Hình tượng quê hương, đất nước

Một phần của tài liệu (Trang 52 - 59)

6. Bố cục của luận văn

2.2.1. Hình tượng quê hương, đất nước

Quê hương đất nước là một là một chủ đề được Nguyễn Vỹ đặc biệt chú trọng trong các sáng tác của mình. Tuy nhiên ở mỗi thể loại, sự hiện hữu của chủ đề này lại cĩ những diện mạo, sắc thái riêng. Trong văn xuơi, tiểu luận của ơng, nĩ thường được trình bày dưới dạng thức các luận đề, luận điểm, các sự kiện, nhân vật…Đối với thơ, quê hương đất nước thường xuất hiện dưới dạng thức những hình tượng, hình ảnh, ý tứ thơ. Hiển nhiên là điều đĩ khơng chỉ duy nhất cĩ trong thơ Nguyễn Vỹ, thế nhưng cái đáng nĩi chính là ở những sắc thái, giọng điệu, cách biểu đạt mang nét riêng của nhà thơ này.

Hình tượng quê hương đất nước trong thơ Nguyễn Vỹ luơn biểu lộ một tâm trạng xĩt xa, trăn trở, lắm ưu tư của tác giả. Đĩ là một hình tượng quê hương “rách nát”, “đau thương” vì chiến tranh, tàn tạ vì nghèo đĩi, cực nhọc ngàn đời khơng thay đổi được. Đọc thơ Nguyễn Vỹ, cĩ thể nhận thấy trong thơ ca, ơng thường chủ ý ngỏ lịng để từ đĩ gởi gắm ý chí. Ơng khơng trực tiếp nĩi lên cái chí của mình mà hay mượn những hình thức “ngỏ”, “gởi”, “họa” hay đơn giản hơn là ghi chép lại giấc mơ… Qua đĩ cho thấy tâm hồn thi sĩ, một trí thức Tây học nặng lịng với quê hương, dân tộc. Hình tượng quê hương đất nước thường được ẩn trong những hình ảnh dung dị, đời thường nhưng giàu sức gợi liên tưởng. Chẳng hạn bài Chim hấp hối, hình tượng chim non bị bắn, máu loang lỗ trong nắng vàng, mắt đục ngầu, chân run rẩy, miệng kêu

vang thảm thiết. Hình ảnh gợi liên tưởng đến sinh mệnh con người mất tự do, một đất nước nơ lệ:

Thơi, chim chết rồi! Máu chảy trên trời, Rơi từng giọt đỏ,

Nhuộm xẫm khơng gian, Rơi từng giọt nhỏ… Loang-lỗ nắng vàng. Chim con chết oan, Chíp-chíp kêu van, Hai chân run-rẩy… Đơi mắt đục-ngầu, Đơi dịng lệ chảy… Tìm ổ chim đâu?

(Chim hấp hối - Hoang vu). Bỗng một tiếng súng nổ!

Vụt bay biến con chim Để rơi bên cửa sổ Vài ba sợi lơng non! Ngồi trời mưa xao-xát, Cây đổ lá trên sân. Tiếng chim kêu bi-đát, Cịn muốn gọi thi-nhân. Sáng ngày giĩ hiu-hắt, Một bụi cỏ đơm bơng; Xác chim nằm lạnh ngắt, Cịn đẫm máu trên lơng!

(Con chim trong tù - Hoang vu)

Trong thơ Nguyễn Vỹ thường xuất hiện hình tượng khơng gian đầy chết chĩc, tang thương; nĩ khơi gợi cảm giác về nỗi tan tác rụng rơi, tàn tạ đìu hiu. Chẳng hạn

một cảnh huống tự nhiên như mưa rơi mà nhà thơ cũng khơng cảm nhận sự tươi mát êm dịu của đất trời; thay vào đĩ là cảnh đất trời mù mịt, tất cả đều bị vùi dập: “Khơng gian dập vùi tan nát theo thác mưa trơi” (Mưa rào). Điều này cĩ vẻ nghịch lý so với cảm thức thơng thường của mọi người. Trong văn hĩa người Việt “mưa rào” luơn gợi ấn tượng “mưa thuận giĩ hịa”, mưa mang đến sự ấm no hạnh phúc cho con người. Nhưng mưa vào thơ Nguyễn Vỹ thì thường gợi nhắc một cảm giác khác lạ, nhiều ẩn ý. Đến Sương rơi cũng khơng cịn êm dịu nữa mà tả tơi, tan tác trong lịng “Rơi sương/ cành dương/ liễu ngả/ giĩ mưa/ tơi tả/ từng giọt,/ thánh thĩt/ từng giọt,/ tơi bời/ mưa rơi,/ giĩ rơi,/ lá rơi,/ em ơi!...”.

Trong nhiều thi phẩm, nhà thơ rất hay sử dụng những từ diễn tả khơng gian đau thương: tả tơi, tan tác, đìu hiu, hiu hắt, rời rã, ảo não, mịt mù … và cũng thường xuyên nhắc đi nhắc lại “vết thương lịng” cố hữa khơng thể nào quên:

- Ta đưa tay ra trời, xin dịng mưa thấm mát Tưới vết thương lịng héo hắt tự năm xưa!

(Mưa rào) - Bao mảnh tim rỉ máu, lệ chan hịa

Là những vết thương lịng đang nức nở

(Hoa phượng) - Trong lịng/ hạt sương/ thành một/ vết thương!

(Sương rơi)

- Ta cũng như chim/ mang một trái tim/ Đìu hiu tán tác/ Nặng vết sầu thương”

(Chim hấp hối)….

Vết thương thường trực trong lịng thi sĩ chính là tình cảnh chiến tranh liên miên với bao tang tĩc, chia ly bao trùm đất nước. Khơng gian đìu hiu, tan tác, chết chĩc, sầu thương như một nỗi ám ảnh dai dẳng nhà thơ:

- Người thổi sáo ơi! im tiếng! Đêm khuya giĩ lặng trăng tà Gieo chi mối sầu lưu luyến Mơ buồn non nước bao la

- Non nước điêu linh ốn hận trường! Quốc hồn vang dậy tiếng thê lương! Bao nhiêu mồ mả khơng hương khĩi, Vọng tiếng u hồi của cố hương!

(Gởi cơ Bích Tiên - Hà Nội).

Hiếm thấy những bài thơ cĩ khơng khí tươi vui yên bình trong thơ Nguyễn Vỹ. Đúng như lời nhận định của nhà văn Thiết Mai về thơ Nguyễn Vỹ “… Nguyễn Vỹ đã trở thành con người rắn rỏi yếm thế…để đi đến tâm trạng căm hờn biếm nhạo, khắt khe chua chát…” [33, tr. 31]

Quê hương đất nước được tái hiện đa dạng, đa chiều, nhiều sắc màu trong thơ Nguyễn Vỹ. Trung tâm của bức tranh ấy là thân phận con người chìm nổi trong cơn binh lửa chiến tranh:

Bỗng bên sơng loạt súng bắn vang rền, Như những mảnh trời xuân tan tác đổ. Kêu chan chát đạn vịe, liên tiếp nổ, Lửa lập lịe như những ánh ma trơi. Kế tiếp nhau ngã gục những bĩng người Lẫn tiếng súng tiếng kêu gào: “Giết! Giết!” Ai say máu, chém đâm nhau ác liệt?

Ai rên la thảm thiết, khĩc kêu vang? ...Trời đất hỡi, lại bao nhiêu xác chết! ...Mỗi xác chết, một linh hồn nước Việt, Mỗi nấm mồ là một mảnh tim ta…. Một lớp trẻ chơn vùi ngồi chiến trận, Đã đem xương đem máu đắp xây mồ. Một lớp sau cịn sống sĩt, bơ vơ,

Khĩc cũng dở, mà cười càng thêm dở!..

(Tiếng súng đêm xuân).

Nguyễn Vỹ đã đổ lệ trước những cái chết vơ nghĩa, những nấm mồ hoang vùi lấp kẻ “đầu xanh tuổi trẻ”. Ơng lên án chiến tranh, tố cáo nhà cầm quyền, kẻ gây ra cái chết cho hàng triệu đồng bào chỉ để thỏa mãn khát vọng chính trị của mình.

Nguyễn Vỹ đã khắc họa hình tượng quê hương trong chiến tranh một cách rất ấn tượng, thơng qua những cái chết bi thảm, rùng rợn của những con người đáng thương. Cĩ lẽ đây là lối mơ tả về đất nước độc đáo mà đương thời khơng nhiều thi sĩ lựa chọn. Đĩi nghèo, tàn tạ, mơng muội… những kiếp người vật vờ, sờ soạng như bĩng ma trong bĩng đêm dày đặc, mịt mù hay những nấm mồ hoang… là những hình tượng chúng ta gặp thường xuyên trong thơ Nguyễn Vỹ:

-“Đêm nay Xuân sang,/ Bên những mồ hoang

(Đêm nay xuân về- Hoang vu)

-“Bao nhiêu mồ mả khơng hương khĩi,/Vọng tiếng u hồi của cố hương!” (Gởi cơ Bích Tiên- Hoang vu)

-“Cánh lịng hoang dã/ bao nhiêu mồ mả/ ngập mưa?”

(Đêm tù nghe mưa- Hoang vu)… Nguyễn Vỹ đã lưu lại cho hậu thế những bức tranh chân thực về đời sống đương thời mà chính ơng là chứng nhân lịch sử. Nhà thơ đã chủ ý tơ đậm gam màu u tối trên bức tranh của mình nhằm mang đến cho người đọc mọi thời nhiều ưu tư, suy ngẫm về thời thế, thân phận con người giữa cõi trần gian đầy bất trắc. Nĩ buộc mọi người phải quan tâm đến một câu hỏi mà sinh thời chính Nguyễn Vỹ đã luơn trăn trở:

Phải làm sao cho hết người đĩi lạnh Phải làm sao cho hết kẻ bần hàn Và làm sao những tâm hồn hiu quạnh Được niềm vui trong an ủi hân hoan….

(Sài Gịn đêm khuya- Hoang vu)

Khơng chỉ dừng lại ở những cảnh tượng điêu linh hay cái chết của từng cá nhân, Nguyễn Vỹ cịn miêu tả một hiện thực rùng rợn hơn – một đất nước bị tù đày. Quê hương bị nơ lệ, xích xiềng cùng với từng thân phận cá nhân cụ thể là một tứ thơ độc đáo của Nguyễn Vỹ. Đây là một hình tượng vừa thực tế, cụ thể lại vừa cĩ sức khái quát, gợi liên tưởng: “Trong tù quạnh hiu/ ta nằm buồn bả/ nghe mưa/ đêm xưa/ trơi về (Mưa trong tù). Ở bài thơ Hai con chĩ, nhà thơ khắc họa cảnh nhà tù như một cái chuồng cịn người tù thì bị giam hãm, bị ngược đãi như một con vật:

Chuồng ngục tối om, kìa bốn xĩ Bốn thằng bơ bơ như bốn chĩ

Chẳng được nĩi năng, chẳng được cười Hai chân chồm hỗm ngồi co rĩ.

Chiến tranh chỉ gây ra những chết chĩc đau thương, hủy hoại quê hương đất nước. Di hại của chiến tranh thật là đáng sợ. Ngồi cái chết của binh lính hai bên chiến tuyến, chiến tranh cịn là nguồn cơn của lớp người “con hoang”, những đứa trẻ lai đủ các màu da. Chuyện con lai, con hoang (kết quả lối sống ơ hợp bừa bãi của những người lính Mỹ và lính đánh thuê) bị vứt bỏ khơng thương tiếc vốn là một vấn đề nhức nhối trong xã hội miền Nam trước năm 1975. Nguyễn Vỹ rất quan tâm vấn đề này. Cảnh tượng những đứa trẻ vơ tội bị vứt bỏ khơng thương tiếc ngay từ lúc chào đời trên chính quê hương Việt Nam đã khiến lịng ơng tan nát:

Mượn đất Việt để chơn nhau cắt rún Chúng đang sống hàng-bà-làng, hổ lốn Vì chiến tranh, cha của chúng, ấy là tên Và chiến tranh là thủ phạm, cho nên…

(Hài nhi lai Mẽo vứt trơi sơng) .

Trong cái hiện thực đau khổ của người dân mất nước, mất tự do, con người tìm đến với mộng ước. Các nhà thơ mới thường thể hiện lịng yêu nước một cách thầm kín, bĩng bẩy qua nỗi niềm nhớ thương luyến tiếc một thời vàng son của đất nước; hoặc gửi gắm khát vọng tự do ở sự trân trọng những phong tục tập quán đẹp từ lâu đời… Nguyền Vỹ cĩ một cách thể hiện khác hơn, ơng trực tiếp nĩi lên khát vọng cứu nước, cứu dân của mình bằng một giọng điệu khảng khái, hào hùng và chân thật.

Bao giờ chúng mình gạch một chữ Làm cho đảo điên pho Lịch sử? Làm cho bốn mươi thế kỷ xưa Hất mồ nhỏm dậy cười say sưa Để xem hai chàng trai quắc thước Quét sạch quân thù trên Đất Nước? Để cho tồn thể dân Việt Nam Đều được tự do muơn muơn năm? Để cho muơn muơn đời dân tộc Hết đĩi rét, lầm than, tang tĩc?

*

Tình cảm với quê hương đất nước luơn hiện hữu trong tâm thức nhà thơ, một tình cảm dạt dào, cháy bỏng. Ngay cả khi đang chịu cảnh bi đát, thân phận tù đày nhưng thi nhân luơn nghĩ về quê hương: “Mưa luơn/ suốt canh trường/ nhớ thương/ ngàn phương/ quê hương/ xa cách” (Đêm tù nghe mưa). Một con người cương trực trước uy quyền, khẳng khái từ chối sự mời gọi cộng tác từ chính quyền thực dân - phong kiến nhưng lại cũng là người cĩ tâm hồn sâu lắng, luơn nâng niu những kỷ niệm về quê nhà. Dù tha hương nhiều năm trời nhưng hình ảnh quê hương Quảng Ngãi luơn thường trực trong tâm trí ơng. Với lời thơ chan chứa, tha thiết tình quê, ý thơ hùng hồn, thi nhân đã khắc họa được những nét tiêu biểu về đất và người Quảng Ngãi mà ơng rất đỗi tự hào:

Quảng Ngãi - quê hương tơi Dân tình bất ly,

Dân trí bất nhược, Dân đức bất suy, Dân tâm bất khuất, Khí thiêng nung đúc,

Văn chương kiệt phách hào hoa Bất chấp cường quyền uy vũ.

(Quảng Ngãi, quê hương tơi).

Gắn bĩ với quê hương với dân tộc là một thái độ sống mà Nguyễn Vỹ đã lựa chọn: “Há bây giờ hờ hững với quê hương?/ Nhưng dân tộc đã vươn mình quyết liệt,/ Bao anh hùng đã điểm máu tơ xương” (Cảm ơn ngài). Với hồn thơ nặng trĩu sầu tư, đau đáu vì quê hương bản quán, thơ Nguyễn Vỹ xuất hiện dày đặc những từ ngữ diễn tả nội tâm u buồn, hoặc khơng gian u ám ảm đạm. Ví như bài Đêm nay xuân về, với hàng loạt các từ ngữ diễn tả tâm trạng nặng trĩu:

Đêm nay Xuân sang, Bên những mồ hoang. Khơng cánh hoa tàn! Khơng một lời than! Khơng khĩi hương vàng! Khơng tiếng pháo vang!...

Mà ai, than ơi! Lạnh lẽo, xa xơi, Nằm bên nấm cỏ, Ủ làn máu đỏ Nghe dế cầu kinh U u minh minh!...

Nhiều thi phẩm khác của ơng cũng cĩ tình trạng tương tự; viết về xuân nhưng khơng phải là mùa xuân tươi vui tràn đầy sức sống mà là khung cảnh đìu hiu, cơ đơn, đầy u buồn và ẩn ức như bài Tiếng súng đêm xuân, Xuân thơng cảm, Đêm giao thừa tắm biển, Trầm lặng, Hoa lệ, Xuân dạ sầu ngâm… Mượn đề tài mùa xuân nhưng cảnh và tâm trạng thì chất chứa nỗi đau buồn về nhân tình thế thái, quê hương đất nước. Cũng như nhiều nhà Thơ mới khác, Nguyễn Vỹ luơn mang trong mình “cảm thức lạc”, “tha hương” ngay trên chính quê hương xứ sở của mình. Nhà thơ thường ví mình như một kẻ “lữ hành cơ độc”, “phiêu lãng trên nẻo vắng xa xơi”; hoặc là cánh cị bay lạc bầy giữa trời chiều hoang vắng (Hồng hơn). Ơng một mình lênh đênh giữa trần ai (Một mình). Với thân phận kẻ nơ lệ, mất tự do nên sống trên quê hương mà vẫn luơn hồi nhớ quê hương.

Một phần của tài liệu (Trang 52 - 59)