Từ địa phương

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN DUY 10600918 (Trang 28)

4.

2.1.3. Từ địa phương

Nguyễn Duy được nhận định là nhà thơ mang “chữ nghĩa hồn rơm rạ”. Thơ ông gần gũi, mộc mạc như là “cơm ăn, áo mặc”, như cuộc sống hằng ngày nơi đồng cỏ, mảnh vườn; là lời thôn dã, lời trần tình, trải nghiệm của con người thảo dân trong sự từng trải từ Bắc vào Nam của mình. Khảo sát, thống kê 45 bài thơ trữ tình của ơng, chúng tơi tìm ra được 18 từ địa phương, với tổng số 25 lượt dùng trong 20 bài thơ. Từ số liệu này cho ta tính được tỉ lệ phần trăm lượt dùng phương ngữ trên tổng số bài khảo sát là 55,56 % và tỉ lệ số bài dùng phương ngữ trên số bài khảo sát là 44,44 %. Việc đưa phương ngữ vào thơ của ông cũng là điều đáng bàn. Đọc thơ Nguyễn Duy và lắng hồn mình tĩnh tại, ta sẽ cảm nhận được rằng: ngơn ngữ thơ Nguyễn Duy có cái gì đó chân chất mộc mạc, gần gũi; nhất là đối với các bài lục bát thì nó càng hồn hậu như lời ru, điệu hò của bà, của mẹ mà ta quen tiếng, quen tai. Trong các từ ngữ địa phương được dùng, có một số từ có tần suất xuất hiện nhiều lần, có khi lặp lại cả trong một bài. Cụ thể, chúng tơi xin trình bày bằng bảng sau:

STT Tên bài thơ Từ địa phương và tần

số xuất hiện

1 Kính gửi học trò chua loét, ghẹo 2 Áo trắng má hồng ngó, chi

4 Được yêu như thể ca dao y chang 5 Nét và hình chi (2 lượt) 6 Đám mây dừng lại trên trời chi

7 Hồ Tây chi

8 Vô tư chi

9 Nha Trang có một mối tình giỡn 10 Xuồng đầy lục bình 11 Kiêng tỉnh queo 12 Bài ca phiêu lưu tới bến

13 Mỗi chòng chành

14 Vết thời gian quá trời 15 Rơi và nhặt hột, giời 16 Khi chúng mình yêu nhau chi, hồi 17 Trở gió chi (2 lượt) 18 Em ơi, gió… ghe

19 Xin đừng buồn em nhé giùm

20 Vợ ốm sụm, xất bất xang bang

Tổng 25 lượt từ

Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy rằng: Nguyễn Duy tỏ ra am hiểu từ ngữ địa phương, vùng miền và đã vươn tay sử dụng không hề khoanh vùng các phương ngữ trong sáng tác của mình. Ta thấy trong thơ ơng có cả phương ngữ Bắc - Trung - Nam. Tùy từng bài với các không gian vùng miền được tạo dựng trong thơ mà ông sử dụng phương ngữ đó một cách linh hoạt. Khi viết về Hà Nội, dĩ nhiên khơng lí gì nhà thơ lại dùng phương ngữ Nam. Và ngược lại, khi viết về Nha Trang, Đà Lạt, về vùng sơng nước miền Nam thì phương ngữ Nam sẽ được ơng vận dụng. Nhà thơ sử dụng từ địa phương để làm rõ hơn đặc điểm của quê hương, tô thêm màu sắc địa phương của những nơi mà ông đã sống, đã đi qua. Nhưng nhìn chung, dấu ấn đậm nét hơn cả vẫn là phương ngữ Trung. Mà nổi bật xuất hiện nhiều lần là từ: chi (10 lần). Bằng việc dùng phương ngữ trong thơ, Nguyễn Duy đã tạo được ấn tượng

vùng miền đậm nét về không gian phản ánh trong thơ; tạo được những sắc thái ý nghĩa ngoài lời của chủ thể trữ tình. Chúng góp phần đáng kể vào việc tăng giá trị biểu đạt trong thơ. Hay đó chính là “nét dư” của sự biểu hiện trong ngơn từ nghệ thuật. Thử phân tích một dẫn chứng làm ví dụ ta sẽ thấy rõ điều này:

“Chả riêng ta chả riêng ai để heo hút gió thở dài trên cây

Sớm nay ra ngõ gặp may

ước chi mai lại người này đi qua…”

(Bất chợt)

Lời thơ là lời tâm tình, thổ lộ của một chàng trai trẻ khi gặp bóng hồng cảm thấy trong lòng xao xuyến, lưu luyến, vấn vương. Bắt gặp bất chợt bóng hồng ngang qua, chàng trai đắm đuối trong mơ mộng tuổi yêu đương, anh chỉ biết thốt lên mấy lời quê chân chất “chưa qua xử lí” tức mang màu sắc địa phương đậm nét. Ở đoạn thơ từ “chi” được dùng kết hợp với phong cách khẩu ngữ (2 từ “chả”) nên dấu ấn từ địa phương còn nguyên vẹn và rõ nét hơn, khơng hề biến tấu trăng hoa, bóng bẩy. Nhờ thế mà ta lại thấy được cả sự chân thật thuần phác và rất có duyên của anh chàng xứ Thanh này.

2.2. Đặc điểm thẩm mĩ của từ vựng trong thơ Nguyễn Duy xét theo phong cách chức năng

2.2.1. Từ khẩu ngữ (từ hội thoại), từ thơng tục, tiếng lóng a. Từ khẩu ngữ (từ hội thoại)

Thơ Nguyễn Duy có sự gần gũi, lại có gì đó “bụi bặm” từ hình ảnh đến giọng điệu. Đó là gốc lúa bờ tre hồn hậu, là dịng sơng, cánh đồng, là câu chuyện đời thường,… Cho nên, ngôn ngữ trong thơ ơng được lấy từ lời ăn tiếng nói hằng ngày trong dân gian. Cũng chính vì lí do đó mà vốn từ khẩu ngữ khảo sát được trong thơ ơng tương đối nhiều. Và có thể nói, từ khẩu ngữ được dùng nhiều vào bậc nhất nhì trong các lớp từ khảo sát. Chúng tơi trình bày bảng kết quả khảo sát sau:

STT Tên bài thơ Từ khẩu ngữ

chua loét, không đâu vào đâu 2 Ca dao vọng về 1 hóa ra, ra vẻ, từ bấy đến giờ

3 Áo trắng má hồng tí tẹo, thấp tha thấp thoáng, ngứa nga ngứa ngáy

4 Bất chợt mong mỏng, chả (2 lượt) 5 Được yêu như thể ca dao y chang, yêu lăn yêu lóc 6 Một góc chiều Hà Nội xe cúp

7 Mưa trong nắng, nắng trong mưa

đường nào, tự dưng, chừa, mưa giăng, sâu thắm

8 Đám mây dừng lại trên trời… nước lã 9 Hồ Tây kệ, sào sạo

10 Vô tư người đâu, trắng tay, chả, gió lửng mưa lơ

11 Đà Lạt một lần trăng chả 12 Làm quen tỉnh bơ

13 Nha Trang có một mối tình cụ tổ, vịng vẹo, ơ hờ

14 Xuồng đầy tự dưng, bàng bạc, ước ngọt mơ lành 15 Chạnh lòng 1 lơi thơi, vịng vèo, hơi bị (4 lượt), nhàu 16 Kiêng tỉnh queo, nhạt thếch, xỉnh xình xinh 17 Bài ca phiêu lưu tình tang, ngán, trần đời, tới bến

18 Mỗi toang hoắc

19 Giọt trời ngẫu vương, ấm ớ, nghẹt thở, ngẫu (4 lượt)

20 Tình ca cho người li hơn tùng xẻo

21 Vết thời gian quá trời, nhàu nhẻo

22 Vợ ơi mấy đồng, mò về, tao tác, mửa 23 Rơi và nhặt chả, đồng xu nhỏ

25 Chợ ư

26 Trở gió hâm hấp, trở trời, chết trắng, ngắn ngun ngủn, hội chứng, ngày người

27 Em ơi, gió… bến lú, ngang phè, ỡm ờ, giở giói, cong queo, loang toàng, nhoằng, õng ẹo, lịng thịng, loe ngoe, tuầy huầy, hơn hít

28 Xin đừng buồn em nhé thắc thỏm, xếp xó, đơi khi 29 Nợ đời tốc tồng toang, ngót nghét

30 Vợ ốm mồm, lòng thòng, xất bất xang bang, vãi…linh hồn

31 Thời gian thơi thì

Tổng 100 lượt từ / 31 bài thơ sử dụng

Xét bảng thống kê trên, ta có tỉ lệ số lượt từ khẩu ngữ trên tổng số 45 bài thơ được khảo sát là 222,22 % và tỉ lệ phần trăm số bài sử dụng khẩu ngữ trên số bài khảo sát là 68,89 %. Đây là những số liệu đáng chú ý. Nhìn vào bảng thống kê ta cịn thấy có một số bài sử dụng số khẩu ngữ khá nhiều. Đây chính là một đặc điểm khá độc đáo ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy. Với việc sử dụng từ hội thoại và việc sử dụng thuần thục các dạng láy của từ vào trong thơ, Nguyễn Duy đã chứng tỏ được ông là nhà thơ hiện đại có những đóng góp tích cực, thúc đẩy q trình hiện đại hóa trong thơ ca. Xuất thân là dân quê, tham gia kháng chiến, trải qua hết chiến trường này đến chiến trường khác. Ông đã lăn lộn, cùng ăn cùng sống với nhân dân. Lời ăn tiếng nói của họ đã thấm vào máu thịt, ăn sâu vào tâm hồn ông một cách tự nhiên tự lúc nào. Ơng đã góp nhặt đưa chúng vào thơ. Cái hướng lớn của thơ hiện đại là đi gần tới cấu trúc của lời nói thường, “là sáp mãi vào lời và tiếng đang từng giờ từng phút sinh nở trên cái dòng đời phồn tạp” [38, tr. 415]. Và Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ thời đại mới cũng không ngoại lệ. Gần đây, nhiều nhà thơ mải miết với những cơn thử nghiệm ngôn ngữ ở tầng sâu vô thức để cho ra đời những câu thơ “tắc tị” hoặc “vọt trào” thì Nguyễn Duy đã khẳng định mình bằng cách khác. “Thơ Duy cập nhật rất nhạy những hơi thở hôi hổi của ngôn từ. (…) Lời thơ Duy bén

duyên với cả lời quê, lời phố, lời bụi hơi bị ngon lành. Đơi khi có cảm giác đang được hưởng thứ gió tươi trên đồng đất, chứ khơng phải thứ gió lọc qua máy điều hịa, được chén thứ thực phẩm tươi sống trên sông hồ chứ không phải bảo quản trong tủ lạnh” [38, tr. 415].

Thật không sai khi Chu Văn Sơn gọi ông là “thi sĩ thảo dân”, phải lịng ngơn ngữ “cơm bụi”. Ngôn ngữ thơ ông đã mở cửa cho ngôn ngữ đời sống ùa vào. Song khơng vì thế mà ta xem nhẹ ngơn từ của thơ ơng và cho đó là lời tầm thường, nơm na đến mức dễ dãi. Ngược lại, với tài năng nghệ thuật, cách sắp đặt câu chữ mà chúng đi vào thơ ông khá hữu dụng. Chúng làm cho câu chữ trở nên dễ hiểu, tự nhiên hơn, gần gũi với thường nhật hơn dạng thơ bác học. Nói như Chu Văn Sơn thì Nguyễn Duy đã “xài thứ ngôn ngữ hồn nhiên”, “hơ hớ chất phơnklore của đời”. Và khơng dễ ai cũng có thể “thấy được rubi trong đất bụi”, chắc gì “đãi cát đã tìm được vàng”. Nhưng với Nguyễn Duy, ơng đã tìm được những thứ đó. Ấy chính là cái duyên ngầm, là hồng ngọc của thơ Nguyễn Duy đã thu hút, hấp dẫn bạn đọc.

Khen là vậy, nhưng khi đọc, tìm hiểu thơ Nguyễn Duy hẳn chúng ta vẫn sẽ có những phút “cau mày”. Chúng tôi xin đồng ý với nhận xét hết sức khách quan sau của Chu Văn Sơn: “Song, nói đi cũng cần nói lại, khơng phải khơng có những lúc thơ Duy bụi mù quá ngứa cả mắt, rụi mắt nhìn mãi mà vàng và rubi cứ... trốn biệt tăm. (Bia lon thổn thệ người lon/ ễnh ềnh ệnh hỏn hịn hon thùi lùi/ trắng vàng

đen lãng cng đùi/ ngoe ngoe ngứa nổi buồn vui không màu) ” [38, tr. 416].

b. Từ thơng tục, tiếng lóng

Khảo sát 45 bài thơ trong tuyển thơ trữ tình của Nguyễn Duy, chúng tơi chỉ tìm thấy 1 từ thơng tục trong bài “Em ơi, gió…” là từ: “tồng ngồng” (Em ơi gió rối

đồng/ hình nhân rơm cỏ tồng ngồng tả tơi). Lớp từ thông tục là lớp từ có sự thơ

thiển, có khi tục tằn. Nó trái ngược với tính chất văn hóa của văn học nghệ thuật. Nó khơng thuộc trong vốn từ vựng của ngơn ngữ văn hóa. Nó chỉ xuất hiện trong lời nói thường. Chính vì vậy mà trong thơ mình, Nguyễn Duy hạn chế sử dụng chúng là điều hiển nhiên. Một số trường hợp ông sử dụng trong thơ là nhằm tái hiện, miêu tả hiện thực khách quan một cách sinh động hơn, nhằm mơ phỏng đúng

tính chất của sự vật hiện tượng sống động như bản chất vốn có ngồi đời thực của nó. Nên khi chúng xuất hiện trong thơ vẫn khơng tạo cảm giác thơ tục như lời nói thường. Chúng là điểm nhấn giọng trong câu thơ, có tác dụng nhất định cho sự diễn đạt; mà trong ngữ cảnh cụ thể đó, nếu thay bằng ngơn ngữ văn hóa hay bỏ đi thì thấy thiếu hụt và giảm sút ý vị trong ý thơ.

Đối với hiện tượng tiếng lóng thì người viết đã khảo sát 45 bài thơ trữ tình Nguyễn Duy, kết hợp với việc tham khảo kết quả khảo sát các bài lục bát trong cuốn “Thơ Nguyễn Duy” ở đề tài khóa luận “Các phương tiện tu từ từ vựng trong

thơ lục bát Nguyễn Duy” của tác giả Nguyễn Thị Diệp bảo vệ năm 2011 tại ĐH SP -

ĐH Đà Nẵng, thì cũng có chung kết quả là: trong thơ Nguyễn Duy không sử dụng bất kì một từ lóng nào. Điều này cũng dễ lý giải, bởi vì tiếng lóng vốn khó hiểu, khơng rõ nghĩa ngay cả sử dụng trong văn xi có hoạt cảnh cụ thể. Vậy nên, trong thơ Nguyễn Duy không sử dụng lớp từ này là điều đương nhiên, không gây bất ngờ, lạ lẫm. Nhà thơ Nguyễn Duy đã nhận được từ giới phê bình một nhận xét là: thơ ơng có “lắm khía cạnh thú vị đến quỷ quái của tiếng Việt đã được đánh thức và truy nhập vào ngôn từ thơ” [38, tr. 415]. Vậy nhưng khơng có nghĩa là ơng “lơi” ln cả “những giun, những sâu” vào thơ mình. Một nhà thơ chân chính như Nguyễn Duy thì ý thức giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt trong khi sử dung, luôn là điều khắc cốt ghi tâm. Và việc vận dụng các hiện tượng ngôn ngữ vào thơ luôn được ông ý thức cao. Đây cũng chính là điều ta nhận ra ở ngơn ngữ của thơ ông và cũng là kết luận cho việc Nguyễn Duy khơng dùng tiếng lóng trong sáng tác thơ.

2.2.2. Từ nghề nghiệp

Khảo sát trong phạm vi 45 bài thơ chúng tơi tìm được 41 lượt dùng từ nghề nghiệp trong các ngữ cảnh thơ cụ thể của 8 bài thơ: “Câu”, “Thách thức”, “Thời gian”, “Mỗi”, “Chợ, “Xuồng đầy”, “Rơi và nhặt”, “Vết thời gian”. Nguyễn Duy

có sự am hiểu về một số hoạt động nghề nghiệp trong đời sống xã hội; và ơng đã phản ánh nó vào thơ. Trong thơ của mình, tác giả thường vận dụng các từ trong trường nghĩa về nghề nghiệp như một công cụ mô phỏng đắc lực để khắc họa hình tượng thơ, chứ khơng nhằm cung cấp vốn từ.

Nguyễn Duy được biết đến là gã thi sĩ của “hồn quê, hồn phố” có “tạng người phiêu lưu”. Chàng thi sĩ này mải miết đi tìm “bụi dân sinh” trong “đường làng”, trong hành trình phiêu dạt “đường nước”, phiêu du “đường xa” xứ người, rồi nỗi đau đáu tìm “đường về”. Trong hành trình sống và sáng tác của mình, thi sĩ đã cọ sát với đời sống nhân dân nhất là đời sống lao động mưu sinh như “con đẻ, con ruột”. Chính vì thế mà cái “chữ nghĩa hồn rơm rạ” của thi sĩ trở nên có hồn hơn.

Trong bài thơ sau, tác giả đã khéo léo và rất tài tình khi mượn những từ ngữ nói về hoạt động câu cá mà ví von. Cách ví von này là cách nói khá hình ảnh về mối dun tình như việc đi câu vậy. Qua đó ta thấy lời thơ thật ý vị, sâu sắc, kín đáo.

“Chạnh nghe em hát… ông câu cá ăn không giật để lâu mất mồi.

Mình câu ta giữa trần đời

không dây không lưỡi không mồi không phao.”

(Câu)

Trong thế giới muôn màu của cuộc sống được tái hiện, dĩ nhiên sẽ cần phải có bóng dáng của lao động sản xuất, của các hoạt động nghề nghiệp trong xã hội; thì bức tranh ấy mới đầy đủ, sinh động, có hồn thực sự. Nói vậy có nghĩa là bức tranh các hoạt động sống trong thơ Nguyễn Duy sẽ có nhiều “nét cọ vẽ” phản ánh một số nghề nghiệp trong nhịp sống; song nét chủ đạo vẫn là tái hiện những sinh hoạt sinh sống thường nhật của nhân dân lao động. Trong thơ, Nguyễn Duy đã dùng các từ thuộc trường nghĩa nghề nông, nghề chài lưới, buôn bán để mô phỏng:

“Em đi bỏ lững cánh đồng xơ gan hột lúa nát lòng củ khoai

rơm rạ bạc phếch tóc dài

(…)

Em đi bỏ lững dịng sơng

biệt tăm con cá lông nhông thuyền chài”

(Mỗi)

“Có món ngon nào giá rẻ khơng em

gạo trắng rau tươi cá bơi tôm nhảy người xưa bảo tiền nào của nấy”

(Chợ)

Hay, ở bài thơ “Về làng” trong tuyển tập “Thơ Nguyễn Duy”, tác giả Nguyễn Duy cũng đã giúp chúng ta hình dung phần nào ra bức tranh nông nghiệp ngàn đời nay của thôn quê Việt Nam.

“Vẫn đồng cạn vẫn đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa

(…)

Lũ em vác cuốc vác cào

Giục nhau bước thấp bước cao ra đồng”

(Về làng)

Hay ở bài “Thách thức” là bài thơ ngắn chỉ 4 câu, nhưng trong thơ đã tái

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN DUY 10600918 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)