6. Kết cấu của đề tài
3.2.3 Kiểm định mô hình cấu trúc
Để đánh giá mô hình cấu trúc của nghiên cứu này, mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modelling - SEM) được áp dụng thông qua việc sử dụng phần mềm xử lý số liệu AMOS. Kết quả kiểm định các giả thuyết được phản ánh trong Bảng 3.8. Kết quả cho thấy rằng 12 giả thuyết (trên tổng số 13 giả thuyết) được chấp nhận. Mô hình nghiên cứu đề xuất giải thích lần lượt 42.7%, 30.2%, 9.1%, 39.9%, và 96.6% các biến động cơ bên trong, tính dễ sử dụng, động cơ bên ngoài, thái độ, và dự định chấp nhận đối với Mobile Money.
Liên quan đến các giả thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ bên trong của người sử dụng để chấp nhận đối với Mobile Money, có 3 trên 4 giả thuyết có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, các yếu tố bao gồm chương trình xúc tiến (β = 0.250; p = 0.000), sự đổi mới cá nhân (β = 0.297; p = 0.000), sự ảnh hưởng của xã hội (β = 0.151; p = 0.000) tác động tích cực và có ý nghĩa đối với động cơ bên trong đối với Mobile Money. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa sự lo lắng công nghệ (β = -0.051; p > 0.05) và động cơ bên trong được khám phá không có ý nghĩa thống kê. Vì thế, trong khi ba giả thuyết H1, H2, và H3 được chấp nhận, giả thuyết H4 không được chấp nhận trong mô hình nghiên cứu.
Liên quan đến các giả thuyết sự ảnh hưởng của động cơ bên trong đến các yếu tố trong học thuyết dự định chấp nhận công nghệ, có 4 giả thuyết có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, động cơ bên trong tác động tích cực và ý nghĩa đến nhận thức dễ sử dụng (β = 0.578; p = 0.000), động cơ bên ngoài (β = 0.258; p = 0.000), thái độ (β = 0.419; p = 0.000), và dự định chấp nhận (β = 0.560; p = 0.000). Vì vậy, 4 giả thuyết H5, H6, H7, và H8 được chấp nhận hoàn toàn.
Liên quan đến sự ảnh hưởng của nhận thức tính dễ sử dụng với đánh giá và dự định chấp nhận đối với Mobile Money, hai giả thuyết có ý nghĩa thống kê. Cụ thể nhận thức tính dễ sử dụng có tác động tích cực và ý nghĩa đến thái độ (β = 0.221; p = 0.000) và dự định chấp nhận (β = 0.140; p = 0.000) của người sử dụng đối với Mobile Money. Do đó, hai giả thuyết H9 và H10 được chấp nhận.
Liên quan đến sự ảnh hưởng của động cơ bên ngoài với thái độ và dự định chấp nhận đối với Mobile Money, hai giả thuyết có ý nghĩa thống kê. Cụ thể động cơ bên ngoài có tác động tích cực và ý nghĩa đến thái độ (β = 0.178; p = 0.002) và dự định chấp nhận (β = 0.051; p = 0.050) của người sử dụng đối với Mobile Money. Do đó, hai giả thuyết H11 và H12 được chấp nhận.
Cuối cùng, mối quan hệ giữa thái độ (β = 0.075; p = 0.007) và dự định chấp nhận được xác nhận tích cực và có ý nghĩa trong bối cảnh Mobile Money. Vì thế, nghiên cứu xác nhận giả thuyết H13.
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định giả thuyết
Giả thuyết Paths Estimate t-value p-value Kết quả
H1 PRO→INT 0.250 4.539 0.000 Xác nhận H2 INN→INT 0.297 5.635 0.000 Xác nhận H3 SOC→INT 0.151 3.506 0.000 Xác nhận H4 ANX→INT -0.051 -1.037 0.300 Từ chối H5 INT→EOU 0.578 10.872 0.000 Xác nhận H6 INT→EXT 0.258 5.516 0.000 Xác nhận
H7 INT→ATT 0.410 6.883 0.000 Xác nhận H8 INT→ADO 0.560 12.731 0.000 Xác nhận H9 EOU→ATT 0.221 4.209 0.000 Xác nhận H10 EOU→ADO 0.140 5,457 0.000 Xác nhận H11 EXT→ATT 0.178 3.132 0.002 Xác nhận H12 EXT→ADO 0.051 1.961 0.050 Xác nhận H13 ATT→ADO 0.075 2.694 0.007 Xác nhận
Hình 3.5. Phân tích mô hình cấu trúc
Notes: ***p <0.001; **p < 0.01; *p < 0.05; n.s: not significant. Chương trình xúc tiến Sự đổi mới cá nhân Ảnh hưởng xã hội Động cơ bên trong Dễ sử dụng Thái độ Động cơ bên ngoài Dự định hành vi Sự lo lắng công nghệ -0.051n.s 0.250*** 0.297*** 0.151*** 0.578*** 0.258*** 0.41*** 0.56*** 0.221*** 0.14*** 0.051* 0.178** 0.075**
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG MOBILE MONEY CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI
Để đẩy mạnh việc ứng dụng Mobile Money cần có sự chung tay của tất cả các bên, đặc biệt trong đó là các cơ quan quản lý (NHNN, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công An, Bộ Tài chính) và các nhà mạng – nhà cung cấp dịch vụ Mobile Money.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy, các quy định pháp luật đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Mobile Money. Nhưng quy định chặt chẽ ở mức độ nào, vào thời điểm nào lại là vấn đề không dễ, bởi nếu không phù hợp thì các quy định này có thể cản trở sự phát triển của tiền di động. Các vấn đề này được thể hiện ở quỹ đạo phát triển thị trường bao gồm bốn giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ đại diện cho một vị thế khác nhau của các cơ quan quản lý trong việc tìm ra thách thức và tồn tại của thị trường Mobile Money:
- Giai đoạn đầu: Đây là thời điểm nhà cung cấp đưa ra và thử nghiệm các sản phẩm để tìm kiếm thành công ban đầu. Ở giai đoạn này, các cơ quan quản lý cần phải đảm bảo sự cân bằng, với các quy định sao cho vừa hỗ trợ nhà cung cấp, vừa bảo vệ được người tiêu dùng.
- Giai đoạn bùng nổ: Đây là thời điểm nhà cung cấp đã thu hút được một lượng người dùng nhất định và mở rộng thị trường. Trong trường hợp này, các cơ quan quản lý nên theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thị trường.
- Giai đoạn củng cố: Đây là thời điểm nhà cung cấp dịch vụ đã phát triển ở một quy mô lớn hơn và cơ sở khách hàng tiếp tục tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn. Ở giai đoạn này, các quy định cần phải được tinh chỉnh theo xu hướng thị trường.
- Giai đoạn trưởng thành: Đây là thời điểm số lượng các công ty trong ngành và các quy định đối với các hoạt động của nhà cung cấp đã được thiết lập, thị trường tăng trưởng với tốc độ ổn định. Lúc này, cơ quan quản lý cần đảm bảo sự an toàn trên thị trường.
Hình 4.1: Các giai đoạn phát triển của thị trường Mobile Money
(Nguồn: tapchinganhang.gov.vn)
Căn cứ vào những hạn chế của thị trường (chương 2) và các nhân tố tác động tới dự định sử dụng dịch vụ của sinh viên (chương 3), nhóm tác giả xin đưa ra năm nhóm giải pháp giúp đẩy mạnh việc ứng dụng Mobile Money cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, bao gồm: Định danh khách hàng; phát triển mạng lưới đại lý; tăng cường an toàn giảm thiểu rủi ro; tăng cường truyền thông về kiến thức và cách thức sử dụng Mobile Money; tăng cường các biện pháp quảng bá, xúc tiến.