Các phương thức tu từ cú pháp nổi bật trong thơ Nguyễn Duy

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN DUY 10600918 (Trang 65)

4.

4.2. Các phương thức tu từ cú pháp nổi bật trong thơ Nguyễn Duy

4.2.1. Phép điệp

Chúng ta vẫn biết, đặc điểm cơ bản của lục bát dân gian là chữ dùng giản dị, thiên về biện pháp láy âm và điệp từ, không thích điển cố, lại càng không thực hiện biện pháp đúc chữ - một biện pháp mà các nhà thơ hay chữ ngày trước rất thích. Việc đúc chữ cùng những khuôn mẫu gò ép của những phép đăng đối tất nhiên không còn là phương pháp ưa thích của các thi nhân hiện đại, khi mà hình thức câu thơ cần phải cố gắng hết sức để chuyên chở những sắc màu phong phú của cuộc sống hiện nay. Nhưng phải thừa nhận việc sử dụng mạnh dạn và triệt để những mức độ khác nhau của phép trùng điệp, lặp từ là một đặc điểm khá nổi bật ở thơ Nguyễn Duy. Sau đây là những trường hợp điệp từ trong khuôn khổ của câu thơ, đặc biệt là dạng lặp từ cách quãng đều đặn. Chúng không những tạo được giá trị

biểu đạt khá cao ở cái điều cần nhấn mạnh, mà còn tạo được nhịp thơ đều đặn, làm cho câu thơ có vẻ đẹp thẩm mĩ cao hơn:

- “Làng như làng mạc thuỷ tề em như em giữa bốn bề thuỷ tinh”

(Mùa nước nổi)

- “Nợ thương nợ ghét nợ yêu

Toác toàng toang vỡ bao nhiêu nợ nần”

(Nợ đời)

- “Giọt sương giọt nắng giọt mưa vơi đầy”

(Bao cấp thơ)

- “Mình sang với bạn sang cùng thu sang”

(Chút thu vàng)

- “Vô tư như thực như mơ như gì

(… )

không ngây không dại không đành phải không”

(Vô tư)

Trong thể thơ lục bát, dạng lặp từ cách quãng nói trên rất hay gặp. Có thể khẳng định đến ngay cả sự mượt mà của ca dao cũng còn khó có thể tìm được những câu như thế. Nếu cảm nhận theo cảm tính, biện pháp lặp này tạo ra sức nặng đặc biệt cho ý nghĩa của câu thơ. Đó là sức nặng của cảm xúc bày tỏ một cách tự nhiên ra đầu ngọn bút. Khi cảm xúc tràn đầy thì ngôn ngữ thể hiện cũng phải chứa đựng một mức độ “thừa thải” khá cao, nói như nhà nghiên cứu Phan Ngọc thì “cái thừa đó là cái thừa nghệ thuật”. Những câu thơ mà cảm xúc chứa chất của chủ thể được diễn đạt hiệu quả bằng khuôn ngôn ngữ thơ, thì lại thường dành được sự chia sẻ mãnh liệt và tận cùng của người đọc. Bởi một lẽ duy nhất: nó chân thật như cảm xúc tức thời. Điệp từ luôn có ý nghĩa là nhấn mạnh và nếu biết vận dụng sáng tạo; đặc biệt là biết chú ý đến tính hài hòa của nhịp điệu, âm thanh và hình ảnh, thì biện pháp này còn làm được nhiều hơn thế nữa. Thử tìm hiểu những câu lục bát uyển

chuyển như “vũ điệu ngôn từ” dưới đây của Nguyễn Duy, chúng ta sẽ thấy ngay điều ấy:

“Này em cành lấp ló chồi

tẹo hoa tí cỏ chợt vui giữa buồn chợt phai chợt thắm con đường

chợt quên chợt nhớ chợt thương lần thần”

(Thời gian)

Những từ “chợt” được lặp lại đều đặn như những nhịp nghỉ trong bản nhạc, đó là xét về khía cạnh âm điệu. Còn nếu ta hình dung cùng với “phai”, “thắm” rồi

“quên”, “nhớ”, “thương”, “lần thần”, thì đó sẽ là một bức tranh rất thơ mộng về

bước đi êm ái của mùa, cũng là bước thời gian đang đi bồi hồi trong tâm hồn thi nhân. Cuộc đời mỗi người ai cũng vậy, bao giờ cũng là “Niềm vui mấp mé nỗi buồn

– Ban mai ngấp nghé chiều hôm kiếp người” (Kính thưa liền thị – Kính thưa Tố Nữ). Nhưng niềm vui thường nhanh chóng ra đi còn nỗi buồn thì luôn thích bám víu

ở lại. Do vậy mà người ta luôn cảm thấy mình quen với nỗi buồn hơn là niềm vui. Và cũng do vậy mà những hiện thực đơn giản nhỏ nhoi như “tẹo hoa tí cỏ” bên con đường, “chợt phai chợt thắm” cũng khiến cho người ta rưng rưng “chợt vui

giữa buồn”. Mỗi từ “chợt” lặp lại như một bước đi của thời gian, và trong bước đi ấy, con người cũng có những bậc thang cảm thức khác nhau. Tất cả thật kỳ ảo mà sinh động. Đặc biệt, Nguyễn Duy còn có những bài thơ sử dụng kết hợp lối điệp từ với thủ pháp láy âm. Xin lấy một bài thơ với vần “ăng” làm chủ vận của nhà thơ để minh họa:

“ Người gì người trắng như trăng trăng gì trăng nói lăng nhăng như người

Trăng đau trăng bạc như vôi

người đau người khuyết người vơi người mờ” (Người trăng)

Đọc đoạn thơ trên, ta có cảm tưởng người và trăng lẫn vào nhau, tình và cảnh lẫn vào nhau, đời người và thời gian lẫn vào nhau. Tất cả những sự giao thoa và tan

hòa ấy đã nói rất nhiều điều, đã chuyển tải xúc cảm tới người đọc rất nhiều. Thao tác kết hợp giữa điệp từ và láy âm của nhà thơ Nguyễn Duy còn thể hiện ở nhiều khía cạnh tài tình khác, đặc biệt là có những cặp lục bát được tạo ra chỉ toàn bằng những từ láy, hoặc phần nhiều là các từ láy. Chúng làm cho ta có ấn tượng hơn, tạo một sự liên hoàn trong vần điệu. Nhờ thế, tính nhạc được thể hiện rõ hơn. Ý thơ cũng nhờ đó mà tạo được điểm nhấn cho sự chú ý qua những tín hiệu “đèn đỏ” đó trong thơ:

- “Xanh xanh đỏ đỏ phừng phừng tứng từng tưng tửng từng tưng đã đời”

(Cung văn)

- “Mùa xuân trở dạ dịu dàng

hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay Nhẹ nhàng lộc cựa nách cây

dịu dàng vương dải tím mây ngang chiều Nhẹ nhàng tiếng bóng xiêu xiêu Em ngồi chải tóc muối tiêu dịu dàng”

(Dịu và nhẹ)

Các kiểu điệp trên của phép điệp thuộc dạng điệp từ ngữ. Trong thơ Nguyễn Duy, ta còn bắt gặp không ít dạng điệp cấu trúc (điệp cú pháp). Chỉ mới tìm riêng ở 26 bài thơ lục bát trong tuyển tập “Thơ trữ tình” của Nguyễn Duy, ta đã có thể tìm thấy 10 bài sử dụng dạng thức này. Trong đó, chủ yếu ở các bài này lại có số lần lặp khá nhiều, có khi là lặp lại ở các khổ thơ khác nhau và cách quãng đều đặn suốt cả bài thơ dài. Dạng điệp này giúp cho cảm xúc thơ có sự lan tỏa khắp bài, âm hưởng thơ cũng như tâm trạng của chủ thể trữ tình liền mạch, miên man theo cùng một dòng suy tưởng. Dẫn chứng là:

- “Áo trắng là áo trắng ai

buồn phơ phất thuở ban mai tới trường (….)

một hôm ta thấy bạn ta thẹn thùng (…)

Áo trắng là áo trắng này

(…)

Áo trắng là áo trắng ơi

(…)

Áo trắng là áo trắng bay”

(Áo trắng má hồng)

- “Được yêu như các cụ xưa

cũng trăng gió cũng mây mưa ào ào

được yêu như thể ca dao

đủ phờ phạc đất đủ lao đao trời” (Được yêu như thể ca dao)

- “Ta về xứ Huế mưa sa

em ơi Đồng Khánh đã là ngày xưa

ta về xứ Huế chiều mưa

em ơi áo trắng bây giờ ở đâu” (Nhớ bạn)

- “Trắng trong từng hạt rơi rơi để cho em nép vào tôi thế này

trắng trong từng hạt bay bay để cho tay chạm vào tay giật mình”

(Đám mây dừng lại trên trời)

- “Em đi đi bỏ lửng cánh đồng

(…)

Hai mà một một mà hai một mình

(…)

Em đi bỏ lửng sân đình

Hai mà một một mà hai một mình”

(Mỗi)

Như vậy, phép điệp có trong các bài thơ tạo được một hiệu quả diễn đạt cao hơn. Nhờ phép điệp không chỉ làm nhạc thơ được đều đặn, thơ dễ thuộc, dễ cảm hơn; mà nhờ nó, ý nghĩa của thơ được nhân lên, nhấn mạnh hơn. Độc giả cảm nhận được một chiều sâu đưa đến từ sự liên tưởng và tưởng tượng mà thơ khơi gợi. Chính nhờ thế mà bài thơ sẽ có được những điểm nhấn, tạo được âm hưởng chủ đạo riêng, phần nào bộc lộ được cái ẩn ý có trong bài thơ đó.

4.2.2. Phép lặng

Có những dòng cảm xúc trào dâng tuôn chảy, khó dồn nén được, cứ trào ra đầu ngọn bút, khiến cho câu thơ có sự dồn dập. Nhưng lại cũng có những cảm xúc lặng lẽ, ấp úng, ngậm ngùi, nghẹn ngào,… khó diễn đạt được thành lời thơ. Những lúc đó nhà thơ cần dùng đến phép lặng. Không phải phép lặng đơn giản chỉ là để trống không, là vô nghĩa. Trái lại, ở những chỗ ấy là cả một thế giới của tâm trạng, cảm xúc mà ngôn ngữ đành chịu thua. Những khoảng lặng tạo chiều sâu tâm trạng cho sự cảm nhận. Nói một cách thực thể thì hiện tượng này cũng gần giống như người câm thường có lắm tâm tư vậy. Do vậy, sẽ là quá thiếu xót nếu chúng ta bỏ qua, không chú ý cảm nhận những gì mà tác giả muốn nói ở những khoảng lặng ấy.

Nhìn một cách tổng thể, khi đọc thơ Nguyễn Duy thì chúng tôi bắt gặp khá nhiều dạng này ở tất cả các thể loại thơ mà ông sáng tác. Chúng tôi tiến hành khảo sát và thống kê cụ thể trong phạm vi đã giới hạn với số lượng là 26 bài thơ lục bát thì thấy Nguyễn Duy đã sử dụng phép lặng để diễn tả cảm xúc của mình 9 lần. Nếu khảo sát cả 45 bài thơ trong tuyển tập “Thơ trữ tình” thì chúng tôi tìm được tới 28 khoảng lặng như vậy. Những khoảng lặng ở đây là những ẩn ngữ nghệ thuật có giá trị hơn bất cứ cách diễn đạt nào bằng ngôn từ.

“Lẳng lặng làm quen cái cầm tay lỏng lẻo vẫn là em… cứ chầm chậm mà thân vẫn là ta… cứ là lạ mà gần…”

Những khoảng lặng mà nhà thơ để ngõ ra ở trên thật là những nốt nhạc trầm của tâm trạng. Một tâm trạng bối rối phút gặp gỡ. Điều chủ thể trữ tình còn để ngõ bằng dấu ba chấm chính là sự ngỡ ngàng mà hồi hộp. Nó giống như những luống cuống tay chân ngượng ngùng mà chưa biết nói gì. Phút ấy thời gian như dừng lại, không gian như im lặng, tất cả để lắng nghe tiếng lòng. Hai người “em” và “ta” đều thoáng cảm nhận được chút gì đó sâu trong tâm tư của nhau. Và thoáng tâm tư ấy có sự tương đồng, gần gũi, thân thiết quen thuộc. Nếu ta là người của phút ấy, hẳn ta sẽ hiểu được nhiều hơn nữa.

Còn ở đoạn thơ sau, những khoảng lặng lại diễn tả cái hẫng hụt trong nỗi lòng của một chàng trai si tình, khi biết tình yêu của mình bị “lỗi nhịp ngang cung”:

“Cửa cài then… bóng em mất hút xe cúp đã thay cho ngựa tía võng điều xa trở lại gốc si già… và làm lại

làm thơ tình tặng những lứa đang yêu…” (Một góc chiều Hà Nội)

Những khoảng lặng trong đoạn thơ trên chính là cả một nỗi lòng chất chứa của nhân vật trữ tình không biết thổ lộ cùng ai, thổ lộ ra sao. Đó là sự đắng lòng, là tâm tư trĩu nặng phải cố nén cùng những bước chân thẫn thờ theo tâm trạng ấy. Như vậy, những khoảng lặng ở đây là sự để ngõ nhưng thực ra lại có sức gợi nhiều, rất nhiều cho sự cảm nhận. Chỉ là những khoảng lặng, nhưng nó đã vẽ lên được cái thần, cái hồn của hoàn cảnh, cũng như cái ẩn sâu trong tâm trạng chủ thể trữ tình.

Hay ở những câu sau, những khoảng lặng cũng đã tạo nên sức diễn đạt rất nhiều cho ý thơ:

“Chạnh nghe em hát… ông câu cá ăn không giật để lâu mất mồi”

(Câu) “Biết rồi!... Vai cứ kề vai

kệ cho mấp mé cả hai mạn xuồng…” (Xuồng đầy)

Như vậy, có thể thấy được rằng, thơ của người xưa thường được coi là “ý tại ngôn ngoại”, ý nhiều hơn lời bởi họ diễn đạt bằng những điển tích điển cố, những từ ngữ văn chương đã thành lối mòn mang tính tượng trưng, hình tượng. Còn thơ ngày nay không viết theo lối cũ ấy nữa, nhưng tình ý thì vẫn rất giàu có và sức gợi vẫn đến trong sự cảm nhận. Thơ Nguyễn Duy cũng được coi là một trong những cây bút điển hình, có những tứ thơ sâu sắc, có chiều kích sâu rộng; một phần nhờ vào việc ông đã khéo léo đưa vào thơ những khoảng lặng đặc biệt mang chiều sâu ngữ nghĩa. Phép lặng đã được Nguyễn Duy đưa vào thơ mình khá nhiều và khá hiệu quả. Có thể kết luận rằng đây cũng là một nét đẹp nổi bật trong thơ Nguyễn Duy mà chúng ta không thể bỏ qua.

Tiểu kết:

Qua việc tiến hành tìm, phân tích những đặc điểm tu từ nổi bật trong thơ Nguyễn Duy, ta thấy được sự đóng góp ở thơ ông đối với sự phát triển của thơ ca hiện đại Việt Nam. Đó chính là cách sử dụng linh hoạt sáng tạo các thủ pháp liên tưởng, so sánh, lối nói nhân hóa. Mặc dù đây là những thủ pháp đã có từ truyền thống, nhưng trong thơ ông nó lại được được tái tạo theo lối tư duy hiện đại; vừa đem lại hiệu quả diễn đạt cao, vừa rất mới mẻ, hấp dẫn, không nhàm chán; kiểu như “bình cũ, rượu mới” vậy. Chúng ta cần ghi nhận rằng, với việc sử dụng các phương thức tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa thì cái tạng thơ “bụi”, đầy “phiêu lưu” trong chúng sinh của ông mới “nên chất thơ” được. Nghĩa là, chính bằng những phương thức tu từ, Nguyễn Duy đã vượt qua hàng rào ngôn ngữ bằng cách tái tạo lại, cấp cho những từ ngữ đời thường ấy những nghĩa mới, tránh tình trạng như “trò đùa ngôn ngữ quá suồng sã”.

Trong tổ chức câu thơ, đặc biệt là ở thể loại lục bát, sáng tác của Nguyễn Duy có những đặc điểm tu từ cú pháp hết sức nổi bật là phép điệp và phép lặng. Trong đó, các hình thức của phép điệp như điệp âm, điệp vần được tạo nên bằng hệ thống từ láy dồi dào mà nhà thơ sử dụng. Chúng đã trở thành một trong những đặc trưng tiêu biểu để nhận diện thơ ông.

KẾT LUẬN

Trong quá trình tu dưỡng nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ, ngôn ngữ nghệ thuật có xu hướng cá thể hóa thì mới khẳng định được mình. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy là ngôn ngữ mang rõ dấu ấn cá tính sáng tạo. Sự đổi mới, sáng tạo ngôn ngữ thơ của Nguyễn Duy tương đối toàn diện về các bình diện. Sự đổi mới ấy hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của ngôn ngữ thơ ca mà không xa rời cái tinh túy của gốc truyền thống. Vì vậy ngôn ngữ thơ ông đã được cá thể hóa, hiện đại hóa trên cái nền ngôn ngữ tiếng Việt giàu và đẹp. Ông được đánh giá là một trong những cây bút có đóng góp tích cực cho sự phát triển ngôn ngữ thơ ca hiện đại Việt Nam.

Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã khảo sát, thống kê để làm cơ sở rút ra những nhận xét đạt tính chính xác, khách quan tương đối về “Đặc điểm ngôn ngữ

thơ Nguyễn Duy”. Thơ ông có những vẻ đẹp riêng, những độc đáo riêng, những sắc

diện riêng khá nổi bật, đã giúp ông khẳng định được mình trên thi đàn thơ ca hiện đại.

Chúng tôi đã nhận ra những điểm độc sáng trong biệt tài ngôn ngữ thơ của ông là lối dùng từ lắt léo, ngôn từ xích lại rất gần với ngôn ngữ đời thường; khả năng lão luyện trong sử dụng từ láy vào thơ. Ở mỗi lớp từ xuất hiện trong thơ ông, đều có “cái lí, cái tình” riêng và có điểm độc đáo riêng gắn với cái tôi “thảo dân” trong “người thơ” Nguyễn Duy. Có thể khẳng định rằng, ông đã thực sự xứng đáng là nhà “luyện chữ, nắn câu” sáng giá của thời đại, đúng như cái triển vọng mà Hoài Thanh đã tiên đoán từ khi gương mặt thơ này mới xuất hiện.

Đặc biệt, ông có những cách tân quan trọng đối với thể thơ lục bát - thể thơ truyền thống của dân tộc. Một mặt ông vẫn trân trọng, bảo tồn được những quy chuẩn cần và đủ của thơ lục bát. Mặt khác, ông đã làm mới nó, đưa nó xích lại gần hơn với cuộc sống hôm nay, để tránh nhàm chán hay bị lãng quên ở thời hiện đại bận rộn này. Nguyễn Duy đã cải hoá “nhạc thơ” hài hoà, mềm mại, óng ả vốn có của lục bát. Ông đã sử dụng nhiều hơn các âm vực (cao độ và âm sắc) cao, bổng

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN DUY 10600918 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)