Nhạc tính trong thơ Nguyễn Duy

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN DUY 10600918 (Trang 48)

4.

3.1.2. Nhạc tính trong thơ Nguyễn Duy

“Nhạc điệu là một yếu tính của thi ca. Thiếu nhạc tính thơ trở thành văn xi” (Bằng Giang). Bởi nhạc tính như một nét duyên thầm làm nên vẻ đẹp của thơ, cũng là một yếu tố tạo mĩ cảm cho người đọc. Hơn bất cứ ngôn ngữ ở thể loại nào khác, ngơn ngữ thơ với tính chất giàu nhịp điệu, phong phú về cách hòa âm, tiết tấu, giàu từ láy âm, tượng hình, chính là thứ ngơn ngữ giàu tính nhạc. Nhạc điệu làm cho thơ có sức truyền cảm và lan tỏa đặc biệt. Nhạc điệu trong thơ được kiến tạo từ nhiều yếu tố trong đó có vần, nhịp điệu và tiết tấu.

Có thể nói, Nguyễn Duy khá coi trọng nhạc điệu trong thơ. Nhất là đối với “cây đàn bầu” - lục bát của mình, thì ơng lại càng phải gia cơng rèn giũa hơn. Bởi thế nên nó mới có thể đem đến những cung bậc, những ngân vọng, những luyến láy độc đáo đến vậy. Sau đây, chúng tôi xin tiến hành phân tích nhạc tính ấy trong thơ ông lần lượt trên các phương diện: sự trùng điệp vần điệu, nhịp điệu và tiết tấu.

a. Vần điệu trùng điệp

Vần là sự lặp lại những khuôn âm giống nhau ở giữa hay cuối câu thơ, tạo nên những âm thanh tương tự để tạo chỗ dựa cho nhạc tính. Như vậy, “vần là sự hịa âm, sự cộng hưởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hay giữa hai âm tiết ở trong hay ở cuối dòng thơ và thực hiện chức năng nhất định như liên kết dòng thơ, gợi tả, nhấn mạnh sự dừng nhịp” (Dẫn theo: Mai Ngọc Chừ (1991),

Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, NXB Đại học & Giáo dục chuyên

nghiệp). Theo định nghĩa này thì vần có liên quan chặt chẽ với nhịp. Cũng nhờ vậy mà tính nhạc trong thơ được gợi ra ở sự vần vè ấy. Xét về vị trí, vần được chia ra vần chân và vần lưng. Thơ tự do khơng bó buộc về hiệp vần, nhưng các nhà thơ vẫn sử dụng một số điểm nhấn vần điệu như một yếu tố biểu cảm làm tăng vẻ đẹp của thơ.

Nếu ngôn ngữ và hình ảnh là những yếu tố song hành thì âm điệu cũng là yếu tố đồng hành với tính nhạc. Nói một cách hình ảnh, nếu ngơn ngữ là sợi dây đàn thì âm điệu là những cung bậc thanh âm ngân lên từ sợi dây đàn ấy. Việc kiến tạo âm điệu trong thơ cũng chính là kiến tạo nhạc tính. Và âm điệu cũng là chiếc cầu nối thơ với người đọc, dẫn dụ người đọc đi vào thế giới màu nhiệm của thơ ca. Trong thơ Nguyễn Duy cũng có khơng ít những câu thơ “đầy nhạc” nhờ sự góp phần của các nguyên âm mở và phụ âm vang được sử dụng tạo âm điệu cho thơ. Chính âm thanh của chữ nghĩa đã tạo nên những điều mà chữ nghĩa khơng nói hết. Và khơng phải ngẫu nhiên mà điệp nguyên âm, điệp phụ âm được nhà thơ kết thành câu thơ. Các điểm hiệp vần chủ yếu được xây dựng bằng vần có nguyên âm mở (e, a, ă, o) và phụ âm vang (m, n, nh, ng) tạo sự lan tỏa, ngân vọng:

- “Tự dưng nhớ thật nhớ thà

nhớ con đường chả đi qua bao giờ”

(Thật thà)

- “Mùa xuân trở dạ dịu dàng

hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay”

(Dịu và nhẹ)

- “Bần thần hương huệ thơm đêm khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn

chân nhang lấm láp tro tàn

xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào”

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

- “Mơ mịng mình mọc lơng chim đang đêm đốt đuốc đi tìm bình minh”

(Tập ru con)

Ngoài ra, các nguyên âm mở và phụ âm vang thuộc cùng một khúc đoạn thơ sẽ có giá trị gợi hình và biểu cảm rất cao. Chẳng hạn, trong tổ hợp “khe khẽ hé nhẹ

nhàng”, thì các nguyên âm mở và phụ âm vang không những tạo nên được sự cộng

tả mang xúc cảm thẩm mĩ tuyệt diệu. Ta dường như nghe được cả những âm thanh huyền bí nhất từ sự chuyển biến của tạo hóa. Đó là những âm thanh kì diệu, nhẹ nhàng, động đấy mà tĩnh đấy. Ta phải thật lắng hồn mình, thật tinh tế mới cảm nhận được. Điều này không dễ diễn đạt. Ấy vậy mà Nguyễn Duy đã rất tinh tế trong cả sự cảm nhận và cách dùng từ ngữ, vần điệu ấy. Chính nhờ cách dùng đắc địa tổ hợp từ có nhiều nguyên âm mở và phụ âm vang đã giúp ông thi thố tài nghệ.

Về cách gieo vần cũng là điểm nhấn nhá cần chú ý của nhạc thơ; vì vần cũng là một nhân tố tạo nên nhịp. Nguyễn Duy với thể lục bát như bóng với hình, và lục bát của ơng tuy có phá cách, nhưng khơng “lỗi nhịp sai cung”. Ông vẫn đảm bảo khuôn vần liên thông giữa câu 6 và câu 8. Tức là đảm bảo cả vần chân ở cả 2 dòng 6, 8 và vần lưng ở dòng 8. Vậy nên, lục bát của Nguyễn Duy cũng không thuộc vào dạng “cá biệt” của thể lục bát từ xưa đến nay, khảo sát toàn bộ thơ lục bát trong

“Thơ Nguyễn Duy”, người viết chỉ gặp được duy nhất một bài thơ xuất hiện lối hiệp

vần giữa chữ thứ sáu của câu lục với chữ thứ tư của câu bát - mà cũng lại rơi vào trường hợp “lưỡng khả” (tức cũng có thể là hiệp vần 6 - 4, mà cũng có thể là hiệp vần 6 – 6 (“i”, “a” cùng khn âm dịng trước; âm cuối cùng âm; cùng thanh bằng):

“Mặt trời là trái tim anh

mặt trăng vành vạnh là tình của em”

(Bầu trời vuông)

Lối hiệp vần này là lối hiệp vần của lục bát cổ, theo như nhà nghiên cứu Phan Ngọc thì “có lẽ đã chấm dứt từ thế kỷ 17”.

Như vậy, ở phương diện vần điệu, thơ lục bát Nguyễn Duy khó có thể “nổi loạn”; và ông trân trọng khuôn vần rất cân xứng nhịp nhàng vốn đã rất chỉnh chu trong dân gian đã sáng tạo ra. Bậc hậu sinh này đã tìm lối khác, thủ thuật khác có thể dung hịa được với cái khn khổ bao đời nay của lục bát để làm mới nó. Đó là thủ thuật dùng sự trùng điệp vần điệu tạo nên bởi các các từ láy âm, láy vần, phép điệp trong cùng dòng thơ và giữa các dòng thơ; cùng với sự “đổi giọng” về nhịp điệu và tiết tấu. Việc dùng sự trùng phức của phép điệp đem đến cho thơ Nguyễn

Duy nhạc điệu thật lạ. Các âm, các từ như dính vào nhau, ngân theo một âm hưởng chủ đạo. Đặc điểm này chúng tôi sẽ làm rõ ở chương Bốn, mục 4.2.1. Phép điệp.

b. Nhịp điệu và tiết tấu

Nói đến yếu tố tạo tính nhạc cho thơ phải kể đến vai trò của nhịp điệu. Maiacovki từng khẳng định: “Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, năng lượng cơ bản của câu thơ”. Câu thơ và vần có một cái dun mà thậm chí khi lời, ý dở, nhà thơ vẫn quyến rũ người nghe bằng nhịp điệu và sự cân đối.” (Isokrate). Theo giáo sư Hà Minh Đức trong cuốn “Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại”, xuất bản năm 1974, NXB Khoa học xã hội đã định nghĩa: “Nhịp điệu là sự lặp lại một cách đều đặn và nhịp nhàng những đoạn tiết tấu của câu thơ mà sự sắp sếp những tiết tấu đó lại do quy luật của thanh điệu chi phối. Nhịp điệu rất linh hoạt và cơ động tạo thành sự phối hợp những quy luật riêng về âm thanh”. Yếu tố tạo nên nhịp điệu quan trọng nhất là những chỗ ngừng, chỗ nghĩ. Sau đó đến lượt các yếu tố cấu tạo từ, vần, luật hòa phối âm thanh. Nhịp thơ có thể dài, ngắn, đọc lên có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc.

Nhận định về thơ lục bát của Nguyễn Duy, Chu Văn Sơn cho rằng nhịp thơ và âm điệu lục bát của thi sĩ này “cân xứng mà tinh nghịch”, “tung tẩy mà trang nghiêm”. Nó “khơng mượt mà ngân nga, cũng không dồn toa trúc trắc” [38, tr. 419, 420]. Để kiểm chứng cho điều này, chúng tôi tiến hành khảo sát số lượng các bài thơ lục bát sử dụng nhịp chẵn và nhịp lẻ với kết quả như sau:

Số bài có câu ngắt nhịp lẻ Số bài khơng có câu ngắt nhịp lẻ

Số lượng 106 47

Tổng số bài 153

Tỉ lệ % 69,3 30,7

Lục bát Nguyễn Duy có vẻ ưa nhịp lẻ. Như vậy, thơ lục bát của Nguyễn Duy đã có điểm giống như “cơ Tấm ngày nay”, “cô Tấm của phố thị”; cô Tấm đã biết mình khơng chỉ duyên dáng dịu hiền cái vẻ chân quê đơn thuần nữa mà cần phải hịa mình với nhịp sống mới; để có thể tồn tại, để tránh tụt hậu, tránh bị coi là quê

mùa khiến mọi người lãng quên. Chúng tôi cũng đã khảo sát cụ thể về ngắt nhịp chẵn - lẻ theo số câu thơ của các bài thơ lục bát như sau:

Số câu lục bát có ngắt nhịp lẻ Số câu lục bát có ngắt nhịp chẵn Số lượng 356 1084 Tổng số câu thơ 1440 Tỉ lệ % 24,7 75,3

Nguyễn Duy mạnh dạn thổi khơng khí cuộc sống mn hình vạn trạng xâm nhập vào cấu trúc lục bát, “khiến nó phải nới mình ra, dàn xếp lại, tìm đến những dạng hài hoà cũng theo lối mới. Điểm ngắt nhịp trong lục bát giờ đây không nhất thiết cứ phải là nơi gặp gỡ của cả hai yếu tố: điểm dừng cú pháp và điểm dừng ngữ lưu. Mà có thể tách nhau” [38, tr. 419]. Khiến cho khi đọc lời thơ lục bát ấy lên ta có thể tràn hơi, lướt qua mỗi điểm để khối cảm tự do thể hiện một cách thú vị:

“Thắng rồi - trận đánh thọc sâu lại về/ với mái tăng/- bầu trời vuông”

(Bầu trời vng)

Hay, ta có thể cảm nhận được những quặn đau đến thắt lòng thành từng khúc đoạn, trước cảnh tiêu điều, đau thương của dân làng, thông qua từng nhịp thơ ngắt nhỏ và lẻ sau. Ở đó nhịp thơ cũng trùng với từng tiếng nấc tâm trạng, là sóng trào trong lịng chủ thể trữ tình :

“Làng ta/ lại/ lóp ngóp/ làng lịng ta/ lại/ ếch nhái/ hoang cả lòng… ”

(Dân ơi)

Hoặc, bằng nhịp lẻ, cụ thể là nhịp một trong lời thơ sau thì tác giả mới diễn đạt được hết cái tâm trạng bất ngờ đến ngỡ ngàng trước cảnh trăng lên. Tác giả chỉ kịp thốt lên từng tiếng, từng tiếng khá đột ngột trong một tâm thế chống ngợp của xúc cảm khó diễn tả trong bài thơ “Trăng” như sau :

“Ơ kìa! Đột ngột trăng lên

Hay, trong hai câu thơ sau thì việc ngắt nhịp một và nhịp ba đã diễn tả trọn vẹn cái điều mà tác giả muốn nhấn mạnh muốn hướng tới. Đó chính là “em” với cái mà tác giả so sánh là “hoa đào muộn” và “thần nhan sắc”:

“Em/ – Hoa đào muộn/ Kỳ Lừa mùa xuân” (Lạng Sơn, 1989)

“Em/ – Thần nhan sắc/ trời sai giáng trần” (Nét và hình)

Có thể thấy, Nguyễn Duy có những cách tân rất độc đáo về phối thanh, ngắt nhịp. Cặp lục bát thường ngắt nhịp chẵn, nếu có tiểu đối thì mới ngắt nhịp lẻ cho cân xứng. Nhưng Nguyễn Duy lại có tài chơi điệu đàn mới. Cùng với việc sử dụng tăng cường thanh trắc, lục bát Nguyễn Duy có cách ngắt nhịp lẻ rất riêng. Ông không chỉ sử dụng nhịp một tạo nên những đứt quãng, điểm nhấn ngữ lưu khá rõ trong dòng thơ; mà còn sử dụng nhịp ba ở những câu lục khơng có tiểu đối và kết thúc câu bát bằng nhịp ba để tạo sự đăng đối trong trục hệ hình của thơ. Đồng thời, cách ngắt nhịp ấy cũng nhằm nhấn mạnh cảnh huống và ý diễn đạt: “Q mình đó/

phải không anh?” (Đất đỏ - nước xanh); “Ối giời ơi/...nõn nà chưa” (Trắng ...và trắng...); “Lại về/ với mái tăng/ - bầu trời vng” (Bầu trời vng); “Cịn li ti/ lắng đọng/ ta với mình” (Chiều mận Hậu); “người xa quê/ léng phéng/ người xa quê”

(San - Diego, 28.7.1995)...

Với cách phối thanh và ngắt nhịp trên, lục bát Nguyễn Duy phần nào đã phá vỡ đi cái quy chuẩn nghiêm ngặt, có âm hưởng nhịp nhàng, mềm mại của lục bát truyền thống. Và Nguyễn Duy đã thay bằng hơi thở của chính cuộc sống vốn khơng hề bằng lặng, trong hoàn cảnh chiến tranh và nhịp sống tấp nập, bon chen của xã hội hôm nay. Giữa cuộc sống ấy con người sẽ có “lắm tâm tư” muốn chuyển tải bằng “thơ của hôm nay”. Điều đó có nghĩa là lục bát cũng phải là của hôm nay. Thơ lục bát của Nguyễn Duy đã là một ví dụ tiêu biểu.

Ngữ âm tiếng Việt có sáu thanh điệu chia làm hai nhóm đối lập nhau là bằng - trắc (nhóm bằng: thanh ngang ( Ø ) và thanh huyền; nhóm trắc: thanh hỏi, ngã, sắc, nặng) và chia theo âm vực cao - thấp (âm vực cao: thanh ngang, ngã, sắc; âm

vực thấp: huyền, hỏi, nặng). Sáng tác thơ cần có sự đăng đối, tương xứng, sóng đơi thanh điệu theo các thế đối lập một cách hài hịa, nhịp nhàng, sẽ có cấu trúc thơ chặt chẽ cân đối; âm hưởng tồn bài thơ vì thế được hịa phối hài hịa. Nhờ thế, vẻ đẹp thơ tăng lên, nội dung biểu đạt của thơ mở rộng ra những bến bờ ngữ nghĩa bất ngờ.

Thơ tiếng Việt luôn dựa vào sự đồng nhất và đối lập về mặt thanh điệu. Sự đối lập về âm vực và âm điệu có vai trị quan trọng trong thơ ca là cơ sở của hiệp vần và cấu tạo nhịp thơ. Vì vậy, chúng tơi tiến hành khảo sát về cả âm vực và âm điệu trong 153 bài lục bát của tuyển “Thơ Nguyễn Duy” thu được kết quả như sau:

Âm vực Âm điệu

Thấp - trầm (1) Cao - bổng (2) Bằng (1) Trắc (2) Số lượng 3926 6154 6209 3871 Tổng số âm tiết 10080 10080 Tỉ lệ Số lượng / tổng (%) 38,95 % 61,05 % 61,6 % 38,4 % (2) / (1) 1,57 0,62

Dựa vào kết quả khảo sát cụ thể trên, chúng ta có thể thấy được rằng: lục bát Nguyễn Duy khơng cịn cái chất nhạc, chất giọng như xưa kia nữa, nó khơng cịn nguyên cái vẻ mượt mà, ngâm nga, êm dịu với đa phần là thanh bằng và âm vực thấp - trầm. Trong thơ ông những âm vực cao - bổng đã chiếm ưu thế hơn (61,05%) và gấp tới gần 1,57 lần số lượng âm vực thấp - trầm. Theo lối truyền thống của thể lục bát thì những thanh trắc sẽ rất ít dùng. Nhưng nay trong thơ Nguyễn Duy đã có sự gia tăng các thanh trắc lên (38,4 %) và chúng đã bằng 0,62 lần thanh bằng. Mặc dù nó cũng chưa đã vượt qua số thanh bằng nhưng cũng đã chiếm một con số đáng kể so với quy chuẩn bình thường. (Cặp lục bát vốn là một tổ hợp nghiêng về thanh bằng và theo Chu Văn Sơn, tỉ lệ giữa trắc/bằng là 2/5). Ơng có nhiều câu lục mà thanh trắc chiếm đến 2/3: “Sốt cơn ác tính chín da” (Người đang yêu) ; “Đất vụn

tơi, đá vụn tơi” (Nắng) ; “Cực kỳ gốc sấu bóng me” (Cơm bụi ca) ...Chính việc sử

chính là có cả âm hưởng mạnh mẽ, gay gắt chứ không chỉ là nhẹ nhàng uyển chuyển như ca dao truyền thống.

Như vậy, có thể nhận xét rằng thơ lục bát Nguyễn Duy khơng cịn ngun cái vẻ êm ái, dịu dàng, trầm tư nữa. Nhưng nó cũng khơng hẳn đã trúc trắc, trục trặc, bức bối, hối hả. Sở dĩ có điều này là do ơng đã thổi hồn thế hệ mình, đưa hơi thở chúng sinh ở thì hiện tại vào thể thơ truyền thống; trong đó có sự cộng hưởng của hồn cổ, hồn quê và hồn phố. Vì thế âm hưởng ở đây cần sự khoẻ khoắn, nồng đượm, tân kỳ. Và để làm được điều ấy thì Nguyễn Duy đã cần dùng đến sự gia tăng thanh trắc, sự chiếm ưu thế của âm vực cao - bổng. Và thơ ơng vẫn có được tính nhạc bởi sự hài hòa nhịp thơ và thanh điệu, sự linh hoạt trong hiệp vần (cùng âm vực thì khác âm điệu và ngược lại).

3.2. Đặc điểm cấu trúc ngữ pháp độc đáo của thơ Nguyễn Duy 3.2.1. Câu trải dài nhiều dịng thơ (Vắt dịng)

Thơ ca hiện đại có những cách tân độc đáo. Trong đó hiện tượng vắt dịng trở

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN DUY 10600918 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)