Quan niệm thơ ca của Nguyễn Vỹ

Một phần của tài liệu (Trang 47 - 52)

6. Bố cục của luận văn

2.1.2. Quan niệm thơ ca của Nguyễn Vỹ

Thơ ca vốn là một hiện tượng văn học hình thành và phát triển từ rất sớm. Ở nhiều dân tộc trên thế giới, thuật ngữ thơ được dùng để chỉ chung cho văn học. Kể từ khi ra đời cho đến nay, thơ ca đã khơng ngừng vận động và phát triển cùng với tiến trình văn học. Ở mỗi dân tộc, mỗi giai đoạn lịch sử lại cĩ những quan niệm về nội dung thơ, hình thức thơ khác nhau. Khi bàn về thơ, mỗi học giả, mỗi nhà thơ lại cĩ một cách nhìn nhận riêng, một quan niệm riêng. Chẳng hạn Platon xem nghệ thuật nĩi chung, thơ ca nĩi riêng như một hiện tượng thần bí, cao siêu; Arisstotle coi thơ ca là hiện tượng do con người tạo ra theo những quy luật khác nhau, những quy tắc tổ chức chặt chẽ. Ở Trung Hoa, Tuân Tử, Trang Tử cho rằng: “Thi dĩ ngơn chí”, “Thi dĩ đạo chí”, tức là thơ ca là để nĩi chí, để giáo hĩa đạo hĩa, di dưỡng tính tình con người. Ở Việt Nam, Phan Phu Tiên, thế kỷ XV, viết: “Trong lịng cĩ điều gì, tất hình thành ở lời; cho nên thơ để nĩi chí vậy”; Lê Quý Đơn khẳng định: “Thơ phát khởi từ trong lịng người ta; Phan Huy Ích thì khái quát: “Thơ là để nĩi chí hướng. Bậc quân sĩ lúc nhàn rỗi miêu tả tâm tình, ghi lại hình trạng, thường thường biểu hiện ra thiên chương truyền lại cho người đời”… Nĩi chung, quan niệm về thơ ca là một phạm trù lý thuyết rất phức tạp.

Cũng như nhiều tác giả khác, Nguyễn Vỹ cĩ nhận thức của riêng mình về thơ ca. Chính điều này chi phối, ảnh hưởng tới quá trình sáng tác, hình thành những nét đặc sắc trong thơ ca của ơng. Theo quan niệm của ơng, “Thơ do rung động mà cĩ, vì thơ là một linh hồn”. Quan điểm này được ghi lại trong bài Quan niệm về thơ của Nguyễn Vỹ

- đáp bài phỏng vấn của báo Văn Đàn, đăng trên tạp chí Phổ Thơng số 97. Quan niệm này rất gần với cách hiểu của các triết gia cổ trung đại như Platon, Montaigne, Abbé Brémond, Victor Hugo, Lê Quí Đơn… Thơ theo Nguyễn Vỹ là nghệ thuật tinh túy cao siêu khơng phải muốn là cĩ được. Khi cảm xúc thực sự dâng trào, thi nhân gọi là

“Nàng thơ” đến và mình chỉ cĩ nhiệm vụ ghi chép lại cảm xúc ấy. “(…) tơi là kẻ bị “động cơ” Thơ thúc đẩy chứ khơng phải là kẻ chủ động làm thơ. Tơi khơng phải là tác giả trực tiếp, mà chỉ là một thứ thư kí của Nàng Thơ. Nàng Thơ đấy mới là yếu tố sáng tạo của thơ. Tơi cĩ thể nĩi: Thơ tạo ra thơ. Người thơ chỉ cảm mà khơng sáng tác.” Thi sĩ đơi khi khơng thể chủ động tạo ra tác phẩm thơ được. Bài thơ chỉ xuất hiện với những điều kiện cần thiết được đáp ứng. Chẳng hạn cần cĩ “cảnh”, cĩ “tình”, cĩ sự xuất hiện của “Nàng Thơ”… thì lúc đĩ mới cĩ thơ được: “Mỗi lúc ta trơng thấy nàng,/ hồn ta vơ vẩn mơ màng,/ thơ ta bay ra man mác”. (Tình Câm- Tập thơ đầu). Cĩ Nàng thơ thì mới cĩ thơ; Nàng lay động tâm hồn để thơ ta xuất hiện; khơng cĩ nàng chưa chắc cĩ thơ. Nàng là khách thể và đồng thời cũng là chủ thể tạo ra thơ. Nguyễn Vỹ phát biểu:

Nhiều khi trước một cảnh vật mà tơi cảm thấy rất nên thơ nhưng nàng thơ khơng đến với tơi thì tơi cĩ muốn làm thơ cũng khơng làm ra được. Trái lại cĩ những đêm khuya vắng tơi bị cảm xúc do một cảnh vật, hay một ý nghĩ nào đĩ, tơi tắt đèn nhắm mắt ngủ cũng khơng yên. Nàng Thơ lơi cổ tơi dậy, bắt tơi cầm bút viết…viết…viết. Viết xong “bài thơ” tơi mới ngủ được”. [44, 97, tr. 70]

Ta bắt gặp trong các thi phẩm Nguyễn Vỹ những từ ngữ nhân xưng “Nàng, Em, Mình…” khơng phải “nàng” hay “em” cụ thể nào đĩ như một người phụ nữ - theo cách hiểu từ ngữ nhân xưng. Nàng, Em trong thơ ơng mơ màng vừa hư vừa thực, vừa gần vừa xa, vừa cụ thể vừa trừu tượng. Nàng Thơ đến với thi nhân là tạo ra tất cả:

Cĩ em vui quá hĩa cuồng.

Khơng em, vắng vẻ, quá buồn, buồn tênh! (Chiều mai em đến ngâm thơ - Hoang vu).

Quan niệm thơ Nguyễn Vỹ rất gần gũi với các trường phái siêu thực, tượng trưng của thơ ca hiện đại thế giới. Là một trong những nhà thơ tiên phong khai mở phong trào Thơ mới, Nguyễn Vỹ cĩ những quan niệm về thơ rất mới mẻ. Nĩi về vần điệu trong thơ, ơng cĩ những phân tích rất lí thú:

Mỗi chữ thơ, mỗi câu thơ, là một linh hồn, nghĩa là nĩ rung cảm. Rung cảm tức là cĩ nhạc điệu. Vậy thì một câu mình viết ra khơng cĩ nhạc điệu, tức nhiên là khơng phải thơ. Vần chính là yếu tố nhạc của thơ. Thơ tự

nĩ đã cĩ chứa vần và điệu. Đĩ là bẩm chất thiên nhiên của thơ. Đặt ra nguyên tắc như Verlaine: “De la Mussique avant toute chose” (âm nhạc đầu tiên và quan trọng nhất) là vơ ích, vì là thừa. Âm điệu đã cĩ sẵn trong thơ khơng cần hỏi “nên cĩ hay khơng nên cĩ”…[44, 97, tr. 70-71].

Quan niệm này hướng thơ đến với những sáng tạo tự do khơng bị trĩi buộc. Theo đĩ, vần điệu thơ khơng hiển hiện ra bên ngồi như lối thơ trung đại mà được ẩn dấu trong chữ. Khi đọc lên, người đọc cảm nhận được âm vang của vần trong một sự kết hợp hài hịa. Chẳng hạn: “Bốn phương trời/ sương sa/ tiếng chuơng chùa/ ngân nga…/ trời lặng êm,/ nghe rêm/ tiếng chuơng/ rơi,/ thảnh thơi,/ êm đềm….” Thoạt nhìn, cĩ cảm giác tác giả khơng chủ ý gieo vần, nhưng thực ra các từ tượng thanh “ngân nga, rêm, êm đềm, bon, véo von, êm ru, vang…” xuất hiện đều đặn đã tạo nên tính nhạc, tạo vần cho bài thơ. Như vậy quan niệm thơ của Nguyễn Vỹ là sự xúc động cao độ ở tâm hồn được nung nấu, tinh luyện lâu ngày để rồi khi đến kì “sinh nở” thì đứa con tinh thấn ấy ra đời trên cơ sở vơ thức sáng tạo, chứ chủ định nhà thơ khơng làm được.

*

Trong quan niệm về thơ, cĩ một vấn đề được các nhà thơ đương thời rất quan tâm, đĩ là “thơ mới, thơ cũ”. Cuộc tranh cãi này từng lơi cuốn rất đơng người tham gia, cả giới văn chương lẫn cơng chúng yêu thơ. Nguyễn Vỹ cũng tham gia và cĩ chủ kiến riêng. Ơng lập luận:

Thơ khơng cĩ mới hay cũ. Thơ khơng cĩ thời gian. Một bài thơ của Firdowsi, của Vương Dương Minh, Ronsard, của Hồ Xuân Hương ngày nay vẫn cịn mới, 1000 năm nữa vẫn cịn mới. Dĩ nhiên thơ hay vần cõn mãi và mới mãi. Thơ dở tự nĩ sẽ chết.

Trong cách hiểu của Nguyễn Vỹ, cần hiểu “thơ mới, thơ cũ” theo một cách riêng, khơng theo nghĩa “cũ- mới” như trong từ điển. Mới ở đây là nội dung tư tưởng tiến bộ, cĩ tính nhân loại, dân tộc; cĩ hình thức nghệ thuật mẫu mực, hấp dẫn. Nĩi đến “mới” cũng cĩ nghĩa là cĩ “cái hay đạt đến độ hồn chỉnh để thời đại nào con người soi vào cũng thấy mình, thấy người, thấy hiện đại và vượt cả lên trên thời đại đang sống. Nguyễn Du với những câu lục bát hơn 300 năm sau vẫn cịn mới”.

hình thức thơ mới. Tuy vậy, ơng cũng thường xuyên sử dụng lối “thơ cũ” như lục bát, song thất lục bát, thất ngơn… Nguyễn Vỹ dùng hình thức thơ truyền thống để chuyển tải những nội dung tư tưởng mới mẻ, hiện đại. Các thi phẩm: Cơn dơng ở nhà quê, Gái nghèo (tập thơ đầu), Giấc mơ bom nguyên tử, Hồng tử Siddharta, Trong chiếc thuyền nan, cơ đơn, Chiều mai em đến ngâm thơ, Chưa trọn lời nguyền, Nam thu hịa khúc, Ra đi ... là những ví dụ cụ thể. Như vậy, thơ cũ hay mới khơng quan trọng ở hình thức. Điều cốt yếu là tác phẩm ấy cĩ giá trị hay khơng: “Thơ dài ngắn, rộng, hẹp, nhiều chữ, ít chữ nằm trong một khung khổ hay nhảy múa tự do đều khơng phải tự nhà thơ muốn mà được. Tự nơi hồn thơ, do nơi hứng thơ, người làm thơ mất đơi chút cơng phu sắp xếp lại cho khỏi bê bối thế thơi. [44, 97, tr. 71].

Nguyễn Vỹ quan niệm “thơ phải sáng nghĩa”, thơ phải gắn với nhân sinh; khơng thể cĩ thứ thơ mà khơng xuất phát từ con người. Thơ “sáng nghĩa” theo quan niệm của ơng là phải cĩ tính nhân văn phục vụ con người; sáng nghĩa khơng phải là nghĩa hiển hiện ra trên từng câu, từng chữ, đọc là thấy ngay mà chứa đựng giá trị cao đẹp, nhân văn nhất. “Thơ luơn luơn là sáng. Thơ là ánh sáng mà! Mù mắt như Homère, Milton, Nguyễn Đình Chiểu. Thơ vẫn đầy ánh sáng (...) thơ, càng nhìn càng thấy sáng. Tối ở bên ngồi mà thật sáng ở bên trong.” [44, 97, tr.71].

Bài thơ Đêm trinh là một ví dụ khá tiêu biểu cho quan niệm này. Cả bài thơ ngập tràn tồn bĩng tối, khơng cĩ chút sáng nào trừ hai dịng thơ của khổ cuối “tối đen một giếng thẳm, rực rỡ ánh quang minh”. Những hình tượng thơ tưởng chừng mâu thuẫn đặt bên nhau với dụng ý nghệ thuật rất rõ. Ban đầu là ý thức muốn trở về với “giếng tối, khu vườn âm u, quê hương hoang vu, khơng một dấu vết”, những biểu hiện cho cái uyên nguyên, trinh thuần và huyền bí. Hình tượng “giếng tối” biểu thị cái ban sơ, tĩnh lặng, cái cố định khơng thể đổi dời. Ý tưởng trở về, quay lại với những giá trị thuần nhất, gần gũi trong cuộc đời cũng cĩ nghĩa là rời xa những cám dỗ của đời sống hiện tại:

Đêm nay tơi khơng muốn ngồi gục bên đỉnh trầm, Nghe rượu cười trong ly,

Nhạc quây cuồng trong khĩi, Thời gian đọng trên mi. Tơi muốn về bên giếng tối Khu vườn âm u,

Quê hương hoang vu, Khơng một dấu vết,

Thi nhân muốn rời bỏ thế giới lụi tàn, bởi:

Tơi khơng muốn dẫm lên những mặt trời đã chết, Khơng vương những nén tơ đã kết

Vịng hoa trên cổ áo quan tài.

Đã lạnh rồi những mưa xuân chết yểu trong thiên thai! Nhặt làm chi những phím hương đổ gãy,

Màu xám hồng hơn, Màu xanh rợn hoang hồn,

Hình bĩng thời Homere quay cuồng trong nhạc lửa! Thơi, vươn lên chi những hình hài ẻo lả nữa!. Tất cả chết chĩc, ẻo lả, vì thế phải vượt qua để quay về:

Tơi khơng muốn đêm nay cười nghiêng ngửa, Tơi đạp tung cánh cửa

Ngạo nghễ của thành Sầu. Đêm lính gác nhe răng cười, Rùng rợn đơi mắt sâu. Để tơi đi!

Để tơi đi!.

Đây là cuộc “trở về” mang tính triết học, trong bối cảnh “khơng cửa, khơng ngõ, khơng lửa, khơng trăngcho nên lại tốt lên ánh sáng trí tuệ. Chính từ trong bĩng tối vơ biên “tối đen một giếng thẳm” nên mới dễ nhận ra cái “rực rỡ ánh quang minh”. Đúng là “Trong chuỗi ánh sáng thì bĩng tối là khởi đầu. Trong hành trình đến ánh sáng thì bĩng tối là xuất phát điểm. Muốn nhìn ánh sáng rõ nhất thì phải ở trong tối”. Bài thơ Đêm trinh tưởng chừng như tối tăm hĩa ra lại bừng sáng. Nguyễn Vỹ từng nhận xét:

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX, cĩ một số thơ Tây Phương, mới xem qua thấy tối. Nhưng càng nhìn kĩ vào thơ, càng nhìn càng thấy sáng. Tối ở bên ngồi mà thật sáng ở bên trong (…) Ánh sáng của bài thơ tỏa ra trong mỗi nét tối. Thơ của họ cĩ lân tinh (Phosphore). Ban đêm sáng rực lên như

lửa ma. [44, 97, tr. 71]

Tác giả Thiết Mai trong một bài viết về thơ Nguyễn Vỹ, đăng trên tạp chí Sáng dội miền Nam, đã cĩ những nhận xét rất tinh: “Về ý thơ, Nguyễn Vỹ đã cĩ những ý tưởng, nhiều câu văn táo bạo (Hai người điên, Hai con chĩ, Trăng - Chĩ - Tù, Đêm trinh…) điều này khiến thơ ơng thốt ra khỏi lối thường tình…”

Nguyễn Vỹ quả thật đã cĩ những bài thơ rất thành cơng, những thi phẩm tồn bích mà theo cách nĩi của Hồi Chân – Hồi Thanh là những kiệt tác. Đĩ là những bài

Sương rơi, Gửi Trương Tửu, Đêm trinh… Những bước tiến vượt bậc trong việc cách tân thơ Việt Nam mà Nguyễn Vỹ cĩ được chắc chắn là xuất phát từ một quan niệm thi ca tiến bộ. Với một cá tính mạnh mẽ, một sức sáng tạo dồi dào, ơng đã gĩp phần cách tân thơ Việt theo hướng hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)