So sánh tu từ

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN DUY 10600918 (Trang 60 - 61)

4.

4.1.1. So sánh tu từ

Bảng thống kê kết quả khảo sát cụ thể về các kiểu so sánh tu từ trong 45 bài thơ trữ tình của Nguyễn Duy

Kiểu so sánh tu từ A (như, như là, tựa như,… ) B (1) A Ø B (2) A là B (3) B bao nhiêu A bấy nhiêu (4) Số lượt dùng 17 10 2 0 Tổng lượt dùng 29 Tỉ lệ % 58,62 34,48 6,9 0

Kết hợp với số liệu ở bảng thống kê tổng quát đã trình bày ở đầu mục 4.1. thì chúng tơi có nhận xét là: so sánh tu từ chỉ có 29 lượt dùng nằm trong 17/45 bài thơ của tuyển tập thơ trữ tình của Nguyễn Duy. Bình quân ở 45 bài này, thì chỉ có 0,64 lượt dùng ở mỗi bài. Và trong đó chủ yếu là hai kiểu so sánh A như, tựa, như là,.. B và A Ø B. Hai kiểu này đã chiếm gần hết tổng số lượt dùng biện pháp so sánh (93,1%); hai kiểu cịn lại khơng có và khơng đáng kể. Điều này có thể lý giải, đó là do Nguyễn Duy muốn tạo một độ mở cho chất thi vị của những hình ảnh so sánh mang tính liên tưởng cao. Mà hai kiểu so sánh (3), (4) thì khó mà đáp ứng được cho một hồn thơ yêu đời như Nguyễn Duy. Trong quá trình khảo sát tiếp cận thơ cụ thể, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Duy dùng những tổ hợp so sánh theo khuynh hướng phức tạp dần cấu tạo của hai vế so sánh một cách mới lạ, hấp dẫn. Nếu vế B của phép so sánh nghệ thuật có vẻ cịn trừu tượng thì ơng ít khi đặt dấu chấm hết ở đó, mà lại giải thích rõ thêm vế B này. Việc đó sẽ giúp ta hình dung ra A đi theo định hướng của ông. Các vế B của ông dùng để so sánh khá gợi cảm và độc đáo. Chúng thiên về những hình ảnh, những hiện tượng khá thi vị mà gần gũi, giản dị, đơi khi có chút tếu, chút hài hước. Phải coi đây là những phát hiện mới mẻ giữa các sự vật, sự việc mà tác giả cần phải có con mắt thơ tinh tế và vốn sống, vốn ngơn ngữ giàu có mới có thể so sánh được vậy. Chắc rằng, khơng có một Nguyễn Duy nào khác nữa có những phép so sánh khá độc đáo, khá tinh tế, tinh vi như sau: “tình ý học trị quả

me chua loét”, “gió là sợi tơ”, “được u như thể ca dao”, “tình như rượu chơn sâu đằm lịm”, “ anh như nguyên thủ quốc gia”, “em sâu sắc như kinh thành cổ kính”, “ta lặn lội như thằng ăn trộm/ nơn nớp lo mình bị bắt quả tang”,…

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN DUY 10600918 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)