Xuất giải pháp về vấn đề phát triển mạng lưới đại lý

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG MOBILE MONEY của SINH VIÊN các TRƯỜNG đại học TRÊN địa bàn hà nội (Trang 67)

6. Kết cấu của đề tài

4.2. xuất giải pháp về vấn đề phát triển mạng lưới đại lý

Có một mạng lưới đại lý rộng khắp là lợi thế không thể phủ nhận của các nhà mạng. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức về việc quản lý mạng lưới này cho thống nhất và hiệu quả, tránh bị lợi dụng.

Về hệ thống đại lý, các cơ quan nhà nước cần ban hành các khung tiêu chuẩn hệ thống đại lý (về đối tượng, trình độ, năng lực, vốn tối thiểu…) để định hướng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Mobile Money có thể thiết lập các các tiêu chí nội bộ trong lựa chọn đại lý. Quyền lợi và trách nhiệm của đại lý Mobile Money cần quy định rõ, kèm theo yêu cầu về đào tạo, chuẩn hóa quy trình, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của hệ thống đại lý…

Ví dụ một số tiêu chí để trở thành đại lý của M-PESA – dịch vụ Mobile Money ở Kenya: là doanh nghiệp TNHH hoặc tương đương, có từ 3 cửa hàng trở lên, và thời gian hoạt động tối thiểu là 6 tháng; đảm bảo hạ tầng tối thiểu về nhân viên, về máy tính, máy in, mạng Internet… Khi được chấp nhận trở thành đại lý của M-PESA, họ sẽ phải đặt cọc tối thiểu 100.000 Ksh cho mỗi cửa hàng (khoảng 270 USD).

Với kỳ vọng Mobile Money sẽ giúp hạn chế các giao dịch tiền mặt, đặc biệt ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nên các nhà mạng – đơn vị triển khai Mobile Money cũng cần đặc biệt lưu ý đến hệ thống mạng lưới đại lý nơi đây. Bởi các đại lý ở khu vực này có thể có mức nhận thức, hiểu biết không đồng đều như ở khu vực thành thị, nên cần được đào tạo kỹ lưỡng, tránh bị lợi dụng hoặc có những sai sót không đáng có để ảnh hưởng tới hiệu quả triển khai Mobile Money.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG MOBILE MONEY của SINH VIÊN các TRƯỜNG đại học TRÊN địa bàn hà nội (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)