Quy trình dạy học phân môn Tập đọc

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ISPRING ĐỂ RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 5 10600738 (Trang 32)

7. Cấu trúc của đề tài

1.2.5. Quy trình dạy học phân môn Tập đọc

Trong đề tài này, chúng tôi vận dụng quy trình dạy học tập đọc ở lớp 5 để rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo thông tư 32/2018/ TT- BGDĐT về phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Hoạt động 1. Khởi động Hoạt động 2. Khám phá kiến thức Hoạt động 3. Luyện tập Hoạt động 4. Thực hành- Vận dụng Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng 1.3. Tổng quan về phần mềm ISpring

1.3.1. Giới thiệu về phần mềm ISpring

Bài giảng theo chuẩn e-Learning là bài giảng có khả năng tích hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) và tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC… Xây dựng bài giảng điện tử e-Learning là một trong những kỹ năng cần thiết đối với mỗi giáo viên ngày nay, khi mà giáo dục Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và tiếp cận với công nghệ giáo dục hiện đại.Có một công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong công tác soạn bài giảng e-learning đó chính là ISpring Suite.

ISpring Suite là phần mềm có đầy đủ các tính năng của một phần mềm soạn bài giảng E-learning chuyên nghiệp, có giao diện dễ dử dụng. Phần mềm được phát hành bởi hãng ISpring Solution. Phiên bản mới nhất hiên nay là ISpring Suite 9. Bộ sản phẩm ISpring Suite được tích hợp 3 phần mềm gồm iSpring Pro – tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ soạn bài giảng theo chuẩn E- Learning, iSpring QuizMaker – phần mềm chuyên dùng soạn bài thi trắc nghiệm và khảo sát trực tuyến, và iSpring Kinetics – phần mềm chuyên dùng biên tập sách điện tử.

1.3.2. Chức năng của phần mềm ISpring

- Chèn Website - Chèn Youtube - Chèn Flash

- Chèn Sách điện tử - Chèn bài trắc nghiệm - Ghi âm, ghi hình - Quản lý bài giảng - Cấu trúc bài giảng

- Đính kèm

- Thiết lập thông tin giảng viên - Xuất bản

1.3.3. Lợi ích khi sử dụng phần mềm ISpring

1.3.3.1. Hỗ trợ PowerPoint hoàn hảo

-Tạo các hiệu ứng phức tạp tùy chỉnh PowerPoint

-Bảo tồn tất cả các hiệu ứng mà bạn đã áp dụng một cách chính xác sau khi chuyển sang định dạng cross- platform, flash, …

1.3.3.2. Hỗ thiết bị di động

- Với ISpring nội dung của bạn qua mobilewith chỉ cần nhấp chuột vào nút “Xuất bản” mà không cần phảo lập trình.

1.3.3.3.Tạo tùy chỉnh câu đố và khảo sát

-Xây dựng các câu đố tương tác thông minh, điều tra bổ sung khóa học của bạn hay tạo ra đánh giá độc lập để theo dõi mức độ kiến thức của bạn sau buổi học.

-Câu đố trông rất hấp dẫn và độc đáo nhờ khả năng tùy biến của ISpring. Thiết kế trực quan, dễ sử dụng.

-Kịch bản phân nhánh cao cấp cho phép bạn sắp xếp các đường dẫn cá nhân trong mỗi bài kiểm tra.

-Thiết kế các quy tắc kiểm tra: quy định thời gian, bao nhiêu điểm để đậu…

-Hệ thống tính điểm có thể được tùy chỉnh tùy thuộc vào mục đích của bài kiểm tra cụ thể.

1.3.3.4.Hỗ trợ nhiều tương tác

-Flash, HTML phù hợp cho tất cả các thiết bị. -Nội dung tương tác ngoại mục.

-Chuyển tiếp ứng tượng và tạo ra một trải nghiểm độc đáo cho người xem. -Trình bày rõ ràng, tài liệu tìm kiếm phong phú.

1.3.3.5.Hỗ trợ thuyết minh và đa phương tiện

-Dễ dàng ghi, đồng bộ hóa âm thanh và video thuyết minh.

1.3.3.6.Áp dụng kịch bản tùy chỉnh phân nhánh

- Tạo cấu trúc môn học tùy chỉnh cho bạn  Làm tăng hiệu quả của toàn bộ khóa học E – Learning.

1.3.3.7.Hỗ trợ các tính năng E- Learning

- Bảo vệ nội dung của bạn. + Chống vi phạm bản quyền

+ Áp dụng một mật khẩu và watermark. + Chơi trên một trang web nhất định.

- Sử dụng xây dựng thương hiệu riêng của bạn.

1.3.3.8.Tùy chọn xuất bản

-Chia sẻ nội dung của bạn một cách dễ dàng.

-ISpring Suite 7 cung cấp một loạt các tùy chọn xuất bản và cho phép bạn chuẩn bị cho khóa học của bạn cho các mục đích khác nhau.

-Có cài đặt trước thuận tiện cho phép bạn nhanh chóng công bố các dự án của bạn đến các địa điểm khác nhau: đăng nó trên Internet, hoặc xuất bản cho một LMS như là một gói SCORM.

-Hỗ trợ rộng và tương thích hơn với LMS.

-Hỗ trợ hoàn hảo các tiêu chuẩn SCORM và AICC đảm bảo rằng nội dung E – Learning được tạo ra với ISpring Suite nhanh chóng tích hợp với môi trường E – Learning ban đầu của bạn. ISpring Suite 7 cũng hỗ trợ API Tin Can cho phép bạn thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn.

-Với ISpring Mobile App tất cả các khóa học và bài kiểm tra E – Learning của các bạn có sẵn trên iPad bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào. Ứng dụng hữu ích này cho phép người học đề tài về nhiệm vụ của họ quyền iPad của họ và học hỏi trên đường đi, ngay cả khi offine.

1.3.4. Ưu điểm và hạn chế của phần mềm ISpring

1.3.4.1.Ưu điểm của phần mềm ISpring

-Soạn bài giảng điện tử E-learning chuyên nghiệp, giúp giáo viên tiếp cận nhanh hơn và phục vụ đắc lực cho công việc soạn giảng.

-Tính năng đóng gói sản phẩm theo dạng EXE (tự động) hay Flash 10 để xuất bản trực tuyến gói bài giảng điện tử bằng giao thức FPT hay email.

-Giữ lại hầu như toàn diện nguyên mẫu các hiệu ứng mà người dùng đã thiết kế trên slide trình diễn của PowerPoint ở file kết quả đóng gói.

-Hỗ trợ đóng gói theo các chuẩn mới nhất hiện nay như SCROM 1.2, SCROM 2004, AICC rất tiện dụng cho việc chia sẻ trực tuyến.

-Chức năng QuizMaker tích hợp hỗ trợ tạo các mẫu bài tập tương tác “thực nghiệm” đa dạng và phong phú.

1.3.4.2.Hạn chế của phần mềm ISpring

-Tốn phí rất cao : $897/1 giấy phép.

-Vì tích hợp trên PowerPoint nên file cần xuất sẽ khó tùy biến.

+ Rất khó để thay đổi kích thước của 1 file khi xuất ra định dạng Flash. + Màu nền là lấy chuẩn của PowerPoint.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Ở chương này, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống cơ sở lí luận của việc sử dụng ISpring để rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5. Đó là dạy học đọc hiểu trong phân môn Tập đọc ở tiểu học nói chung và ở khối lớp 5 nói riêng, những yêu cầu cần đạt của phân môn tập đọc, quy trình dạy tập đọc theo chương trình phổ thông mới và giới thiệu chung về phần mềm ISpring trong thiết kế bài giảng. Đây là những cơ sở lí luận cần thiết làm tiền đề để chúng tôi thực hiện chương 2 và chương 3.

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ISPRING TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC

2.1. Mục đích khảo sát

Nhằm tìm hiểu việc ứng dụng phần mềm ISpring cũng như ứng dụng phần mềm này để rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5. Trên cơ sở đó, đề xuất việc ứng dụng phần mềm ISpring vào dạy học nói chung va rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5 nói riêng.

2.2. Nội dung khảo sát

2.2.1. Nội dung khảo sát giáo viên

- Nhận xét của giáo viên về vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học tập đọc ở tiểu học.

- Nhận xét của giáo viên về mức độ sử dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học tập đọc ở tiểu học.

- Nhận xét của giáo viên về mức độ hiểu biết về phần mềm ISpring và ứng dụng phần mềm này vào dạy học tập đọc ở tiểu học.

- Nhận xét của giáo viên về mức độ cần thiết của việc ứng dụng phần mềm ISpring trong dạy học ở tiểu học.

- Nhận xét, đánh giá của giáo viên về những khó khăn thường gặp trong việc ứng dụng phầm mềm ISpring trong dạy học tập đọc ở tiểu học.

2.2.2. Nội dung khảo sát học sinh

- Đánh giá mức độ hiểu biết về dạy học các tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin.

- Đánh giá mức độ sử dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy trên lớp của giáo viên.

- Đánh giá mức độ hiệu quả, hứng thú khi học các tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin.

- Đánh giá mức độ cần thiết, nhu cầu của học sinh của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

2.3. Phương pháp khảo sát

- Sử dụng phương pháp đàm thoại, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với giáo viên và học sinh ở trường tiểu học.

- Sử dụng phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia để thu thập thông tin về việc ứng dụng phần mềm ISpring rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5.

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm: phân tích, tổng hợp, đánh giá, phiếu khảo sát của giáo viên và học sinh lớp 5 ở trường tiểu học.

- Sử dụng phương pháp xử lý số liệu: tính tỉ lệ phần trăm.

2.4. Tổ chức khảo sát

2.4.1. Đối tượng khảo sát

Đề tài khảo sát tại 2 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ và trường Tiểu học Trưng Nữ Vương với 50 HS khối lớp 5 và 30 GV tại 2 trường thuộc thành phố Đà Nẵng.

2.4.2. Thực hiện khảo sát

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên hai trường với 50 HS khối lớp 5 và 30 GV làm công tác giảng dạy ở hai trường vào ngày 15 tháng 10 năm 2019. Nội dung khảo sát được thể hiện thông qua những nội dung như trên.

2.5. Kết quả khảo sát

2.5.1. Kết quả khảo sát giáo viên

2.5.1.1. Nhận xét của giáo viên về vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học tập đọc ở tiểu học thông tin vào việc dạy học tập đọc ở tiểu học

Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của GV về vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học tập đọc ở tiểu học, kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học tập đọc ở tiểu học.

Theo kết quả ở biểu đồ 1, chúng tôi nhận thấy: Có 80% số GV cho rằng vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học tập đọc ở tiểu học là rất quan trọng; 20% GV đều cho rằng quan trọng; và 0% cho rằng bình thường và không quan trọng. Như vậy, hầu hết GV đều đồng ý rằng vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học tập đọc ở tiểu học là rất quan trọng.

2.5.1.2. Nhận xét của giáo viên về mức độ sử dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học tập đọc ở tiểu học vào việc dạy học tập đọc ở tiểu học

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về mức độ sử dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học tập đọc ở tiểu học, kết quả thu được như sau:

Bảng 1: Mức độ sử dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học tập đọc ở tiểu học.

Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)

Rất thường xuyên 4 13

Thường xuyên 6 20

Thỉnh thoảng 12 40

Không bao giờ 8 27

80% 20% 0% 0% Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng

Từ kết quả ở bảng 1, có thể thấy mức độ thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học tập đọc ở tiểu học của GV là: 13% rất thường xuyên; 20% thường xuyên; 40% thỉnh thoảng và 27% không bao giờ. Trong quá trình khảo sát thông qua việc trò chuyện với một số GV về việc sử dụng CNTT trong dạy học tập đọc, GV cho rằng: dù cảm thấy việc sử dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học tập đọc là rất cần thiết, tuy nhiên việc áp dụng nó là rất khó khăn, tốn thời gian chuẩn bị và cơ sở vật chất không đáp ứng được. Vì vậy, số lượng GV sử dụng CNTT vào dạy học tập đọc ở tiểu học là rất ít.

2.5.1.3. Nhận xét của giáo viên về mức độ hiểu biết về phần mềm ISpring và ứng dụng phần mềm này vào dạy học tập đọc ở tiểu học và ứng dụng phần mềm này vào dạy học tập đọc ở tiểu học

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hiểu biết về phần mềm ISpring và ứng dụng phần mềm này vào dạy học tập đọc ở tiểu học, kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 2: Mức độ hiểu biết về phần mềm ISpring và ứng dụng phần mềm này vào dạy học tập đọc ở tiểu học.

Qua biểu đồ 2, cho thấy 80% GV không biết về phần mềm iSpring, 20% GV biết nhưng chưa sử dụng phần mềm và không có GV nào biết sử dụng và sử dụng thành thạo phần mềm iSpring. Như vậy, có thể thấy rằng mức độ hiểu biết về phần mềm ISpring và ứng dụng phần mềm này vào dạy học tập đọc ở tiểu học còn rất hạn chế.

80% 20% 0%0%

2.5.1.4. Nhận xét của giáo viên về mức độ cần thiết của việc ứng dụng phần mềm ISpring trong dạy học tập đọc ở tiểu học

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về mức độ cần thiết của việc ứng dụng phần mềm ISpring trong dạy học tập đọc ở tiểu học, kết quả thu được như sau:

Bảng 2: Nhận xét đánh giá của GV về mức độ cần thiết của việc ứng dụng phần mềm ISpring trong dạy học tập đọc ở tiểu học.

Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)

Rất cần thiết 21 70

Cần thiết 9 30

Bình thường 0 0

Không cần thiết 0 0

Từ kết quả ở bảng 2, có thể nhận thấy rằng 70% GV cho rằng việc ứng dụng phần mềm ISpring trong dạy học tập đọc ở tiểu học là rất cần thiết; 30% cho rằng cần thiết; 0% bình thường và không cần thiết. Như vậy, có thể thấy 100% GV cho rằng ứng dụng phần mềm ISpring trong dạy học tập đọc ở tiểu học là cần thiết.

2.5.1.5. Nhận xét, đánh giá của giáo viên về những khó khăn thường gặp trong việc ứng dụng phầm mềm ISpring trong dạy học tập đọc ở tiểu học trong việc ứng dụng phầm mềm ISpring trong dạy học tập đọc ở tiểu học

Chúng tôi đã khảo sát ý kiến về những khó khăn thường gặp trong việc ứng dụng phầm mềm ISpring trong dạy học tập đọc ở tiểu học, kết quả thu được như sau:

Bảng 3: Nhận xét, đánh giá của giáo viên về những khó khăn thường gặp trong việc ứng dụng phầm mềm ISpring trong dạy học tập đọc ở tiểu học.

Dựa vào bảng 3, có thể thấy rằng những khó khăn thường gặp trong việc ứng dụng phầm mềm ISpring trong dạy học tập đọc ở tiểu học được GV đánh

Tiêu chí Số giáo viên Chiếm tỉ lệ %

GV chưa biết đến phần mềm 24 80%

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng 15 50%

Tốn thời gian chuẩn bị 21 70%

giá như sau: 80% GV chưa biết đến phần mềm, 70% GV cho rằng tốn thời gian chuẩn bị, 50% GV cho rằng cơ sở vật chất chưa đáp ứng và 23% GV cho rằng tốn kinh phí. Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng những khó khăn mà GV đưa ra phù hợp với thực tiễn hiện nay.

2.5.2. Kết quả khảo sát học sinh

2.5.2.1. Đánh giá mức độ hiểu biết về dạy học các tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin công nghệ thông tin

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát HS ở 3 lớp thuộc khối 5 về mức độ hiểu biết về dạy học các tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin, câu hỏi đặt ra như sau: Em hiểu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là như thế nào?

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ISPRING ĐỂ RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 5 10600738 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)