Các sản phẩm đã thiết kế được để rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ISPRING ĐỂ RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 5 10600738 (Trang 54 - 70)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2.3. Các sản phẩm đã thiết kế được để rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn

môn Tập đọc cho học sinh lớp 5

Để ứng dụng phần mềm ISpring trong rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5 thông qua tổ chức hoạt động tìm hiểu bài, chúng tôi chọn bài 3 bài tập đọc thuộc 3 thể loại văn học khác nhau để tiến hành xây dựng kịch bản và học liệu điện tử.

VĂN BẢN 1: SẮC MÀU EM YÊU (Tập 1, trang 19)

Chủ điểm: Việt Nam- Tổ quốc em Thể loại: Thơ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1)Bài học góp phần khơi dậy ở HS sự xúc động trước hình ảnh thiên nhiên và con người; tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước.

2) Sau khi học bài, HS:

- Nhận biết được một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nổi bật trong bài thơ; hiểu được chủ đề của bài thơ.

- Biết liên tưởng màu sắc với các sự vật, hình ảnh giàu ý nghĩa; biết sưu tầm, khai thác tài liệu (video, hình ảnh) phục vụ cho bài học; làm việc nhóm hiệu quả.

III. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI MỚI

Tên hoạt động Diễn biến bài giảng Mô tả hình chiếu

HĐ1: Chia sẻ

1. Xem video bài hát Việt Nam ơi!

- Mở băng/ video - Chèn text và hình ảnh để giới thiệu hoạt động

- Chèn video tường thuật bóng đá trên nền bài hát Việt Nam ơi!

2. Trao đổi - Hỏi: Em có thể nói gì về video này?

- Chèn text, hình ảnh động, sử dụng công cụ ghi âm để hướng dẫn nhận xét về video. 3. Xem video hoặc tranh ảnh về phong cảnh Việt Nam Hỏi: - Em có thể nói gì về phong cảnh trong video (tranh, ảnh) này?

- Đồng bằng, núi rừng và biển cả bao la gợi cho em một cuộc sống như thế nào?

- Chuyển ý, giới thiệu bài thơ: Sắc màu em yêu

- Chèn text câu hỏi, hình ảnh (đồng lúa, núi rừng, biển,..)

- Sử dụng công cụ ghi âm (Record Audio) để giới thiệu bài.

HĐ2: Đọc bài thơ (HĐ khám phá)

1. Giao nhiệm vụ:

1.1. Đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:

a. Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào?

- Chèn text, thiết kế shape để xây dựng câu hỏi và câu trả lời câu a.

b. Mỗi sắc màu gợi cho bạn nhỏ trong bài thơ nghĩ đến những hình ảnh nào?

c. Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước?

1.2. Học thuộc lòng bài thơ. a. Đọc thành tiếng

b. Thảo luận nhóm

c. Học thuộc lòng bài thơ

2. Tổ chức hoạt động tìm hiểu bài (trò chơi: “Phỏng vấn”)

- Phổ biến cách chơi:

Bạn An muốn em tham gia trò chơi “Phỏng vấn” cùng bạn. Bạn muốn phỏng vấn em một số câu hỏi câu hỏi liên quan đến bài “Sắc màu em yêu”, Mỗi câu hỏi em có thời gian

- Sử dụng công cụ quick để thiết kế bài tập trắc nghiệm

- Chèn hình ảnh, text để xây dựng câu hỏi và câu trả lời cho câu c.

- Sử dụng animation để xây dựng nhân vật hoạt hình trong trò chơi phỏng vấn.

một phút để trả lời.

+ Sau đó, em sẽ đóng vai là người phỏng vấn và mời một bạn khác tham gia trò chơi.

+ Nội dung phỏng vấn dựa trên các câu hỏi về bài thơ mà thầy cô đã giao hoặc mở rộng ra những vấn đề khác liên quan đến bài thơ. Em đã sẵn sàng chưa nào?

Ví dụ:

+ Ngoài các màu đen trắng, xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, bạn còn biết những màu gì nữa?

+ Mỗi màu giúp bạn liên tưởng đến vật gì? Điều gì?

+ Bạn thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ?

HĐ 3: Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” (HĐ Luyện tập) 1. Giao nhiệm vụ: - Dưới mỗi bức hình sẽ có một từ khóa cần tìm. Mỗi hình sẽ có gợi ý (từ gồm bao nhiêu chữ cái, phóng to hình ảnh để xem)

- Mỗi hình có 30 giây để suy nghĩ và trả lời.

- Để kiểm tra lại đáp án đúng, em nhấn chọn vào hình chữ nhật bên dưới mỗi hình.

2. Nội dung: đoán đúng tên của một số hình ảnh trong bài thơ (cờ Việt Nam, khăn quàng đỏ, cánh đồng lúa chín, hoa cúc, … )

- Sử dụng công cụ quick để thiết kế trò chơi “đuổi hình bắt chữ”

HĐ 4: Chơi “Góc sáng tạo”

(HĐ thực hành - vận dụng)

*Giao nhiệm vụ:

- Thiết kế mẫu áo phong cho đội thể thao của trường tham gia hội khỏe phù đổng. Sử dụng các hình trang trí, logo cho sẵn.

- Giải thích lí do chọn hình trang trí hoặc logo trên áo.

- Sử dụng công cụ quick để thiết chế trò chơi. HĐ 5 Viết đoạn văn (HĐ thực hành vận dụng) 1. Giao nhiệm vụ:

- Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu mẫu áo phong đội thể thao của trường để đọc ở buổi lễ khai mạc- diễu hành trong hội khỏe phù đổng.

- Sử dụng gợi ý để lập dàn ý.

- Chèn text để đưa ra yêu cầu. - Sử dụng công cụ quick để thiết kế phần gợi ý. - Chèn shape, hình ảnh trong phần gợi ý. HĐ 6: Tổng kết - Nhận xét giờ học

- Mời HS hát bài Việt Nam ơi!

- Chèn video tường thuật bóng đá trên nền bài hát “Việt Nam ơi!”

VĂN BẢN 2: PHÂN XỬ TÀI TÌNH (Tập 2, trang 46)

Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình Thể loại: Văn xuôi

I. MỤC TIÊU

1) Bài học giáo dục học sinh nên có tính thật thà, trung thực với tất cả mọi người; ca ngợi trí thông minh và tài xử kiện của quan án.

2) Sau khi học bài, học sinh:

- Đọc diễn cảm được bài văn, giọng đọc phù hợp với từng tính cách mỗi nhân vật.

- Giải thích được nghĩa và đặt câu với một số từ khó trong bài như ôn tồn, công đường,...

- Chỉ ra được lí do quan phá án được các vụ án là nhờ sự thông minh, quyết đoán, nắm được đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.

II. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI MỚI

Tên hoạt động Diễn biến của bài giảng Mô tả màn hình chiếu

HĐ 1: Chia sẻ Xem tranh minh họa trong

bài “ Phân xử tài tình”

- Cho HS quan sát tranh - Chèn tranh minh họa.

Trao đổi - Hỏi: Hãy mô tả những gì vẽ trong tranh. - Chuyển ý, giới thiệu bài: Phân xử tài tình.

+ Lời giảng: Các em đã biết ông

Nguyễn Khoa Đăng có tài xét xử và bắt cướp. Hôm nay, các em sẽ biết thêm về tài xét xử của một vị quan tòa qua bài Phân xử tài tình

- Chèn text giới thiệu bài - Sử dụng công cụ ghi âm để

HĐ 2: Đọc bài (Khám phá)

- Giao nhiệm vụ:

1.1. Đọc thầm đoạn 1 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:

a. Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?

+ Người nọ tố cáo người kia lấy vải của mình và nhờ quan xét xử.

- Em hiểu “công đường” là gì? + Là nơi làm việc của các quan lại.

1.2. Đọc thầm đoạn 2 và hoàn thành bài tập sau:

Bài tập trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng.

Câu 1. Biện pháp nào giúp quan tìm ra người người lấy cắp tấm vải?

A. Cho đòi người làm chứng.

B. Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét.

C. Xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một nửa.

Câu 2: Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?

- Chèn text câu hỏi và câu trả lời.

- Chèn hình ảnh công đường, quan án thời xưa.

- Xây dựng bài tập trắc nghiệm bằng công cụ Quiz.

A. Vì quan tự hiểu.

B. Vì tự tay mình làm ra tấm vải mới thấy đau xót, tiếc khi công sức lao động của mình bị phá bỏ.

C. Vì quan quen biết với người khóc.

1.3. Đọc thầm đoạn 3, thảo luận nhóm bốn và trả lời câu hỏi:

- Em hãy kể lại cách quan án tìm kẻ trộm tiền nhà chùa thông qua các câu hỏi gợi ý:

+ Vì sao quan án lại dùng cách trên? + Vì biết kẻ gian lo lắng nên sẽ lộ mặt.

- Giáo viên kể lại nội dung câu chuyện bằng công cụ chèn audio. HĐ3: Trò chơi: Ai thông minh hơn học sinh lớp 5. (HĐ luyện tập)

2. Em hãy rút ra nội dung chính của mỗi đoạn bằng cách làm bài tập sau: - Bài tập trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi: Nối mỗi đoạn ở cột A với nội dung của tương ứng ở cột B

Cột A Cột B

Đoạn 1 Quan tòa xử án công minh.

Đoạn 2 Quan tòa xử án thông minh

Đoạn 3 Ca ngợi tài xử án của một quan tòa.

- Lời giảng: Đọc thầm lại cả bài và cho biết:

- Xây dựng bài tập trắc nghiệm bằng công cụ Quiz.

Quan án phá được các vụ án nhờ đâu? - Nhờ sự thông minh, quyết đoán, ông nắm được đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.

- Câu chuyện này nói lên điều gì?

+ Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.

dung chính của bài.

HĐ4: Phác họa chân dung quan án (HĐ thực hành - vận dụng) - Giao nhiệm vụ:

+ Phác họa chân dung viên quan án qua câu chuyện thứ nhất bằng cách hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Nội dung:

Quan án là những người có những phẩm chất gì?

A. Nghiêm khắc, mưu mẹo B. Thông minh, hóm hỉnh C. Thông minh, công bằng + Đặt câu với từ vừa tìm được.

- Xây dựng bài tập trắc nghiệm bằng công cụ Quiz.

HĐ 5: Tổng kết

- Nhận xét giờ học.

- Khuyên học sinh yêu thương, giúp đỡ những người gặp khó khăn trong khả năng của mình.

- Sử dụng công cụ Record Audio để nhận xét tiết học.

VĂN BẢN SỐ 3: NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG (Trang 164, tập 1)

Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người

Thể loại: Văn xuôi (Không phân vai)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1) Bài học góp phần khơi dậy ở HS niềm tự hào trước tinh thần vượt khó, dám nghĩ dám làm của ông Phàn Phù Lìn; khâm phục trước sự thông minh sáng tạo của ông đã làm cho cả thôn chiến thắng đói nghèo.

2) Sau khi học bài, HS:

- Đọc diễn cảm với giọng hào hứng; biết được một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nổi bật bài; hiểu được chủ đề của bài thơ.

- Biết sưu tầm, khai thác tài liệu (video, hình ảnh) phục vụ cho bài học; làm việc nhóm hiệu quả.

II. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI MỚI Tên

hoạt động Diễn biến của bài giảng Mô tả màn hình chiếu

HĐ1: Chia sẻ 1. Xem video

- Cho HS xem một đoạn video ngắn về “Người tử tế”

Nội dung video: Anh sinh viên mở lớp học tình nghĩa cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ngay giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh.

- Chèn video.

2. Trao đổi - Hỏi: Em có thể nói gì về anh sinh

viên trong video này?

- Chèn text câu hỏi

- Sử dụng công cụ Record Audio để nhận xét về video. 3. Xem ảnh chân dung của ông Phàn Phù Lìn. Hỏi:

Em hãy miêu tả vẻ bề ngoài của người trong ảnh (vóc dáng, tóc, da,...)

Em thử đoán nhân vật trong bức ảnh này là ai nhé!

- Chuyển ý, giới thiệu bài “Ngu công xã Trịnh Tường”

hỏi.

- Sử dụng công cụ record

video để giới thiệu bài

HĐ2: Đọc bài (HĐ khám phá) 1. Giao nhiệm vụ Đọc SGK, thảo luận:

a. Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?

- Chèn text câu hỏi, đáp

án và giải thích.

b. Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?” Để trả lời câu hỏi trên, em hoàn thành bài tập sau: Bài tập: Điền vào ô trống những cụm từ thích hợp:

Về…, đồng bào không làm nuowg như trước nữa mà trồng lúa nước.

Không… nên không còn nạn …

Về …, nhờ trồng lúa lai cao sản nên cả thôn không còn hộ đói.

(Canh tác, làm nương, phá rừng, đời sống)

- Dùng công cụ quick (Fill in the Blanks) để xây dựng bài tập điền vào ô trống.

c. Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?

- Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả.

- Chèn text câu hỏi và câu trả lời.

2. Xác định ý chính mỗi đoạn. - Lời giảng:

Em hãy lựa chọn nội dung chính phù hợp nhất cho mỗi đoạn bằng cách làm bài tập sau:

Bài tập trắc nghiệm: Đối chiếu cặp đôi.

Cột A Cột B

Đoạn 1 Cách giữ rừng để bảo vệ nguồn nước của ông Lìn. Đoạn 2 Tinh thần dám nghĩ, dám

làm của ông Lìn.

Đoạn 3 Ông Lìn đã làm thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng.

- Lời giảng:

+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

+ Ca ngợi ông Lìn dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán của cả một vùng. + Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó.

- Sử dụng công cụ quick để xây dựng bài tập trắc nghiệm.

- Chèn text câu hỏi và nội dung chính của bài.

HĐ3: Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” (HĐ luyện tập) - Nhiệm vụ:

Tìm tên gọi của mỗi hình ảnh bằng cách hoàn thành bài tập trắc nghiệm. - Nội dung mỗi bức hình: Giống lúa cao sản; ruộng bậc thang; đồi cao; cây thảo quả. - Sử dụng công cụ quick để xây dựng bài tập. HĐ4: Trò chơi “Bác nông dân tí hon” (HĐ thực hành- vận dụng) - Nhiệm vụ:

Chọn những câu ca dao, tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất của ông cha ta: 1. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

2. Tấc đất, tấc vàng

3. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa

4. Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa 5. Đất thiếu trồng dừa, đất thừa trồng rau

6. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt

- Chèn text giới thiệu trò chơi. HĐ 5: Phác họa chân dung ông Lìn (HĐ thực hành- vận dụng) - Lời giảng:

Ông Lìn được mệnh danh là ngu công. Bằng cảm nhận của em, hãy phác họa chân dung ông Lìn qua những phẩm chất của người lao động.

(Chăm chỉ, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, quyết tâm, …)

- Sử dụng công cụ Record Audio ghi âm lời giảng. - Chèn hình ảnh, shape để mô tả phần gợi ý.

HĐ6: Tổng kết

- Nhận xét tiết học

- Em hãy đặt tên khác cho bài này

- Sử dụng công cụ Record Audio nhận xét tiết học.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Như vậy, ở chương 3, chúng tôi đã đưa ra được một số nguyên tắc ứng dụng phần mềm ISpring để rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5, từ đó giúp GV có thể nhận biết, vận dụng được phần mềm để thiết kế hoạt động giảng dạy nói chung cũng như thiết kế các hoạt động rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5 nói riêng. Bên cạnh đó, chúng tôi đã thực hiện được một số sản phẩm ứng dụng phần mềm ISpring để thiết kế bài giảng để rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5.

KẾT LUẬN

Ngày nay, tri thức không ngừng nâng cao, việc quy định cứng nhắc những nội dung trong chương trình dạy học có thể dẫn đến tình trạng tri thức dần bị thụt lùi so với cuộc sống hiện đại. Vì vậy, việc dạy theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đề ra những yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng là vấn đề hết sức cấp thiết. Xã hội đang từng bước phát triển không ngừng và để thích ứng được thì con người trang bị và tự trang bị những phẩm chất, năng lực cần có.

Quá trình nghiên cứu những cơ sở lí luận của phân môn Tập đọc nói chung, dạy học đọc hiểu nói riêng và tìm hiểu, phân tích thực trạng ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng, chúng tôi nhận thấy rằng năng lực đọc hiểu của học sinh chưa được khai thác và phát huy tối đa. Nguyên nhân là do học sinh thụ

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ISPRING ĐỂ RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 5 10600738 (Trang 54 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)