Phát triển thang đo và thiết kế bảng hỏi

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG MOBILE MONEY của SINH VIÊN các TRƯỜNG đại học TRÊN địa bàn hà nội (Trang 53 - 55)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.2.Phát triển thang đo và thiết kế bảng hỏi

Nghiên cứu này sử dụng 08 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Thang đo của 09 biến khảo sát được trích từ hệ thống lý thuyết hiện tại và các nghiên cứu thực nghiệm trước đó của các nhà nghiên cứu. Trong đó, biến chương trình xúc tiến (gồm 3 câu hỏi) được trích bởi nghiên cứu của Lichtenstein và cộng sự (1990); sự đổi mới cá nhân (gồm 4 câu hỏi) được thông qua bởi nghiên cứu của Agarwal và Prasad (1998); sự ảnh hưởng của xã hội (gồm 3 câu

Chương trình xúc tiến Sự đổi mới cá nhân Ảnh hưởng xã hội Động cơ bên trong Dễ sử dụng Thái độ Động cơ bên ngoài Dự định hành vi Sự lo lắng công nghệ H4 (-) H1 (+) H2 (+) H3 (+) H5 (+) H6 (+) H7 (+) H8 (+) H9 (+) H10 (+) H12 (+) H11 (+) H13 (+)

hỏi) được sử dụng bởi nghiên cứu của Shimp và Kavas (1984); sự lo lắng về công nghệ (gồm 3 câu hỏi) được lựa chọn từ nghiên cứu của Venkatesh và cộng sự (2003); động cơ bên trong (gồm 3 câu hỏi) và tính dễ sử dụng (gồm 4 câu hỏi) được áp dụng từ nghiên cứu của Fagan và cộng sự (2008); động cơ bên ngoài (gồm 3 câu hỏi) được phát triển từ nghiên cứu của Molina-Castillo và cộng sự (2016) và Fagan

và cộng sự (2008); thái độ (gồm 3 câu hỏi) được trích từ nghiên cứu của Davis và

Venkatesh (1996); và biến dự định chấp nhận (gồm 3 câu hỏi) được thông qua bởi nghiên cứu của Tan và Teo (2000) và Kim và cộng sự (2008).

Bảng câu hỏi được thiết kế bởi hai phần chính: một là các thông tin cơ bản về người tham gia trả lời câu hỏi (hay các đáp viên) (bao gồm giới tính, độ tuổi, trình độ, và kinh nghiệm sử dụng dịch vụ tài chính di động) và hai là 29 câu hỏi liên

quan đến 8 biến độc lập (chương trình xúc tiến, sự đổi mới cá nhân, sự ảnh hưởng

của xã hội, sự lo lắng về công nghệ, động cơ bên trong, tính dễ sử dụng, động cơ bên ngoài, thái độ) và 1 biến phụ thuộc (dự định chấp nhận đối với Mobile Money).

Mỗi câu hỏi sẽ sử dụng thang đo Likert bao gồm 5 cấp độ (từ mức độ 1 – ‘hoàn

toàn không đồng ý’ đến mức độ 5 – ‘hoàn toàn đồng ý’).

Bảng 3.2 Thang đo các biến của mô hình nghiên cứu đề xuất

Biến Mã

hóa

Mục hỏi Nguồn

Chương trình xúc tiến

PRO1 Tôi sẽ bị lôi cuốn bởi các chương trình xúc tiến Lichtenstein cộng sự (1990) PRO2 Tôi sẽ cảm thấy có ích nếu Mobile Money tung ra các

chương trình xúc tiến

PRO3 Tôi sẽ cảm thấy đáng tin cậy nếu Mobile Money tung ra các chương trình xúc tiến

Đổi mới cá nhân INN1 Khi tôi nghe nói về một công nghệ mới, tôi sẽ tìm kiếm và trải nghiệm nó.

Agarwal và Prasad (1998) INN2 Trong mọi người, tôi thường là người đầu tiên sẽ thử

nghiệm một công nghệ mới

INN3 Tôi rất thích được trải nghiệm với các công nghệ mới INN4 Nhìn chung, tôi sẽ sẵn sàng để trải nghiệm công nghệ

mới Ảnh hưởng xã

hội

SOC1 Những người quan trọng nhất sẽ nghĩ tôi nên sử dụng Mobile Money

Shimp và Kavas (1984)

SOC2 Sẽ có nhiều người sử dụng Mobile Money nghĩ tôi nên sử dụng nó

SOC3 Nếu sử dụng Mobile Money, mọi người nhìn nhận tôi là một người bắt kịp xu thế của công nghệ tài chính. Sự lo lắng công

nghệ

ANX1 Tôi cảm thấy lo lắng về việc sử dụng Mobile Money Venkatesh cộng sự (2003) ANX2 Tôi nghĩ rằng tôi có thể bị mất thông tin khi sử dụng

Mobile Money (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ANX3 Tôi e ngại sử dụng Mobile Money vì tôi có thể mắc lỗi không thể sửa chữa được.

Động cơ bên trong

INT1 Tôi cảm thấy Mobile Money rất thú vị Fagan và cộng sự

INT2 Mobile Money mang đến cho tôi sự hài lòng INT3 Tôi rất hứng thú để sử dụng Mobile Money Động cơ bên

ngoài

EXT1 Mobile Money là phương thức thanh toán hữu dụng Molina-Castillo

và cộng sự (2016) và Fagan và cộng sự (2008)

EXT2 Mobile Money mang đến cho tôi thanh toán nhanh chóng

EXT3 Mobile Money mang đến sự linh hoạt trong thanh toán ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào.

Tính dễ sử dụng EOU1 Rất dễ học để sử dụng Mobile Money Fagan và cộng sự

(2008) EOU2 Rất dễ để thực hiện các giao dịch thanh toán với

Mobile Money

EOU3 Hệ thống thanh toán Mobile Money rất rõ ràng và dễ hiểu

EOU4 Sử dụng Mobile Money không đòi hỏi quá nhiều nỗ lực và công sức.

Thái độ ATT1 Việc sử dụng Mobile Money thu hút tôi Davis và Venkatesh (1996) ATT2 Việc sử dụng Mobile Money rất có giá trị thực tế

ATT3 Việc sử dụng Mobile Money là một sự lựa chọn thông minh.

Dự định chấp nhận

ADO1 Tôi sẽ mua sắm thông qua Mobile Money trong tương lai

Tan và Teo (2000) và Kim cộng sự (2008) ADO2 Tôi sẽ cố gắng thực hiện thanh toán qua Mobile Money

trong tương lai

ADO3 Tôi sẽ giới thiệu với mọi người để sử dụng Mobile Money

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG MOBILE MONEY của SINH VIÊN các TRƯỜNG đại học TRÊN địa bàn hà nội (Trang 53 - 55)