Những đổi mới, sáng tạo trong xây dựng hình ảnh, hình tượng thơ

Một phần của tài liệu (Trang 73 - 78)

6. Bố cục của luận văn

3.1.2. Những đổi mới, sáng tạo trong xây dựng hình ảnh, hình tượng thơ

động và tương đối hồn chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngơn ngữ cĩ tính chất vần điệu, với trí tưởng tượng, sáng tạo và cách đánh giá của nhà nghệ sĩ.” [10, tr.100]. Một số nhà nghiên cứu cịn chia tách cụ thể hơn; theo đĩ nếu xét về phương diện ý nghĩa thì cĩ cả “hình tượng ý niệm” và “hình tượng cảm xúc”.

Nguyễn Vỹ cĩ nhiều thi phẩm thể hiện hình tượng ý niệm như: Đêm trinh, Tiếng Việt, Đêm tù nghe mưa, Chim hấp hối, Con chim trong tù, Buồn muốn khĩc lên, Quảng Ngãi quê hương tơi…Hình tượng được thể hiện một cách tinh tế, kiểu như:

Gĩi trọn niềm tin trao về tạy Thượng đế Hương phấn đăng trình cịn ngào ngạt mơ say Thương những màu tím, những màu xanh thế hệ.

Buồn muốn khĩc lên với hoa bướm đêm nay! (Buồn muốn khĩc lên)

Bài thơ thể hiện nỗi đau của tác giả về đất nước bị chiến tranh triền miên, chiến tranh tàn phá tất cả, cảnh chết chĩc tang thương, những thế hệ trẻ mới lớn lên khơng cĩ tương lai, khơng làm chủ được mình. Niềm tin khơng cịn, chỉ biết trao số phận cá nhân về tay thượng đế. Những “thế hệ màu tím, màu xanh” là hình tượng ý niệm. Nĩ khơi gợi liên tưởng đến một thực tế “thế hệ tương lai của đất nước khơng cĩ tương lai”. Cũng cĩ khi “hình tượng ý niệm” được gửi gắm vào một hiện tượng đời sống. Chẳng hạn ở bài Tiếng Việt, tác giả mượn một thứ cụ thể (tiếng nĩi, ngơn ngữ) để nĩi về sự phát triển của cả dân tộc:

Buồm căng bay phấp phới Mang sự nghiệp Rồng Tiên Bơi đau cùng thế giới,

Khắp phương trời mơng mênh.

Hình tượng ý niệm cĩ khi được thể hiện theo lối ẩn dụ: “Đêm khuya thơ réo-rắt/ Muốn thốt ngục ra liền./ Tim tơi khơng cịng sắt,/ Thơ tơi khơng bị xiềng.”. Thân thể bị giam cầm nhưng tinh thần thi nhân hồn tồn tự do, nhà tù khơng thể giam cầm được tâm hồn tác giả.

Khác với hình tượng ý niệm, “hình tượng cảm xúc” là hình tượng chủ yếu dùng để chứa đựng, biểu đạt cảm xúc của con người. Đây là loại hình tượng phổ biến nhất trong thơ ca. Thơ Nguyễn Vỹ cĩ rất nhiều trường hợp sử dụng hình tượng cảm xúc; chẳng hạn như các bài: Mưa, Cơn dơng ở nhà quê (Tập thơ đầu), Sương rơi, Duyên

trăng, Mơ tuyết, Hoa phượng, Nam thu hịa khúc (Hoang vu)… Cả bài thơ Cơn dơng ở nhà quê hồn tồn tả cảnh với những từ ngữ bình dị “Cụm tre xào xạc, mục đồng, tiếng kêu ếch nhái, bọt bèo trơi nổi, sét đánh, nước ngập..”. Tất nhiên đây khơng đơn thuần là lối tả cảnh, mơ tả thiên nhiên. Tác giả “mượn” cảnh để khơi gợi ở người đọc những ý tưởng lớn lao, sâu xa hơn. Câu kết bài thơ “Mặt giời lấp lĩ giữa thiên khơng.” Là cách tạo dư âm, mở ra trường liên tưởng mới. Tư tưởng bài thơ hiện ra, mọi phong ba bão tố cuộc đời rồi cũng sẽ đi qua, “mặt giời” sẽ vẫn mãi hiển hiện giữa thiên khơng luơn là quy luật, là chân lí. Một niềm tin mãnh liệt được thể hiện qua hình tượng “mặt giời” ở cuối bài thơ.

Thi phẩm Sương rơi được nhắc nhiều trong các cơng trình của các nhà nghiên cứu khi nhắc đến sự nghiệp thi ca của Nguyễn Vỹ. Đây là tác phẩm Thơ mới rất tiêu biểu của ơng. Tác giả sử dụng “hình tượng cảm xúc”, miêu tả giọt sương rơi để biểu đạt những tư tưởng, triết lý của riêng mình. Cũng vì thế mà bài thơ gợi nên những cách hiểu, cách cảm nhận và giải thích rất khác nhau. Hồi Chân - Hồi Thanh cho rằng “Cái gì đĩ cĩ thể là những giọt sương, cũng cĩ thể là những giọt lệ hay giọt gì vẫn rơi đều đều, chầm chậm trong lịng ta…” [47, tr. 96]. Cịn Hữu Đạt thì diễn giải:

Nguyễn Vỹ dùng lối thơ hai chân để mơ phỏng một hiện tượng thiên nhiên vốn rất quen thuộc. Mỗi dịng thơ của ơng chỉ cĩ hai từ tựa hồ như từng giọt sương đang thong thả rơi xuống; tí… tách, tí…tách… Nĩ gợi cho người đọc hình ảnh của sự vật mang tính ấn tượng hơn là tư tưởng. [10, tr. 222]. Cả hai tác giả đều cho rằng Sương rơi chỉ là thơ tả cảnh, miêu tả thiên nhiên. Cách tả cảnh “ngụ ý” này thể hiện tâm trạng con người, giọt sương hay “giọt gì đĩ” trong tâm hồn. Tuy vậy cũng cĩ thể đẩy suy tưởng xa hơn. Với “hình tượng cảm xúc” này, cĩ vẻ như ý nghĩa của Sương rơi đang hướng đến triết lý nhân sinh. Mượn hình ảnh thiên nhiên, sương giĩ để nĩi về kiếp nhân sinh vơ thường. Cĩ người cho rằng trong Sương rơi của Nguyễn Vỹ, “Giọt sương cũng tuân theo qui luật “Sinh, Lão, Bệnh, Tử” của triết lí nhà Phật?”. “Sương rơi/ nặng trĩu” giọt sương sinh ra như một qui luật tất yếu, sinh ra mang nặng nợ trần. Cĩ sinh ắt cĩ diệt, con người và vạn vật cũng thế “Những hơi/ giĩ bấc/ lạnh lùng/ hiu hắt/ thấm vào”. Miêu tả giọt sương nhưng tồn những từ gợi về cảm giác con người. Dường như giọt sương già đi, âu cũng là qui luật. Khơng cịn “giọt” nữa mà là “hạt”: “Hạt sương/ thành một/ vết

thương”. Từ giọt đến hạt là theo qui luật vơ thường ấy rồi. Nếu “giọt” gợi cảm giác tươi trẻ, tinh khiết thì hạt là ở độ chín muồi và dần về già. Rồi cái âu lo nhất của kiếp nhân sinh con người đĩ là bệnh và tử “Hạt sương/ thành một/ vết thương” là gì nếu khơng là bệnh? Từ dịng thơ thứ 15 đến dịng 40 là miêu tả cái tử của giọt sương với rất nhiều cung bậc cảm xúc “tan tác, tả tơi, điêu tàn, mồ hoang, tơi tả, tơi bời…” Kiếp nhân sinh con người cái đang sợ nhất là tử, vì thế mà non 2/3 bài thơ đề cập đến tử. Cĩ thể nĩi rằng Sương rơi mang tư tưởng nhân sinh kiếp người chứ khơng chỉ là bài thơ ấn tượng nhiều mà khơng cĩ tư tưởng như nhiều người vẫn nghĩ. Cách tiếp cận về bài

Sương rơi như thế kể cũng đáng ghi nhận. *

Thơ của Nguyễn Vỹ thường cĩ rất nhiều hình tượng – hình ảnh giàu khả năng khơi gợi, ám ảnh: tiếng chuơng trong bài Tiếng chuơng chùa, giọt sương trong bài

Sương rơi, cánh cị trong bài Hồng hơn, vầng trăng trong bài Duyên trăng, người nữ trong bài Thiếp trong cánh cửa, giọt mưa trong bài Đêm tù nghe mưa, con chim trong bài Chim hấp hối, Con chim trong tù, bơng tuyết trong Mơ tuyết… Nĩ trở thành những tình tiết, chi tiết gĩp phần làm cho ý tứ trong bài thơ trở đa dạng, sinh động, giàu âm vang và màu sắc. Chẳng hạn hình ảnh chiếc võng trong bài Cám ơn cơ X đã tặng chiếc võng tơ của ơng:

Xin cảm ơn người tặng võng tơ, Ta treo lơ lửng gĩc trời mơ!

Dăng bên ngọn liễu mành sương rũ Nằm dưới hiên hoa bĩng nguyệt mờ. Đợi bướm say hương về bến giĩ Ru ta dệt mộng ấp nàng Thơ Sĩng trần xao xác hồn mê tỉnh,

Đưa chiếc thuyền hoang trơi dật dờ… Để chiếc vu thuyền lạc hướng mơ, Lướt theo mây giĩ cuốn khơng bờ! Giịng tim dậy sĩng trơi lênh láng, Nấm tĩc trào men trổ phất phơ. Kẽo kẹt trăng đưa vờn bĩng mộng,

Lao xao Sao rụng ngập giàn thơ. Ngày sau ta chết, xin ai nhớ Gĩi xác ta vào chiếc võng tơ!.

Nhiều hình ảnh trong thơ Nguyễn Vỹ thể hiện tâm trạng cơ đơn, nỗi nhớ mong rất đặc sắc. Đặc biệt là hình ảnh non nước buồn thảm, đìu hiu, được nhà sử dụng với tỉ lệ rất cao. Trong số 90 bài thơ của hai tác phẩm Tập thơ đầu, Hoang vu… thì cĩ đến 65/90 bài cĩ hình ảnh non nước thê lương đau xĩt ấy. Rõ ràng đĩ cũng là một nỗi đau thường trực trong tâm hồn nhà thơ. Ơng thương cho những kiếp người chết uổng, những di tích hoang tàn đổ nát, non nước điêu linh:

- Kể từ đĩ, tơi khĩc cho những đại Hiền nhân Đã chết đi trong quên lãng nơi đền đài rêu phong

(Em khơng hiểu vì sao ư?)

- Cũng như những tháp Chàm ấy là những linh từ đời xưa, Đứng chĩt vĩt trên gị cao, nguy nga giữa cảnh đồng nội, Mà nay cơ đơn ủ rũ đầy vơi sương nắng giĩ mưa,

Đền đã tan tành đổ nát như đa mang nhiều ác tội! (Đền đổ)

- Non nước điêu linh ốn hận trường!

Quốc hồn vang dậy tiếng thê lương! (Gởi cơ Bích Tiên) Những nấm mồ hoang khơng khĩi hương như kiếp đời đơn độc luơn hiện lên trong thơ Nguyễn Vỹ như một nỗi ám ảnh thường xuyên:

- Đêm nay Xuân sang, Bên những mồ hoang. Khơng cánh hoa tàn! Khơng một lời than! Khơng khĩi hương vàng!

(Đêm nay xuân về)

- Bao nhiêu mồ mả khơng hương khĩi, Vọng tiếng u hồi của cố hương!

(Gởi cố Bích Tiên)

- Từng giọt/ Thánh thĩt,/ Từng giọt/ Điêu tàn/ Trên nấm/ Mồ hoang!... (Sương rơi)

Cả những hình ảnh về kiếp người chịu nhiều đau khổ, đĩi nghèo, tù tội, chết chĩc trong các bài “Sài Gịn đêm khuya, Trăng – Chĩ - Tù, Giấc mơ bom nguyên tử, Hai con chĩ, Chim trong tù….Tất cả nĩi lên một tâm hồn sầu thương vời vợi, nỗi đau đớn trong tâm hồn thi nhân được thể hiện qua các hình ảnh hình tượng thơ mới lạ độc đáo.

Cĩ thể nĩi rằng trong cách xây dựng hình ảnh hình tượng thơ, Nguyễn Vỹ đã cĩ những sáng tạo rất riêng. Đĩ là những “hình tượng ý niệm”, “hình tượng cảm xúc” theo một bút pháp táo bạo nhưng cũng rất tinh tế, kín đáo. Với cách xây dựng hình ảnh, hình tượng thơ như vậy, bài thơ tỏ ra cĩ khả năng biểu đạt cao hơn. Đĩ cũng là một trong những đặc điểm nổi bật trong thơ Nguyễn Vỹ.

Một phần của tài liệu (Trang 73 - 78)