6. Bố cục của luận văn
3.2.1. Tổ chức tứ thơ, bài thơ
Khái niệm “tứ thơ” được bàn tới cách đây rất lâu. Rất nhiều thi sĩ văn nhân đã giảng giải những cách hiểu khác nhau về điều này. Trong Văn tâm điêu long, ở thiên 26 (Thần tứ), Lưu Hiệp đã bàn rất kỹ về “tứ thơ”. Theo ơng, tứ thơ là một cái gì đĩ rất phi thường: “Cái tứ của văn chương, cái thần của nĩ xa lắm. Cho nên khi ta lặng lẽ ngừng suy nghĩ lại một chỗ thì cái tứ tiếp với ngàn năm. Ta trầm lặng thay đổi sắc mặt một chút thì cái nhìn của ta đã thơng suốt đến vạn dặm”. Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Ngơn từ, lời chữ, vần rất quan trọng, bởi thơ là nghệ thuật của ngơn ngữ. Tuy nhiên, đĩ là cái quan trọng thứ hai, mà cái quan trọng thứ nhất làm rường cột cho tất cả là tứ thơ, nĩ chỉ đạo cả bài”. Một trong những cơng việc quan trọng của người bình thơ, phân tích thơ là phải tìm cho ra cái tứ trong bài. Khi tìm được tứ, ý, hình tượng, thần thái bài thơ sáng rõ, người đọc sẽ dễ dàng nắm được tư tưởng, ý tình nhà thơ gửi gắm trong đĩ.
Nguyễn Vỹ cĩ cách cấu tứ, tổ chức bài thơ rất linh hoạt; mềm mại khơng gị ép, câu thơ tự nhiên trơi chảy theo dịng cảm xúc. Ơng tỏ ra là người sở trường trong việc xây dựng những tứ thơ kín đáo thâm trầm, sâu sắc, thậm chí mỉa mai. Nhìn chung, Nguyễn Vỹ cĩ xu hướng vượt thốt ra cách viết truyền thống để tiến đến lối thơ tân hình thức mà sau này thơ hiện đại Việt Nam đến thế kỷ XXI mới tiếp cận và phát triển. Ơng chú ý đến cách xây dựng tứ thơ đi từ những cái cụ thể đến khái quát và thể hiện một triết lí:
Lắm lúc tơi buồn tơi bảo tơi: Nĩi làm chi nhỉ? Phí lời thơi
Kệ thây thời thế, thời là thế
Trống ngược kèn xuơi, cũng thế thơi (…) Cứ điếc, cứ câm, cứ mặc đời
Mặc thời, mặc thế, để buơng trơi Mặc người khơn dại, cịn hay mất
Ai mất, ai cịn, cũng thế thơi. (Cũng thế thơi).
Tứ thơ được tổ chức theo mạch vận động từ những cái cụ thể trong cuộc sống để rồi kết luận: “cũng thế thơi”. Đây là thái độ sống, quan niệm về kiếp người theo lối “vơ vi”. Một khi đã trải nghiệm quá nhiều những điều ngang trái, phi lí, bất cơng trong cuộc đời thì “cũng thế thơi” là một đúc kết. Kiểu tạo dựng tứ thơ này khá phổ biến. Cĩ thể kể đến Mộng thốt ly, Đêm sầu về, Đêm tù nghe mưa, Cám ơn cơ X đã tặng chiếc võng tơ, Con chim trong tù, Cơ đơn,…
Đối lập với lối cấu tứ tạm gọi là “quy nạp”, lắm khi Nguyễn Vỹ lại đưa ra cách lập tứ thơ theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, tạm gọi là “diễn dịch”. Nhà thơ đưa ra một nhận định lớn về đời sống hay triết lí rồi thuyết phục độc giả bằng những luận điểm cụ thể. Dạng cấu tứ này khá phổ biến trong thơ chính luận, triết luận như: Trầm lặng, Gởi Trương Tửu, Xuân dạ sầu ngâm…
Cũng cĩ một cách xây dựng tứ thơ khác, theo lối đối lập. Chẳng hạn bài Đêm nay xuân về. Tứ thơ đối lập cĩ tác dụng làm nổi bật tư tưởng chủ đề của bài thơ: “Đêm nay xuân về,/ Bốn bề,/ Vui xuân./ Bốn bề/ Tràn trề/ Ái ân./ Nhưng đêm xuân về,/ Lịng ta nặng nề,/ Rỉ rã,/ Buồn bã,/ Bâng khuâng!.” Sự đối lập giữa cảnh và tình làm nổi bật tấm lịng thi nhân. Cái tơi trữ tình khơng thể vui với mùa xuân mà càng đau buồn hơn:
Ơi đêm xuân!/ Người hân hoan,/ Pháo mừng xuân/ Kêu rang/ Nổ vang/ Phố phường!/ Bao người thiên thu,/ Trong đêm âm u,/ Trong giĩ vi vu,/ Trong sương mịt mù,/ Nào đâu biết Xuân!/ Đêm nay Xuân sang,/ Bên những mồ hoang./ Khơng cánh hoa tàn!/ Khơng một lời than!/ Khơng khĩi hương vàng!/ Khơng tiếng pháo vang!.
Sự đối lập được xây dựng xuyên suốt bài thơ. Đối lập giữa cảnh xuân sang (mọi người hân hoang mừng vui, pháo nổ), một bên là con người cơ độc (với nấm mồ hoang khơng hương khĩi)….
dụng nhiều lần. Đây là thủ pháp thay đổi trình tự thời gian thực tế để làm bật nổi dịng hồi niệm, hồi ức. Bài Gửi Trương Tửu, một trong những “kiệt tác” của ơng (theo Hồi Chân, Hồi Thanh đánh giá) chính là dẫn chứng cụ thể cho điều này. Tuyến thời gian được sắp xếp rất linh hoạt:
- Mở đầu đoạn 1: “Nay ta thèm rượu nhớ mong ai”
- Đoạn 2: “Dạo ấy chúng mình nghèo xơ xác”
- Đoạn 3: “Bây giờ thời thế vẫn thấy khĩ”
- Quay sang đoạn 4: “Bao giờ chúng mình thật ngất ngưởng”
- Kết lại: “Chứ như bây giờ là trị chơi/ Làm báo làm bung chán mớ đời”. Tứ thơ bám sát theo trật tự thời gian diễn tiến rất nhanh, liên tục. Nhiều lần thay đổi như thế đã tạo ấn tượng về sự đối lập giữa cái thế giới thực tại (nay, bây giờ) với cái phi thực tại (Dạo ấy, bao giờ) vốn đã bị bỏ qua hoặc chưa đến, khơng bao giờ xảy ra. Thực tại thì trần trụi, chua chát, ngột ngạt, cơ hàn; cái phi thực tại thì (làm trạng Nguyên, anh Tể tướng) thì hão huyền. Cĩ người nhận xét rằng “Cách xây dựng tứ thơ độc đáo như thế cộng với khẩu khí thơ ngang tàng đã tạo nên một thi phẩm kiệt tác. Một tâm thức hoang mang, bi phẫn trên cái nền giọng thơ “cà khịa”, “gây hấn” với cái xã hội đã chơn vùi mộng đẹp.” Chính lối cấu tứ đĩ đã gĩp phần làm nên thi phẩm xuất sắc của ơng.
Khơng chỉ làm mới, sáng tạo thêm các kiểu cấu tứ thơ lạ và độc đáo, Nguyễn Vỹ cịn cố gắng làm mới thơ 7 chữ, 8 chữ truyền thống bằng cách cấu trúc hệ thống hình tượng và nhịp điệu. Chẳng hạn bài Hương Giang dạ khúc (1936) được viết theo thể 7 chữ, nhưng suốt trong 5 khổ thơ, khổ nào từ “tê tái” cũng được nhắc lại. Nĩ như một “từ khĩa” để biểu đạt trạng thái cảm xúc của nhà thơ. Tê tái bởi nỗi đau từ tâm can, nỗi đau của sự cơ đơn lạc lồi trong tâm hồn tác giả “phả vào bài thơ”. Từ “êm ái” cũng được thường xuyên nhắc lại trong 5 khổ thơ. Đĩ khơng phải là sự êm ái trong tâm hồn mà là “êm ái” của ngoại cảnh. Lối cấu tứ đối lập này tỏ ra rất đắc dụng trong việc thể hiện tấn bi kịch trong tâm hồn tác giả. Ngoại cảnh êm ái “Ru chiếc thuyền ta bơi êm ái”, “Theo nhịp mái chèo bơi êm ái” (khổ thứ 2,3), “ Trăng rủ một cơn buồn êm ái”, “Ru vết thương lịng ta, êm ái”…nhưng “hồn ta tê tái” trước thực tại. Đĩ cĩ thể gọi là “cảm thức lạc lồi cơ quạnh” thường xuất hiện trong thơ của Nguyễn Vỹ như: Cũng thế thơi, Đêm sầu về, Đêm giao thừa tắm biển, Cám ơn ngài, Hoa lệ…
Bên cạnh những cách cấu tứ thơ truyền thống (như ý tại ngơn ngoại, tứ diễn dịch, qui nạp…), Nguyễn Vỹ sáng tạo nên những cách cấu tứ khác lạ (tượng hình, tượng thanh, tứ thơ đảo tuyến…). Các thể nghiệm đĩ của ơng cĩ những thành cơng đáng kể. Nĩ gĩp phần làm mới, hiện đại hĩa thơ ca dân tộc. Đĩ ý thức đổi mới tư duy, thay đổi hình thức biểu đạt của thơ Nguyễn Vỹ rất đáng ghi nhận.