Xây dựng kịch bản bài giảng

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ISPRING ĐỂ RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 5 10600738 (Trang 52 - 53)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2.2.3. Xây dựng kịch bản bài giảng

Bước chuẩn bị kịch bản là bước mà người dạy phải tiến hành chương trình hóa kiến thức. Nghĩa là những kiến thức trọng tâm sẽ được chia nhỏ thành nhiều phần và được sắp xếp thuần tự nhằm đảm bảo tính logic cho bài học. Hoạt động của người học cũng sẽ được người soạn kiến tạo ngay trong khâu này. Vì vậy, cần thực hiện chi tiết và cần phải tuân thủ các nguyên tắc sư phạm, nội dung cơ bản, đảm bảo mục tiêu bài học (cả về mặt phẩm chất và năng lực). Các kiến thức ngoài việc được cung cấp dưới dạng text, nên được minh họa kèm theo bởi các hình ảnh, tranh vẽ, các video clip… Yêu cầu đưa ra với các học liệu điện tử đa

phương tiện này là phải bám sát, gần gũi với nội dung bài học, không trừu tượng, không rườm rà và không bị quá lạm dụng.

Người soạn phải lường trước những vấn đề mà người học sẽ thắc mắc. Từ đó lồng ghép sau mỗi nội dung quan trọng các câu hỏi trắc nghiệm. Các câu hỏi có phương án trả lời không nên quá đơn giản, phải đủ lắt léo và đủ khó khiến người học phải động não nhớ lại những gì đã học. Điều này sẽ là một tác nhân kích thích người học tập trung hơn vào bài học một cách tự nhiên và tự nguyện. Ngoài các câu hỏi trắc nghiệm, cũng với mục đích giúp người học củng cố kiến thức, cần thiết phải có thêm hệ thống các bài tập, câu hỏi tự luận.

Thực hiện các bước trong các nhiệm vụ dạy học: Xây dựng các bước dạy học, xây dựng sự tương tác người dạy và người học, xây dựng các câu hỏi tương tác, lắp ghép các bước lại thành quá trình dạy học.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ISPRING ĐỂ RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 5 10600738 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)