6. Bố cục của luận văn
2.1.1. Nguyễn Vỹ và quan niệm “tính dân tộc” trong văn học
Tính dân tộc trong văn học là một vấn đề khá phức tạp. Khái niệm này cĩ nội hàm phong phú, trong đĩ cĩ mối liên hệ giữa văn học và những giá trị văn hố của một dân tộc, một cộng đồng. Mỗi dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển đều cĩ những giá trị văn hố mang tính đặc trưng riêng và cĩ tính ổn định lâu bền. Vì thế mà trong văn học của bất kì một quốc gia nào cũng đều chứa đựng tính dân tộc vốn cĩ của mình. Dân tộc, cĩ thể coi “là một cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nĩi, về lãnh thổ, về đời sống kinh tế và trạng thái tâm lí biểu hiện trong một cộng đồng về văn hĩa" (Stalin), cho nên “tính dân tộc” cũng là một “thuộc tính” của văn chương. Hay nĩi như Phạm Văn Đồng, "Văn chương nghệ thuật là dân tộc". Điều đĩ cĩ nghĩa là bất kỳ tác phẩm văn chương nào cũng đều nhiều hoặc ít, dung chứa trong mình “tính dân tộc”. Bởi bất kì nhà văn nào cũng được nuơi dưỡng trong “bầu sữa văn hĩa” của dân tộc, luơn thuộc về một dân tộc nhất định cho nên dù muốn hay khơng tác phẩm cũng mang dấu ấn tinh thần của dân tộc, của cộng đồng mà mình gắn bĩ.
Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ – một cá nhân thuộc một cộng đồng, một dân tộc nhất định. Nĩ ẩn chứa trong đĩ các giá trị tinh thần của xã hội, từ văn hĩa, tâm lí, phong tục tập quán cho đến những nét sinh hoạt đặc trưng của cộng đồng đĩ. Chính vì vậy mà cĩ người coi tính dân tộc như là thuộc tính xã hội của văn học, là một “thuộc tính tất yếu của sáng tạo” (Bielinxki). Tính dân dân tộc trong văn học thường được biểu hiện ở rất nhiều bình diện khác nhau. Chẳng hạn như ngơn ngữ, thể loại văn học, phong tục tập quán, truyền thống đạo đức, cách cảm thụ về thế giới, quan niệm nghệ thuật…
Nguyễn Vỹ, cũng như nhiều trí thức nước Việt giai đoạn đầu thế kỷ XX, tuy học trong nhà trường Pháp nhưng vẫn giữ “cốt cách”, tinh thần dân tộc. Được đào tạo
theo chương trình Pháp, học văn hĩa văn minh Pháp… nhưng phần lớn họ luơn nặng lịng với văn hĩa dân tộc, quan tâm đến vận mệnh đất nước, tham gia vào các phong trào đấu tranh địi quyền tự do độc lập, dân chủ. Tinh thần dân tộc, cốt cách An Nam được bộc lộ dưới nhiều dạng thức khác nhau. Nếu là người hoạt động văn nghệ, tinh thần đĩ được ẩn dấu trong chất liệu, trong hình thức, nội dung…
Nguyễn Vỹ sáng tác Tập thơ đầu khi cịn là một tên tuổi lạ lẫm trong làng văn chương. Tập thơ lập tức gây nên nhiều ý kiến tranh cãi bởi lý do dễ thấy nhất là vì nĩ được viết bằng hai thứ ngơn ngữ Pháp - Việt. Khơng ít người chê tập thơ này khơng hẳn vì sự non kém nghệ thuật mà chủ yếu là hiện tượng “lai căng”, “nửa Tây nửa Việt”. Người ta phản ứng trước hết là bởi vì hình thức trình bày, lối diễn đạt khác thường của tập thơ. Trong bối cảnh những người yêu nước, nặng lịng lo lắng cho vận mệnh của đất nước, tương lai của giống nịi đang tìm cách khuếch trương tinh thần dân tộc, chống lại tất cả những gì liên quan đến giặc Pháp xâm lược, những thứ thuộc về kẻ thù thì việc một “người Việt làm thơ tiếng Tây” bị đả kích tơi bời cũng là điều dễ hiểu. Tập thơ bị quy vào hiện tượng “chuộng ngoại”, “mất gốc”, khơng cĩ tinh thần dân tộc.
Tuy vậy, cần thấy rằng vấn đề “tính dân tộc” trong văn chương là điều hết sức phức tạp. Khơng hẳn một tác phẩm viết bằng ngoại ngữ thì thiếu tính dân tộc. Trên thực tế, cũng cĩ những tác phẩm văn chương khơng dùng tiếng mẹ đẻ mà vẫn thấm đẫm tính dân tộc. Trường hợp Tập thơ đầu, cho dù trong đĩ cĩ một phần viết bằng Pháp văn, nhưng ngay ở đây, cái gọi là “Việt tính”, phần văn hĩa Việt cĩ thể nhận thấy được một cách rõ ràng. Trong 8 bài thơ viết bằng tiếng Pháp, nếu ngẫm kỹ, ta vẫn thấy những dấu hiệu, những biểu hiện mang đậm dấu ấn văn hĩa Việt Nam. Đĩ khơng phải là thi ca Pháp. Ví dụ như đoạn trích dưới đây, thuộc bài “Thu Tâm”, với mấy mấy câu như sau (nguyên văn):
On entra. Devant l’ autel tous se precipitant. La pagode se remplit de fumée d’ encens. On s’ agenouille, on prie les génies bienfaisant; On implore leurs protections et leurs auspices, On leur offre et promet encore des sacrifices, Tandis que sur l’ autel, douze affables Dieux.
Đoạn thơ này được dịch giả Phạm Tồn dịch thành:
Mọi người vào chùa. Mọi người vội vã tới bàn thờ Nhà chùa tràn ngập mùi khĩi hương.
Mọi người quỳ lạy, cầu nguyện thần linh phù hộ; Cầu nguyện xin chở che và cầu nguyện xin chu cấp, Họ dâng lễ và cịn hứa hẹn thêm nhiều lễ lạt
Cịn trên bàn thờ, mười hai vị thần linh dịu dàng nhã nhặn…
Chúng ta cần chú ý đến ý tứ, hình tượng được thể hiện trong bài thơ. Rõ ràng đây khơng thể là cảnh tượng hành lễ tơn giáo xa lạ đâu đâu mà là khơng gian tâm linh thờ cúng của người Việt. Tất cả được thể hiện khá rõ ràng và hồn tồn theo nghi thức, tâm thức tơn giáo tín ngưỡng Việt. Mọi người thờ cúng thần linh và cầu xin được phù trì theo nhu cầu của mình trong cuộc sống trần thế. Cái gì trên đời này cĩ, người ta đều xin thần linh cả.
Tuy nhiên đối với Nguyễn Vỹ, việc dùng tiếng Pháp trong tập thơ đầu tay này cĩ vẻ như chỉ là một sự thử nghiệm, tìm tịi trong chặng đường đầu tiên mà thơi. Đĩ rõ ràng khơng phải là một thử nghiệm thành cơng và vì thế đĩ cũng là lần duy nhất trong đời ơng thực hiện. Một dẫn chứng nêu lên như thế để thấy rằng tuy Nguyễn Vỹ viết bằng tiếng Pháp nhưng chất văn hĩa, tính dân tộc, tính cộng đồng – nơi mà tác giả thuộc về đĩ, vẫn được thể hiện khá rõ trong thơ.
Nĩi về Nguyễn Vỹ và quan niệm tính dân tộc trong văn học, chúng tơi muốn nhấn mạnh đến những gì làm nên phẩm chất nghệ thuật của ơng. Tính dân tộc trong văn chương của ơng khơng phải là những biểu hiện đơn lẻ, nhất thời mà cĩ hệ thống, nhất quán, xuyên suốt cuộc đời sáng tác của ơng. Tác phẩm của Nguyễn Vỹ đã thể hiện một cách sinh động cuộc sống của nhân dân, với những hình thức và thủ pháp nghệ thuật đầy sáng tạo, thấm nhuần văn hĩa dân tộc, tính cách dân tộc, tâm hồn dân tộc…Ngay trong Tập thơ đầu, một tác phẩm tưởng chừng xa rời tơn chỉ “dân tộc” thì thực ra, tinh thần đĩ vẫn rất nhất quán. Ở tập thơ này, mảng thơ bằng tiếng Việt đầy ắp những hình ảnh gần gũi thân quen, mang đậm hơi thở cuộc sống Việt:
Cụm tre xào xạc giĩ mưa lung; Lướt thướt theo trâu lũ mục đồng. Ếch nhái kêu vang ngồi miệng giếng;
Bọt bèo trơi nổi giữa giịng sơng. Lụt tràn ruộng cả nhơ địng lúa; Sét đánh người gian nổ tiếng đùng. Nước ngập bẳng bằng, mưa giĩ tạnh; Mặt giời lấp lĩ giữa thiên khơng.
(Cơn dơng ở nhà quê- Tập thơ đầu) [53, tr. 37].
Bài thơ với những hình ảnh quen thuộc của vùng thơn quê Việt: cụm tre, mục đồng, tiếng ếch nhái, bọt bèo, lũ lụt, tiếng sét… rất sinh động. Cho đến hình ảnh “sét đánh người gian nổ tiếng đùng”, gắn với quan niệm dân gian về luật Nhân – Quả trong đời sống (kẻ gian ác thì “thiên bất dung gian”) cũng được ơng đưa vào thơ một cách tự nhiên, khơng chút gượng ép.
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Vỹ cho thấy một sự kiên trì, nhất quán trong việc thể hiện tính dân tộc, hiện đại. Với những bài viết trên báo chí, quan điểm, lập trường về văn hố dân tộc của ơng được thể hiện rất rõ. Trong bài viết “Chính trị, Cách mạng, Văn hĩa” đăng trên tạp chí Phổ Thơng số 144, ngày 1-3-1965 ơng đã phân tích về giá trị to lớn của văn hĩa một dân tộc. Theo Nguyễn Vỹ, văn hĩa cĩ sức mạnh bất diệt trước mọi thế lực chính trị:
Văn hĩa là nịng cốt của con người sơ khai tao luyện đến mức con người tiến bộ. Nĩ hướng dẫn tinh thần Cách mạng. Nĩ là động cơ Cách mạng nhưng nĩ khơng làm “cách mạng” một thời, nĩ cách mạng thường xuyên. Cho nên văn hĩa khơng a dua theo một đảng phái nào cả. Nĩ chiến đấu cho lí tưởng chung của dân tộc. [44, 144, tr. 8-9].
Quan niệm đĩ của Nguyễn Vỹ khơng chỉ thể hiện qua những luận điểm cĩ tính “tuyên ngơn”, “định hướng” mà cịn thể hiện rất rõ trong các tác phẩm văn chương, báo chí. Cĩ thể nĩi tính dân tộc là một phẩm chất, một đặc điểm hiện hữu thường trực trong tư tưởng của ơng.
Trong sự nghiệp văn học, báo chí của Nguyễn Vỹ, đề tài ngơn ngữ tiếng Việt được nhà thơ đề cập thường xuyên. Ở bài viết Việt Nam 4000 năm văn hiến vẫn chưa cĩ một hàn lâm viện trên tạp chí Phổ Thơng số 1, ơng kêu gọi chính quyền thành lập ngay Hàn lâm viện. Một trong những lý do cần đến tổ chức này là để bảo vệ tiếng Việt trước xu hướng “thối hĩa”. Bài viết cĩ đoạn kêu gọi mọi người cùng nhau gìn giữ
ngơn ngữ dân tộc. Bởi vì: “Việt Ngữ là một trong những ngơn ngữ đẹp nhất thế giới. Nĩi rằng nĩ là một sinh ngữ đẹp nhất ở Đơng Nam Á, cũng khơng phải là tự phụ đâu…” [44, 01]. Nguyễn Vỹ luơn cĩ niềm tin tốt đẹp, niềm tự hào về tiếng nĩi dân tộc, tương lai dân ta, đất nước ta:
Tiếng ta như giĩ mới Dân ta như con thuyền Buồm căng bay phấp phới Mang sự nghiệp Rồng Tiên Bơi đua cùng thế giới
(Tiếng Việt)
Những câu thơ mang niềm vui phơi phới, thể hiện niềm tin yêu hứng khởi, lạc quan về tiếng Việt và văn hĩa Việt.
Yêu quý văn hố dân tộc, ơng luơn khẳng khái chống lại những biểu hiện xâm hại đến di sản của cha ơng. Nguyễn Vỹ là người nhiệt thành đổi mới, luơn cổ vũ cái mới nhưng ơng khơng quay lưng lại với truyền thống văn hố, di sản văn hố của tổ tiên. Chính vì thế, khi ơng Phạm Duy Khiêm trả lời kí giả Pháp với tinh thần “phủ nhận tất cả văn học cố cựu đang phát triển của xứ ta”, Nguyễn Vỹ phê phán thẳng thừng: “Các nhà trí thức Tây học…phải cĩ nhiệm vụ đem kiến văn của mình và khả năng bẩm nhiên của mình mà gĩp phần bồi đắp cho văn hĩa nước nhà, chứ sao lại ruồng bỏ nĩ phủ nhận nĩ?”
Ơng luơn hăng hái trong việc bảo vệ và đề cao tinh thần dân tộc, từ tư tưởng, tư duy cho đến hoạt động sáng tác, biên khảo. Trước những học giả, nhà khoa học sai lầm trong việc ứng xử với văn hĩa truyền thống, ơng thể hiện một thái độ chân tình, phân tích vấn đề một cách thấu đáo, thuyết phục. Mong muốn của ơng là mọi người dân Việt Nam đều trên tinh thần chung tay, gĩp sức xây dựng văn hĩa, văn học dân tộc. Nguyễn Vỹ thẳng thắn chỉ ra lỗi lầm của một ơng tiến sĩ, thành danh ở Pháp, cộng tác đắc lực với Ngơ Đình Diệm đàn áp Phật giáo:
Ơng đã vơ tình hay cố ý hùa theo phe Ngơ Đình Diệm để đàn áp Phật giáo và phủ nhận phong trào Cách mạng của thanh niên phật tử. Ơng đã đồng lõa với Diệm - Nhu để lừa bịp quốc dân và quốc tế. Ơng đã phản bội mẹ của ơng, bạn hữu của ơng, tơn giáo của ơng. Ơng đã chứng tỏ trước dư
luận thế giới một thái độ hèn nhát mù quáng, khơng xứng đáng là một nhà “ngoại giao”, khơng xứng đáng là một nhà “bác học”. Làm sao ơng xứng đáng là một cơng dân Việt Nam nữa? [44, 116, tr. 117-118].
Phân tích một cách thấu đáo lỗi lầm nhưng khơng kì thị mà luơn tỏ thái độ chân thành. Ơng cịn đưa ra những giải pháp để giúp họ “quay đầu” về với dân tộc. Nguyễn Vỹ tỏ rõ là một con người khơng chỉ uyên bác, khẳng khái mà cịn biết ứng xử mềm mỏng tinh tế. Nguyễn Vỹ tâm sự:
Ơng đã bị lỗi lầm nhất thời, ơng sẽ chuộc tội bằng sự từ bỏ tất cả mọi tham vọng chính trị và trở về tận tụy với cơng tác khoa học (…) Riêng tơi nếu tơi mất một người bạn, tơi khơng tiếc mấy. Nhưng tơi sẽ tiếc vơ cùng nếu tơi thấy mất một con người thơng thái của Việt Nam, người ấy cĩ thể trở thành một nhà bác học cĩ lợi ích cho quốc gia và thế giới. [44, 116, tr. 119].
Tinh thần dân tộc ở Nguyễn Vỹ cịn thể hiện ở thái độ phê phán những biểu hiện “phản văn hố” trong đời sống xã hội. Các bài thơ theo chủ đề “thơ lên ruột” trên tạp chí Phổ Thơng được viết bằng bút pháp châm biếm, trào phúng, dí dỏm ẩn đằng sau là nỗi đâu vơ biên về thế sự, dân tộc trong cơn loạn lạc chiến tranh, văn hĩa xuống cấp…
Sài gịn ăn, chơi, nhảy, phè phỡn, Giống cơ gái điên hay đú đởn, Lâu lâu la hét múa ơm sịm
Chừng như ngứa ngáy ưa động cỡn!(…) Sài Gịn ăn, chơi, nhậu phèn phỡn. Hippy, honda, cứ đú đỡn.
Nhạc Soul, a-go-go, lựu đạn cay, Giống cơ gái điên ưa động cỡn!
(Sài Gịn động cỡn). [44, 251, tr. 125-126-127] Chiến tranh triền miên, quan chức Sài thành ăn chơi hưởng thụ, tệ nạn xã hội đầy đường, lối sống con người xuống cấp, dân trí thấp kém, giáo dục bơ vơ… rõ ràng là những tai họa của dân tộc.
Như vậy, cĩ thể khẳng định rằng tính dân tộc là một trong những điểm sáng văn chương, nghệ thuật của Nguyễn Vỹ. Điều này trở thành mối bận tâm lớn nhất của ơng,
được thể hiện trong suốt sự nghiệp cầm bút, trên tất cả mọi thể loại, mọi lĩnh vực, nhất là trong thơ ca. Tính dân tộc được bộc lộ cả trên bình diện nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Mặc dù là nhà văn luơn cĩ thiên hướng đổi mới, cải cách nhưng Nguyễn Vỹ vẫn lấy tinh thần dân tộc làm căn cốt cho tác phẩm của mình. Đĩ là điều đáng quí, đáng trân trọng cần được nhìn nhận và đánh giá một cách đầy đủ, cơng bằng với Nguyễn Vỹ.