4.
2.2.2. Từ nghề nghiệp
Khảo sát trong phạm vi 45 bài thơ chúng tôi tìm được 41 lượt dùng từ nghề nghiệp trong các ngữ cảnh thơ cụ thể của 8 bài thơ: “Câu”, “Thách thức”, “Thời gian”, “Mỗi”, “Chợ, “Xuồng đầy”, “Rơi và nhặt”, “Vết thời gian”. Nguyễn Duy
có sự am hiểu về một số hoạt động nghề nghiệp trong đời sống xã hội; và ông đã phản ánh nó vào thơ. Trong thơ của mình, tác giả thường vận dụng các từ trong trường nghĩa về nghề nghiệp như một công cụ mô phỏng đắc lực để khắc họa hình tượng thơ, chứ không nhằm cung cấp vốn từ.
Nguyễn Duy được biết đến là gã thi sĩ của “hồn quê, hồn phố” có “tạng người phiêu lưu”. Chàng thi sĩ này mải miết đi tìm “bụi dân sinh” trong “đường làng”, trong hành trình phiêu dạt “đường nước”, phiêu du “đường xa” xứ người, rồi nỗi đau đáu tìm “đường về”. Trong hành trình sống và sáng tác của mình, thi sĩ đã cọ sát với đời sống nhân dân nhất là đời sống lao động mưu sinh như “con đẻ, con ruột”. Chính vì thế mà cái “chữ nghĩa hồn rơm rạ” của thi sĩ trở nên có hồn hơn.
Trong bài thơ sau, tác giả đã khéo léo và rất tài tình khi mượn những từ ngữ nói về hoạt động câu cá mà ví von. Cách ví von này là cách nói khá hình ảnh về mối duyên tình như việc đi câu vậy. Qua đó ta thấy lời thơ thật ý vị, sâu sắc, kín đáo.
“Chạnh nghe em hát… ông câu cá ăn không giật để lâu mất mồi.
Mình câu ta giữa trần đời
không dây không lưỡi không mồi không phao.”
(Câu)
Trong thế giới muôn màu của cuộc sống được tái hiện, dĩ nhiên sẽ cần phải có bóng dáng của lao động sản xuất, của các hoạt động nghề nghiệp trong xã hội; thì bức tranh ấy mới đầy đủ, sinh động, có hồn thực sự. Nói vậy có nghĩa là bức tranh các hoạt động sống trong thơ Nguyễn Duy sẽ có nhiều “nét cọ vẽ” phản ánh một số nghề nghiệp trong nhịp sống; song nét chủ đạo vẫn là tái hiện những sinh hoạt sinh sống thường nhật của nhân dân lao động. Trong thơ, Nguyễn Duy đã dùng các từ thuộc trường nghĩa nghề nông, nghề chài lưới, buôn bán để mô phỏng:
“Em đi bỏ lững cánh đồng xơ gan hột lúa nát lòng củ khoai
rơm rạ bạc phếch tóc dài
(…)
Em đi bỏ lững dòng sông
biệt tăm con cá lông nhông thuyền chài”
(Mỗi)
“Có món ngon nào giá rẻ không em
gạo trắng rau tươi cá bơi tôm nhảy người xưa bảo tiền nào của nấy”
(Chợ)
Hay, ở bài thơ “Về làng” trong tuyển tập “Thơ Nguyễn Duy”, tác giả Nguyễn Duy cũng đã giúp chúng ta hình dung phần nào ra bức tranh nông nghiệp ngàn đời nay của thôn quê Việt Nam.
“Vẫn đồng cạn vẫn đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa
(…)
Lũ em vác cuốc vác cào
Giục nhau bước thấp bước cao ra đồng”
(Về làng)
Hay ở bài “Thách thức” là bài thơ ngắn chỉ 4 câu, nhưng trong thơ đã tái
hiện và thuật lại tính chất của công việc nghề nghiệp. Nhà thơ đã dùng dày đặc các từ nghề nghiệp để mô phỏng là: bán, đánh thuế buôn, mua chịu, giá.