Nhiều câu trong một dòng thơ

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN DUY 10600918 (Trang 58 - 60)

4.

3.2. Đặc điểm cấu trúc ngữ pháp độc đáo trong thơ Nguyễn Duy

3.2.2. Nhiều câu trong một dòng thơ

Thơ, nhất là lục bát sẽ bị giới hạn số lượng chữ trong dòng thơ. Vậy mà lục bát của Nguyễn Duy vẫn có hiện tượng một dịng thơ dung nạp được hơn một câu ngữ pháp. Hiện tượng này về hình thức sẽ làm cho câu thơ gãy khúc. Trong ngữ lưu khi đọc nhịp thơ cần có sự nhấn giọng tại điểm đó để diễn tả cảm xúc. Chính các điểm ngắt câu đã làm dấu hiệu biểu hiện cảm xúc được nhấn mạnh rõ ràng:

- “Nắng. Hoa đồng nội chói chang…” (Rau muối)

- “Người chui lỗ Khải Hồn Mơn gió luồn tốc lỗ càn khơn. Giá mà…”

(Pais, mùa phơi)

- “Chao … đêm đẹp biết chừng nào” (Ca dao vọng về 3)

- “Ải Chi Lăng! Ải Chi Lăng!” (Ải Chi Lăng)

- “Ơ kìa! Đột ngột trăng lên” (Trăng)

Tính phá cách này ở câu thơ lục bát còn thể hiện ở việc nhà thơ đưa những dạng câu thơ như cịn ngun ở dạng đối thoại, hơ gọi, cảm thán. Đó là những dạng câu nói của cuộc sống thực tế được đặt tự nhiên vào thơ tạo nên hiện tượng cắt câu giữa dòng thơ và chuyển sang câu mới tiếp nối vế đối đáp nhau. Nhờ thế, ta không những không cảm thấy câu thơ bị gián cách thành khúc đoạn trúc trắc. Mà trái lại, nó lại có được sự diễn đạt tự nhiên hơn bao giờ hết. Sau đây là một số minh chứng:

- “Biết rồi!... Vai cứ kề vai

(Xuồng đầy)

- “Ối giời ơi…nõn nà chưa

bột trinh bạch đấy – trời vừa rây xong…” (Trắng… và trắng…)

- “Chiều đang sâu thắm một màu tự dưng lộp độp ngang đầu – ồ mưa!” (Mưa trong nắng, nắng trong mưa)

 Tiểu kết:

Thể loại sở trường của Nguyễn Duy là lục bát. Nguyễn Duy đã sáng tác lục bát theo hướng: trở về nguồn cội nhưng vẫn cách tân để đưa lục bát trở về gần hơn nữa với hiện thực cuộc sống đời thường. Nguyễn Duy đã cải hoá “nhạc thơ” hài hồ, mềm mại, óng ả vốn có của lục bát bằng cách sử dụng nhiều hơn các âm vực (cao độ và âm sắc) cao, bổng cùng với nhịp lẻ và tăng cường thanh trắc, tăng cường phép trùng điệp ở mọi cấp độ bên cạnh sự cập nhật ngôn ngữ “cơm bụi”, “vỉa hè” để gia tăng chất thế sự, đời tư. Như vậy, lục bát Nguyễn Duy vẫn “phảng phất phong vị cổ điển”, song lại rất táo bạo, với sự phá vỡ những thi luật ấy ở nhiều chiều kích có thể. Ông tạo thành một thứ lục bát mang hơi thở, nhịp sống của cuộc sống thời hiện tại, chứ khơng cịn như thuở xa xưa nữa.

Trong sáng tạo ngôn ngữ thơ, Nguyễn Duy đã có những kiểu kết hợp mới, những cách tổ chức câu thơ giành được nhiều sự bất ngờ thú vị cho người đọc. Thật khơng sai khi nói lục bát Nguyễn Duy là “cung nữ thời hiện đại”. Cô “cung nữ” này vừa đẹp vừa tài hoa, không bị giam cầm cách biệt nên có lối sống khá phóng khống và gần gũi. Nói vậy có nghĩa là lục bát vẫn được Nguyễn Duy bảo tồn những cái quy chuẩn cần và đủ của nó. Song, nó đã được ơng canh tân mới lạ đi để có thể phản ánh hiện thực phức tạp, sự phong phú về tư tưởng, quan điểm của con người, đời sống hiện đại. Bằng thơ Nguyễn Duy, thể loại này không bị lãng quên bởi nó mang hơi thở và nhịp sống của chúng ta hôm nay.

CHƯƠNG BỐN: ĐẶC ĐIỂM TU TỪ NỔI BẬT TRONG THƠ NGUYỄN DUY

4.1. Các phương thức tu từ ngữ nghĩa nổi bật trong thơ Nguyễn Duy

Khảo sát các phép tu từ ngữ nghĩa tiêu biểu trong 45 bài thơ trữ tình của Nguyễn Duy, chúng tơi có bảng thống kê tổng qt với kết quả như sau:

Bảng thống kê một số phép tu từ ngữ nghĩa nổi bật được dùng trong 45 bài thơ

của tuyển tập Thơ trữ tình của Nguyễn Duy

Tên phương thức

Số bài sử dụng / tổng

số bài khảo sát Số lượt dùng

Tỉ lệ lượt dùng / số bài khảo sát So sánh tu từ 17/45 29 0,64 Ẩn dụ tu từ 32/45 71 1,58 Hoán dụ tu từ 7/45 16 0,36 Nhân hóa 28/45 77 1,71

Như vậy, cũng như những nhà thơ thành danh khác, Nguyễn Duy cũng đã sử dụng các biện pháp tu từ vào thơ như một phương cách để tăng giá trị biểu đạt. Thơ ông vốn dân dã, “chữ nghĩa mang hồn rơm rạ”. Cho nên các con số về các các phép tu từ như đã thống kê trong bảng trên không nhiều như một số nhà thơ khác. Tuy nhiên, một số phép tu từ trong thơ của Nguyễn Duy không phải không gây được sự chú ý đối với chúng ta và khó có thể dễ dàng bỏ qua. Chúng có những dấu ấn gắn với phong cách, lối viết trong hành trình sáng tạo thi ca của ơng.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN DUY 10600918 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)