Từ vay mượn (gốc Hán và gốc Ấn Âu)

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN DUY 10600918 (Trang 26 - 28)

4.

2.1.2. Từ vay mượn (gốc Hán và gốc Ấn Âu)

Trong kho tàng ngơn ngữ tiếng Việt, nhân dân ta đã có ý thức vay mượn để làm giàu vốn ngôn ngữ dân tộc. Vốn từ vay mượn của chúng ta bao gồm gốc Hán và gốc Ấn – Âu. Và lớp từ này tồn tại trong tiếng Việt hiện đại ngày nay chiếm tới hơn 70 % tổng số từ ngữ trong kho từ vựng. Trong đó, do nước ta có sự giao lưu lâu đời với tiếng Hán nên ngôn ngữ vay mượn gốc Hán khá nhiều; cịn vay mượn ngơn ngữ Ấn - Âu thì mới về sau này nên ít hơn. Từ vay mượn là lớp từ có vai trị quan trọng trong sự diễn đạt. Cũng vì thế cho nên việc Nguyễn Duy tiếp nhận ngôn ngữ vay mượn vào thơ là điều dễ hiểu.

Khảo sát, thống kê từ vay mượn trong 45 bài thơ ở tuyển tập “Thơ trữ tình” của Nguyễn Duy, chúng tơi trình bày khái qt kết quả theo bảng sau:

Từ vay mượn gốc Hán Từ vay mượn gốc Ấn – Âu

Số lượt dùng 200 2

Tổng số lượt dùng từ

vay mượn 202

Tỉ lệ (%) 99 % 1 %

Chúng tơi đã tìm ra được tổng số 202 lượt dùng từ vay mượn (chưa kể các từ dùng ngay ở nhan đề). Trong đó có tới 200 lượt dùng (99%) từ vay mượn gốc Hán (tra cứu theo “Từ điển Hán Việt” của Đào Duy Anh hiệu đính) và 2 từ (1%) vay

mượn gốc Ấn - Âu. Như vậy, kết quả khảo sát trên cho thấy Nguyễn Duy đã sử dụng kha khá từ vay mượn vào thơ mình, đặc biệt là vay mượn gốc Hán. Theo kết quả này thì trung bình cứ một bài thơ ơng dùng 4,49 lượt dùng từ vay mượn, riêng từ vay gốc Hán là 4,44 lượt dùng trong một bài.

Đối với từ vay mượn gốc Ấn - Âu chúng tơi tìm được khá ít là do phạm vi khảo sát cịn hạn hẹp. Đọc đầy đủ thơ ơng ta thấy không hiếm các từ vay mượn gốc Ấn - Âu như: áo blu, cao bồi, mốt, tivi, buynđinh,…. Nguyễn Duy là nhà thơ hiện đại có “tạng người ưa phiêu lưu” giữa cuộc sống hiện đại, với sự ngoại nhập và xu thế mở cửa hội nhập quốc tế. Nên thơ ơng có dùng từ vay mượn gốc Ấn - Âu là dĩ nhiên. Điều này cịn chứng tỏ ơng đã có sự am hiểu và bắt kịp tiến trình phát triển ngơn ngữ dân tộc.

Khảo sát cụ thể, chúng tơi thấy có những bài Nguyễn Duy sử dụng dày đặc từ Hán Việt và đã đạt được hiệu quả diễn đạt, sắc thái tu từ đáng chú ý như:

“Nét và hình chẳng riêng ai

em – thần nhan sắc trời sai giáng trần đừng hà tiện dáng thanh xuân

em chia cái đẹp nhớ phần cho tôi” (Nét và hình)

Qua trích đoạn thơ trên, ta thấy các từ Hán Việt đã được sử dụng hết sức hữu hiệu. Vẻ đẹp dáng hình người thiếu nữ hiện lên thanh thốt hơn bằng những ngôn từ mĩ miều ấy. Bằng cách dùng từ Hán Việt, đoạn thơ cịn có được có sắc thái trang trọng. Các từ “nhan sắc”, “ giáng trần”, “thanh xuân” như những nét vẽ khái quát thần tình: vừa gợi lên vẻ đẹp tươi trẻ, tràn đầy sức sống, vẻ ngọc ngà và rất thanh nhã; vừa gợi lên được sắc thái trân trọng, đề cao trong lời thơ. Từ “hà tiện” được

thay cho từ “bủn xỉn” nên lời thơ sẽ tránh được sự thô thiển, vụng về; đảm bảo được cái ý thơ mang ý vị cần có.

Hay ở trường hợp sau, các từ Hán việt đã góp phần khơng nhỏ vào việc sắc thái hóa ý thơ, cảm xúc thơ. Chúng như những điểm nhấn ngôn từ trong thơ:

“Tình yêu ngẫu nhiên cũng xuống từ trời

không đề cương không kịch bản không dự báo thời tiết Ta đầu tư cuộc tình khơng dự án khơng luận chứng giật gấu vá vai không biên lai khơng hóa đơn”

Cũng giống như lớp từ cũ, lớp từ Hán Việt được sử dụng nhuần nhị trong thơ sẽ khơng hề gây khó hiểu, mà đã đưa lại các sắc thái tu từ cao hơn về màu sắc phong cách và sắc thái biểu cảm; về sự trang trọng, thanh nhã, bác học cổ xưa, trừu tượng, tĩnh tại,…. Từ vay mượn đi vào tiếng ta mang lại hơi thở mới, làm phong phú thêm ngôn ngữ dân tộc, giúp ta có thêm phương tiện diễn đạt mới. Tuy nhiên, việc sử dụng cần phải trong sáng và làm sao cho phù hợp với tâm lí, tính cách người Việt, không làm lu mờ đi truyền thống văn hóa dân tộc. Việc vay mượn ngơn ngữ phong phú từ các nước là một việc không dễ. Nguyễn Duy đã tỏ ra tài hoa và cao tay trong việc nắm bắt quy luật và cách sử dụng lớp từ vay mượn, để đem lại hiệu quả cho sự diễn đạt trong thơ của mình.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN DUY 10600918 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)