“Cây đàn bầu” của thi sĩ Nguyễn Duy (Thơ lục bát của Nguyễn Duy)

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN DUY 10600918 (Trang 44 - 48)

4.

3.1.1. “Cây đàn bầu” của thi sĩ Nguyễn Duy (Thơ lục bát của Nguyễn Duy)

Nguyễn Duy là nhà thơ hiện đại được biết đến với nhiều đặc điểm riêng biệt ở cá tính sáng tạo của ơng. Đó là một “cái tơi thảo dân” mang cả hồn quê lẫn hồn phố trong lối diễn đạt ngơn ngữ giọng điệu; đó là “cái dun, cái nợ” của ông với thể lục bát,…. Cái duyên nợ ấy đã được ông nâng niu, nuôi nấng và biến thành “thương hiệu riêng” của mình. Bằng chứng là trong tuyển thơ đầy đủ nhất của hành trình thơ ơng mới xuất bản gần đây có tới 153 bài thơ lục bát trong tổng 284 bài thơ. Ngồi ra ở các bài cịn lại, có một số bài có xen đơi câu lục bát. Như vậy, rõ ràng lục bát đã trở thành sở trường của Nguyễn Duy. Do thế, chúng tôi xin được chú ý riêng về mảng này của ông.

Thể lục bát vốn là thể loại truyền thống của dân tộc ta nên đã có khơng ít các cây đa, cây đề ở thể loại này như: đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Tản Đà, Nguyễn Bính, Tố Hữu,… Đó là chưa kể đến các gương mặt xuất chúng đương đại: Đồng Đức Bốn, Nguyễn Trọng Tạo,…Vậy nhưng, theo cách săn sóc riêng của mình “cây đàn bầu” cũ kỹ ấy bỗng trở nên mới lạ. Giờ đây, lục bát vào tay Nguyễn Duy trở nên cách điệu nhưng vẫn duyên dáng mà lại thêm vẻ trẻ trung, quyến rũ, ngang tàng, kiêu hãnh một cách đầy tự tin. Nói vậy có nghĩa là chúng ta vẫn sẽ thấy cái khn 6 - 8 đều đặn cùng với quy luật bắt vần bất di bất dịch, nhưng bên trong đó là sự biến đổi táo bạo về nhịp điệu, tiết tấu. Đây là lí do tiếp theo mà khi tìm hiểu những độc đáo về ngữ âm trong thơ Nguyễn Duy, chúng tôi sẽ nêu và chỉ ra đặc điểm thể loại lục bát trước khi đi tìm hiểu cụ thể.

Ở thời nay “cây đàn bầu” lục bát đôi khi bị coi là cũ kỹ, cịm cõi khó mà tải được những tâm tình của người hiện đại. Nhưng khi vào tay Nguyễn Duy, thể thơ lục bát vượt qua khuôn luật để bắt kịp với mạch cảm xúc của nhà thơ. Lục bát đúng luật là một tổ hợp nghiêng về thanh bằng. Song, trong thơ lục bát của Nguyễn Duy có nhiều câu có thanh trắc chiếm ưu thế tạo âm hưởng gay gắt, mạnh mẽ. Điều đáng

bàn ở thơ lục bát của Nguyễn Duy không phải là sự mới lạ do gia công thêm vào, mà là sự vận dụng rất sáng tạo những thành quả sẵn có của lục bát truyền thống. Trong tay Nguyễn Duy, chẳng những nó được làm mới, mà cịn “lẩy” lên được cả những tâm tình ngỡ như quá ư đơn sơ, giản đơn ; nhưng lại thực sự lớn lao và có ý nghĩa đặc biệt. “Cây đàn này của Duy chơi điệu mới, nhịp mới, hồn mới. Giai điệu lục bát của Duy vẫn cổ điển vẫn dân gian, nhưng phần chịu chơi nhất vẫn là phi cổ điển. Giai điệu vốn nghiêng về êm đềm như ru của lục bát lâu nay đã được nhiều thế hệ ra tay cải biên để nó xích lại gần hơn với lời nói thường. Ở thời của mình, Nguyễn Duy cũng “tỏ ra rất sành chơi”. Vừa mở ra một thế giới “cơm bụi” cho thơ, Duy vừa “cơm bụi hoá” lục bát. Nghĩa là đưa lục bát về gần với cuộc sống trần ai vốn đầy bụi dân sinh của thảo dân thì hiện tại” [38, tr. 418]. Thơ lục bát của Nguyễn Duy mang phong cách hiện đại, câu thơ vừa phóng túng lại vừa uyển chuyển chặt chẽ. Ông được giới phê bình đánh giá là người đã góp phần làm mới thể thơ truyền thống này. Có thể hình dung, thơ lục bát của Nguyễn Duy giống như áo dài truyền thống được cách tân, với một sự duyên dáng và trẻ trung, tươi mới đầy tự tin. Bản chất của thơ lục bát là đều đặn, nhà thơ Nguyễn Duy trong công cuộc làm mới lục bát vẫn trân trọng đặc tính đều đặn này. Tất cả bài lục bát rút từ tuyển tập thơ của ơng, khơng có một bài nào có dạng biến thể, cũng khơng một bài nào xuất hiện câu thơ sử dụng toàn thanh trắc một cách lạm dụng làm mất đi cái căn nguyên cần phải lưu giữ.

Trong thơ lục bát truyền thống, những cặp 6 - 8 đều đặn luân phiên nhịp nhàng hơn bằng các nhịp chẵn, những nhịp lẻ chỉ xuất hiện trong câu lục khi có tiểu đối. Ở thời hiện đại cái đều đặn của nhịp chẵn không đạt hiệu quả cao trong mục đích muốn diễn đạt những sắc thái phức tạp của đời sống nội tâm, nhưng nhịp lẻ thì có thể làm tốt việc này. Ngắt nhịp lẻ sẽ thấy câu thơ gần với lời nói thường nhật, thấy nhịp điệu thơ gần với nhịp đời và lời thơ vì thế mà dễ ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người ta hơn. Và nếu thi sĩ Nguyễn Duy cứ tiếp tục tuân theo lối xưa thì chắc hẳn đã khơng có một Nguyễn Duy với đời thơ đáng bàn cho chúng ta. Và thi sĩ này lại khơng thích cái an tồn, cũ mịn đến bằng phẳng ấy. Nguyễn Duy muốn khẳng

định bản lĩnh lục bát của mình bằng luyến láy, bằng nhịp điệu. Lối ngắt nhịp lục bát theo nhịp lẻ của Nguyễn Duy là sự “nổi loạn”. Song “cung đàn nổi loạn” ấy lại thu hút và vẫn ngân vọng trong bạn đọc nhờ ý nghĩa biểu đạt và sự đảm bảo cân xứng:

- “ai bng lửng/ một cái tình

để ngân nga/ đến rung rinh/ lịng người” (Đàn bầu)

- “nghe ai hát/ giữa núi non

mà hương đồng/ cứ dập dờn/ trong mây Nghìn năm/ trên dải đất này

cũ sao được/ cánh cò bay/ la đà cũ sao được/ sắc mây sa

cũ sao được/ khúc dân ca/ quê mình” (Khúc dân ca)

Nói như Chu Văn Sơn thì “Duy đã thổi hồn của thế hệ mình vào đó, đã đưa được hơi thở chúng sinh thì hiện tại vào đó. Nó khơng chỉ có hồn cổ, hồn q, mà cịn cả hồn phố. Vì thế, nó khỏe khoắn, nồng đượm, tân kì. Nó là rượu chúng sinh đựng bằng lục bát. Nó là Duy. Nghĩa là, dù Duy vẫn dùng cả những thể khác, nhưng chỉ ở lục bát, thân thủ của anh mới phô hết những cao cường, chỉ ở lục bát, hồn vía Nguyễn Duy mới dậy men nổi gió làm “trời lao đao đất lao đao lừ đừ” (Thuốc lào) đến thế” [38, tr. 420].

Như vậy là trong khi các nhà thơ khác thường nghiêng về phía uyển chuyển, mềm mại, óng ả của ca dao, thì Nguyễn Duy lại có xu hướng chọn sự gai góc, táo bạo đem vào thể thơ truyền thống, để viết những “khúc dân ca” của riêng mình. Bằng cách cải hóa nhịp điệu và dùng những ngôn ngữ “bụi bặm”, “rất đời” mà ông đã đem vào lục bát cả cái lấm láp, xô bồ của cuộc sống hiện tại. Ông đã thổi vào lục bát một nguồn sinh lực mới, khiến thể thơ này trở nên mới mẻ, sinh động, trẻ trung như vừa mới được sinh ra từ chính cuộc sống này. Với Nguyễn Duy, sự trở về với cội nguồn chỉ là chiếc neo nối cánh diều lục bát Nguyễn Duy với mặt đất truyền thống. Cái “ngang ngang” phá vỡ âm hưởng của lục bát truyền thống ấy xem

ra lại phù hợp với nhịp sống của thời hiện tại. Những cách tân độc đáo “cãi lại vẻ êm dịu mượt mà vốn có của câu hát ru truyền thống” (Lại Nguyên Ân) mới chính là yếu tố quan trọng tạo nên nét riêng độc đáo của lục bát Nguyễn Duy.

Dung hòa được chất truyền thống và hiện đại, tạo ra cái mới mà không xung đột với cái cũ, là một điều khơng phải dễ dàng gì đối với nhiều nhà thơ hiện nay. Có thể thấy Nguyễn Duy phần nào cũng đã khẳng định được phong cách nghệ thuật riêng của mình qua những thể nghiệm này. Với một số thể thơ truyền thống, như lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn, Nguyễn Duy quả thực là ông thầy phù thủy rất có tài nhấn nhá chữ nghĩa, tung hứng vần điệu. Nhưng nếu vạch lá tìm sâu thì hẳn thơ Nguyễn Duy cũng khơng tránh khỏi có đơi chỗ cịn thiếu sót như lối đặt chữ “tỏng

tòng tong” trong trường hợp này: “Năm nay lại lụt trắng đồng/ quê ta lại tỏng tòng tong mùa màng” (bài “Dân ơi”); hay trường hợp tác giả còn tạo nên một sự lắt léo

về vần điệu không cần thiết gây khó đọc: “Đến đây gió cũng đi vịng/ ngoằn theo

khoeo núi ngoèo trong khuỷu rừng” (bài “Một người cha”). Và tất nhiên là vẫn có

những lúc quá đà (trong trường hợp của một số bài thuộc phần “Lục bát đi sứ”) gây cảm giác choáng cho người đọc. Xét cho cùng, Nguyễn Duy cũng là người trần, ông không là “thánh thơ” nên không phải lúc nào cũng thành cơng trong vai trị của nhà “luyện thơ” giàu kinh nghiệm hay một “vũ công” sắp chữ tài hoa nên đã có lúc thơ ơng có đôi chỗ hạn chế. Và những năm về sau, trong thơ ông bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của phương thức “cắt dán” - một phương thức được xem là tiêu biểu cho trào lưu văn học hậu hiện đại. Đã có những câu thơ của ông kiểu như: “Ngẫu nhiên người loạng quạng ngẫu vương / ta ngẫu hứng nhau phút tình cờ ấm ớ” (Giọt trời)

phảng phất bóng dáng của lối viết “tự động”, một lối viết khó hiểu, khó cảm hiện nay. Phải chăng Nguyễn Duy lại bắt đầu một sự thử nghiệm mới bởi vì nhà văn cần phải thường xuyên kiếm tìm phong cách mới cho mình chăng?

Nhưng nhìn nhận tổng thể thì việc nhặt nhạnh “bụi chữ” của chúng sinh để luyện thành thơ và sự “khiêu vũ” từ ngữ điệu nghệ của Nguyễn Duy vẫn là một hướng đi riêng của ơng. Nó đã tạo nên những hiệu quả thẩm mĩ mới mẻ, độc đáo, không lẫn vào ai được. Người ta vẫn thấy lục bát của Nguyễn Duy mang một vẻ đẹp

vừa quen thuộc vừa độc đáo, vừa mang hồn phố nhưng vẫn còn hồn quê …Và quan trọng hơn - khi ngâm nga những câu lục bát ấy, người ta biết đó là lục bát của nhà thơ Nguyễn Duy chứ không phải của ai khác!

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN DUY 10600918 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)