Xuất giải pháp tăng cường quảng bá, xúc tiến về Mobile Money

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG MOBILE MONEY của SINH VIÊN các TRƯỜNG đại học TRÊN địa bàn hà nội (Trang 72 - 90)

6. Kết cấu của đề tài

4.5.xuất giải pháp tăng cường quảng bá, xúc tiến về Mobile Money

Một trong những lý do cho sự thành công khi triển khai ví điện tử là có những chương trình quảng bá hấp dẫn, thu hút. Mobile Money cũng có thể học hỏi những hình thức quảng bá này, nhất là trong giai đoạn đầu triển khai. Hơn nữa, những người trẻ tuổi, sinh viên đại học, do nguồn tài chính chưa nhiều nên rất quan tâm/ưa thích các chương trình xúc tiến.

Do tiền nạp vào tài khoản Mobile Money luôn phải đảm bảo tỉ lệ 1:1 nên các nhà mạng không thể đưa ra các chương trình giảm giá nạp như thẻ cào, cũng không thể dùng thẻ cào để nạp tiền vào tài khoản tiền di động. Vậy, các nhà cung cấp dịch vụ có thể miễn phí khi chuyển tiền giữa các tài khoản trong cùng một hệ thống/nhà cung cấp, miễn phí thanh toán bằng tài khoản Mobile Money. Đây được coi là một hình thức kích cầu rất hiệu quả, bởi người dùng có thể đã quan tâm tới hình thức thanh toán này, lại được dùng miễn phí thì sẽ kích thích hành động sử dụng luôn.

Một hình thức xúc tiến khác cũng đem lại hiệu ứng rất tốt là các nhà mạng sẽ liên kết với các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ khác như bán lẻ tiêu dùng, đặt xe, đặt vé xem phim… và tạo chương trình khuyến mãi khi khách hàng sử dụng Mobile Money để thanh toán. Tuy nhiên, cách thức này cần nhiều thời gian và chi phí để triển khai, đồng thời cũng cần sự nhận thức và hợp tác từ phía đối tác. Muốn các đơn vị cung ứng hàng hóa/dịch vụ chấp nhận rộng rãi phương thức thanh toán này thì các nhà mạng cũng cần xây dựng chương trình xúc tiến dành riêng cho họ, và chi phí triển khai cũng phải rất hợp lý…

Ngoài ra, để thúc đẩy sự đổi mới cá nhân của những người trẻ tuổi như sinh viên, các nhà cung cấp dịch vụ Mobile Money cũng cần đưa ra các hình thức quảng bá mang tính hiện đại, trẻ trung, đánh trúng tâm lý của đối tượng này: định hướng phương thức thanh toán di động này là dành cho giới trẻ, thể hiện cá tính, sự sành điệu khi họ không thanh toán bằng tiền mặt; những người đại diện thương hiệu là người nổi tiếng, có phong cách được yêu thích…

KẾT LUẬN

Mobile Money là một mảnh ghép giúp hoàn chỉnh hệ thống thanh toán điện tử ở nước ta. Để cung cấp dịch vụ Mobile Money, một khung pháp lý mang tính hỗ trợ sẽ tạo điều kiện cho các công ty tham gia, tăng nhu cầu cho khách hàng sử dụng dịch vụ này trong khi vẫn đảm bảo được mức bảo mật cao và tránh các vấn đề như rửa tiền. Do đó, để các mô hình dịch vụ tài chính mới như Mobile Money phát triển bền vững đòi hỏi các cơ quan quản lý phải cân bằng trong việc cởi mở với những thử nghiệm và đổi mới nhưng phải có sự chắc chắn về khung pháp lý để bảo vệ người dùng, an toàn hệ thống, tuân thủ các cam kết quốc tế về phòng chống rửa tiền và phân rõ trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan. Vì thế, các cơ quan quản lý nhà nước cần tiến hành khảo sát và thảo luận với các bên liên quan như: ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ Mobile Money, người sử dụng… nhằm quyết định mô hình quản lý và xây dựng khung pháp lý phù hợp với điều kiện phát triển và hiện trạng cơ sở hạ tầng của quốc gia. Đồng thời, việc triển khai thí điểm Mobile Money theo Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 09/3/2021 của Thủ tướng chính phủ cũng sẽ góp phần giúp dịch vụ Mobile Money có nền tảng để phát triển bền vững.

Dù rất cố gắng nhưng do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, và kết quả nghiên cứu mang tính chất đại diện dựa trên mẫu điều tra nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót. Nhóm tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện thêm về chủ đề Mobile Money ở những công trình nghiên cứu tiếp theo, khi mà Mobile Money đã chính thức được triển khai tại Việt Nam./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong nước

[1] Hoàng Công Gia Khánh - Trần Hùng Sơn - Huỳnh Thị Ngọc Lý (2019), Mô hình nào cho Mobile Money tại Việt nam, Viện nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế – Luật

[2] Nguyễn Thanh Liêm, Trần Hùng Sơn, Nguyễn Vĩnh Khương (2019), Mobile Money với giao dịch thanh toán số và tài chính toàn diện tại Việt nam, Viện nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế – Luật

[3] Các trang web: ictnews.vietnamnet.vn tapchinganhang.gov.vn thitruongtaichinhtiente.vn thesaigontimes.vn vncdc.gov.vn vnexpress.net Ngoài nước

[4] Chauhan, S. (2015), "Acceptance of Mobile Money by poor citizens of India:

integrating trust into the technology acceptance model", info, Vol. 17 No. 3, pp.58-

68.

[5] Francis Kuma, Dr. Isaiah Onsarigo Miencha (2017), The Impact of Mobile Money Services on the Financial Transactions of Tertiary Students, International

Journal of Innovative Research & Development, Vol 6 Issue 7, pp. 270-276

[6] Glavee-Geo, R., Shaikh Aijaz, A., Karjaluoto, H. and Hinson Robert, E. (2019), "Drivers and outcomes of consumer engagement: Insights from Mobile Money

usage in Ghana", International Journal of Bank Marketing, Vol. 38 No. 1, pp. 1-20.

[7] GSMA (2020), 2019 State of the Industry Report on Mobile Money

[8] Gutierrez, E. and Choi, T. (2014), "Mobile Money Services Development The

Cases of the Republic of Korea and Uganda", Policy Research working paper, No.

WPS 6786, pp. 1-21.

[9] Kiconco, R. I., Rooks, G. and Snijders, C. (2020), "Learning Mobile Money in social networks: Comparing a rural and urban region in Uganda", Computers in

Human Behavior, Vol. 103 No., pp. 214-225.

[10] Malinga, R. B., và Maiga, G. (2020), "A model for Mobile Money services

[11] Mohammadi, H. (2015), "A study of mobile banking usage in Iran", International Journal of Bank Marketing, Vol. 33 No. 6, pp.733-759.

[12] Mohd Thas Thaker Mohamed Asmy, B., Allah Pitchay Anwar, B., Mohd Thas Thaker Hassanudin, B., và Amin Md Fouad, B. (2019), "Factors influencing

consumers’ adoption of Islamic mobile banking services in Malaysia: An approach of partial least squares (PLS)", Journal of Islamic Marketing, Vol. 10 No. 4,

pp.1037-1056.

[13] Molina-Castillo, F., Rodriguez-Guirao, A., Lopez-Nicolas, C., và Bouwman, H. (2016), "Analysis of mobile pre-payment (pay in advance) và post-payment (pay

later) services", International Journal of Mobile Communications, Vol. 14 No. 5, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pp.499-517.

[14] Nkwe, N., và Cohen, J., 2017, "The effects of intrinsic, extrinsic, hedonic, và

utilitarian motivations on IS usage: An updated meta-analytic investigation",

Twenty-third Americas Conference on Information Systems (AMCIS), Boston, pp.1-10.

[15] Oh, H. J., và Lee, H. (2019), "When do people verify và share health rumors on

social media? The effects of message importance, health anxiety, và health literacy", Journal of Health Communication, Vol. 24 No. 11, pp.837-847.

[16] Penz, E., và Sinkovics, R. R. (2013), "Triangulating consumers' perceptions of

payment systems by using social representations theory: A multi-method approach",

Journal of Consumer Behaviour, Vol. 12 No. 4, pp.293-306.

[17] Peter Tobbin (2011), Understanding Mobile Money Ecosystem: Roles, Structure and Strategies, 10th International Conference on Mobile Business.

[18] Sandra L. Suarez (2016), Poor people׳s money: The politics of Mobile Money in Mexico and Kenya.

[19] Tavneet Suri (2017), Mobile Money, The Annual Review of Economics, Annu. Rev. Econ. 2017. 9:497–520

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG MOBILE MONEY của SINH VIÊN các TRƯỜNG đại học TRÊN địa bàn hà nội (Trang 72 - 90)