 27 - 31)