Biện pháp dạy học Tập đọc

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ISPRING ĐỂ RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 5 10600738 (Trang 26 - 27)

7. Cấu trúc của đề tài

1.2.3. Biện pháp dạy học Tập đọc

Dạy đọc hiểu là quá trình dạy học sinh đọc có ý thức, có khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. Chính vì vậy, giáo viên cần có biện pháp giúp các em hiểu bài đọc. Trước hết là bắt đầu từ việc hiểu nghĩa của từ. Việc chọn từ nào để giải thích phụ thuộc nhiều vào đối tượng học sinh (ở địa phương nào? thuộc dân tộc nào?...). Để làm được điều đó, giáo viên phải có hiểu biết về từ địa phương cũng như có vốn từ mẹ đẻ của dân tộc mình dạy học để chọn giải nghĩa từ cho thích hợp; đồng thời phải chuẩn bị sẵn sang để giải đáp cho học sinh bất cứ từ nào trong bài mà các em yêu cầu.

Bên cạnh đó, để hiểu và nhớ những gì được đọc, người đọc không phải xem tất cả các chữ đều quan trọng như nhau mà có thể và cần sang lọc để giữ lại những từ “chìa khóa”, những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản. Đó là cách giúp người đọc hiểu được nội dung của bài. Tiếp theo, giáo viên phải hướng học sinh phát hiện ra những câu quan trọng, những câu nêu ý chung của bài. Đối với văn bản nghệ thuật, học sinh cần nắm được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nhất. Khả năng thông hiêu nội dung của văn bản được hình thành thông qua hệ thống bài tập dạy đọc hiểu. Những bài tập nay là phương tiện xác định cái đích của việc đọc cần tiến tới. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh phát hiện từ mình

không hiểu; yêu cầu các em giải nghĩa từ, tái hiện những chi tiết, hình ảnh của bài cũng có thể là nắm ý chung của đoạn, bài để lập dàn ý, hiểu giá trị nghệ thuật của một số yếu tố. Ở tiểu học, học sinh cũng phải hiểu được nghĩa bóng của từ, sự chuyển nghĩa trong văn bản nghệ thuật, những cách nói bất thường mặc dù mới ở mức độ đơn giản.

Đối với học sinh tiểu học, dạy học đọc hiểu có hai cách phân tích: đi từ toàn thể đến bộ phận. Ví dụ như học sinh đọc xong bài, giáo viên có thể hỏi các em: “Bài viết về cái gì? Nhằm mục đích gì? Những từ ngữ, chi tiết nào cho em biết về điều đó?”. Hoặc giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi, ví dụ “Tên bài gợi cho em điều gì? Hãy phát hiện, từ câu quan trọng của bài. Từ câu đó cho em biết điều gì? Đoạn này nói lên ý gì? Cả bài nói về cái gì? Bài viết có mục đích gì?”

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ISPRING ĐỂ RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 5 10600738 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)