Từ khẩu ngữ (từ hội thoại), từ thông tục, tiếng lóng

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN DUY 10600918 (Trang 30 - 34)

4.

2.2.1. Từ khẩu ngữ (từ hội thoại), từ thông tục, tiếng lóng

a. Từ khẩu ngữ (từ hội thoại)

Thơ Nguyễn Duy có sự gần gũi, lại có gì đó “bụi bặm” từ hình ảnh đến giọng điệu. Đó là gốc lúa bờ tre hồn hậu, là dòng sông, cánh đồng, là câu chuyện đời thường,… Cho nên, ngôn ngữ trong thơ ông được lấy từ lời ăn tiếng nói hằng ngày trong dân gian. Cũng chính vì lí do đó mà vốn từ khẩu ngữ khảo sát được trong thơ ông tương đối nhiều. Và có thể nói, từ khẩu ngữ được dùng nhiều vào bậc nhất nhì trong các lớp từ khảo sát. Chúng tôi trình bày bảng kết quả khảo sát sau:

STT Tên bài thơ Từ khẩu ngữ

chua loét, không đâu vào đâu 2 Ca dao vọng về 1 hóa ra, ra vẻ, từ bấy đến giờ

3 Áo trắng má hồng tí tẹo, thấp tha thấp thoáng, ngứa nga ngứa ngáy

4 Bất chợt mong mỏng, chả (2 lượt) 5 Được yêu như thể ca dao y chang, yêu lăn yêu lóc 6 Một góc chiều Hà Nội xe cúp

7 Mưa trong nắng, nắng trong mưa

đường nào, tự dưng, chừa, mưa giăng, sâu thắm

8 Đám mây dừng lại trên trời… nước lã 9 Hồ Tây kệ, sào sạo

10 Vô tư người đâu, trắng tay, chả, gió lửng mưa lơ

11 Đà Lạt một lần trăng chả 12 Làm quen tỉnh bơ

13 Nha Trang có một mối tình cụ tổ, vòng vẹo, ơ hờ

14 Xuồng đầy tự dưng, bàng bạc, ước ngọt mơ lành 15 Chạnh lòng 1 lôi thôi, vòng vèo, hơi bị (4 lượt), nhàu 16 Kiêng tỉnh queo, nhạt thếch, xỉnh xình xinh 17 Bài ca phiêu lưu tình tang, ngán, trần đời, tới bến

18 Mỗi toang hoắc

19 Giọt trời ngẫu vương, ấm ớ, nghẹt thở, ngẫu (4 lượt)

20 Tình ca cho người li hôn tùng xẻo

21 Vết thời gian quá trời, nhàu nhẻo

22 Vợ ơi mấy đồng, mò về, tao tác, mửa 23 Rơi và nhặt chả, đồng xu nhỏ

25 Chợ ư

26 Trở gió hâm hấp, trở trời, chết trắng, ngắn ngun ngủn, hội chứng, ngày người

27 Em ơi, gió… bến lú, ngang phè, ỡm ờ, giở giói, cong queo, loang toàng, nhoằng, õng ẹo, lòng thòng, loe ngoe, tuầy huầy, hôn hít

28 Xin đừng buồn em nhé thắc thỏm, xếp xó, đôi khi 29 Nợ đời toác toàng toang, ngót nghét

30 Vợ ốm mồm, lòng thòng, xất bất xang bang, vãi…linh hồn

31 Thời gian thôi thì

Tổng 100 lượt từ / 31 bài thơ sử dụng

Xét bảng thống kê trên, ta có tỉ lệ số lượt từ khẩu ngữ trên tổng số 45 bài thơ được khảo sát là 222,22 % và tỉ lệ phần trăm số bài sử dụng khẩu ngữ trên số bài khảo sát là 68,89 %. Đây là những số liệu đáng chú ý. Nhìn vào bảng thống kê ta còn thấy có một số bài sử dụng số khẩu ngữ khá nhiều. Đây chính là một đặc điểm khá độc đáo ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy. Với việc sử dụng từ hội thoại và việc sử dụng thuần thục các dạng láy của từ vào trong thơ, Nguyễn Duy đã chứng tỏ được ông là nhà thơ hiện đại có những đóng góp tích cực, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa trong thơ ca. Xuất thân là dân quê, tham gia kháng chiến, trải qua hết chiến trường này đến chiến trường khác. Ông đã lăn lộn, cùng ăn cùng sống với nhân dân. Lời ăn tiếng nói của họ đã thấm vào máu thịt, ăn sâu vào tâm hồn ông một cách tự nhiên tự lúc nào. Ông đã góp nhặt đưa chúng vào thơ. Cái hướng lớn của thơ hiện đại là đi gần tới cấu trúc của lời nói thường, “là sáp mãi vào lời và tiếng đang từng giờ từng phút sinh nở trên cái dòng đời phồn tạp” [38, tr. 415]. Và Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ thời đại mới cũng không ngoại lệ. Gần đây, nhiều nhà thơ mải miết với những cơn thử nghiệm ngôn ngữ ở tầng sâu vô thức để cho ra đời những câu thơ “tắc tị” hoặc “vọt trào” thì Nguyễn Duy đã khẳng định mình bằng cách khác. “Thơ Duy cập nhật rất nhạy những hơi thở hôi hổi của ngôn từ. (…) Lời thơ Duy bén

duyên với cả lời quê, lời phố, lời bụi hơi bị ngon lành. Đôi khi có cảm giác đang được hưởng thứ gió tươi trên đồng đất, chứ không phải thứ gió lọc qua máy điều hòa, được chén thứ thực phẩm tươi sống trên sông hồ chứ không phải bảo quản trong tủ lạnh” [38, tr. 415].

Thật không sai khi Chu Văn Sơn gọi ông là “thi sĩ thảo dân”, phải lòng ngôn ngữ “cơm bụi”. Ngôn ngữ thơ ông đã mở cửa cho ngôn ngữ đời sống ùa vào. Song không vì thế mà ta xem nhẹ ngôn từ của thơ ông và cho đó là lời tầm thường, nôm na đến mức dễ dãi. Ngược lại, với tài năng nghệ thuật, cách sắp đặt câu chữ mà chúng đi vào thơ ông khá hữu dụng. Chúng làm cho câu chữ trở nên dễ hiểu, tự nhiên hơn, gần gũi với thường nhật hơn dạng thơ bác học. Nói như Chu Văn Sơn thì Nguyễn Duy đã “xài thứ ngôn ngữ hồn nhiên”, “hơ hớ chất phônklore của đời”. Và không dễ ai cũng có thể “thấy được rubi trong đất bụi”, chắc gì “đãi cát đã tìm được vàng”. Nhưng với Nguyễn Duy, ông đã tìm được những thứ đó. Ấy chính là cái duyên ngầm, là hồng ngọc của thơ Nguyễn Duy đã thu hút, hấp dẫn bạn đọc.

Khen là vậy, nhưng khi đọc, tìm hiểu thơ Nguyễn Duy hẳn chúng ta vẫn sẽ có những phút “cau mày”. Chúng tôi xin đồng ý với nhận xét hết sức khách quan sau của Chu Văn Sơn: “Song, nói đi cũng cần nói lại, không phải không có những lúc thơ Duy bụi mù quá ngứa cả mắt, rụi mắt nhìn mãi mà vàng và rubi cứ... trốn biệt tăm. (Bia lon thổn thệ người lon/ ễnh ềnh ệnh hỏn hòn hon thùi lùi/ trắng vàng

đen lãng coóng đùi/ ngoe ngoe ngứa nổi buồn vui không màu) ” [38, tr. 416].

b. Từ thông tục, tiếng lóng

Khảo sát 45 bài thơ trong tuyển thơ trữ tình của Nguyễn Duy, chúng tôi chỉ tìm thấy 1 từ thông tục trong bài “Em ơi, gió…” là từ: “tồng ngồng” (Em ơi gió rối

đồng/ hình nhân rơm cỏ tồng ngồng tả tơi). Lớp từ thông tục là lớp từ có sự thô

thiển, có khi tục tằn. Nó trái ngược với tính chất văn hóa của văn học nghệ thuật. Nó không thuộc trong vốn từ vựng của ngôn ngữ văn hóa. Nó chỉ xuất hiện trong lời nói thường. Chính vì vậy mà trong thơ mình, Nguyễn Duy hạn chế sử dụng chúng là điều hiển nhiên. Một số trường hợp ông sử dụng trong thơ là nhằm tái hiện, miêu tả hiện thực khách quan một cách sinh động hơn, nhằm mô phỏng đúng

tính chất của sự vật hiện tượng sống động như bản chất vốn có ngoài đời thực của nó. Nên khi chúng xuất hiện trong thơ vẫn không tạo cảm giác thô tục như lời nói thường. Chúng là điểm nhấn giọng trong câu thơ, có tác dụng nhất định cho sự diễn đạt; mà trong ngữ cảnh cụ thể đó, nếu thay bằng ngôn ngữ văn hóa hay bỏ đi thì thấy thiếu hụt và giảm sút ý vị trong ý thơ.

Đối với hiện tượng tiếng lóng thì người viết đã khảo sát 45 bài thơ trữ tình Nguyễn Duy, kết hợp với việc tham khảo kết quả khảo sát các bài lục bát trong cuốn “Thơ Nguyễn Duy” ở đề tài khóa luận “Các phương tiện tu từ từ vựng trong

thơ lục bát Nguyễn Duy” của tác giả Nguyễn Thị Diệp bảo vệ năm 2011 tại ĐH SP -

ĐH Đà Nẵng, thì cũng có chung kết quả là: trong thơ Nguyễn Duy không sử dụng bất kì một từ lóng nào. Điều này cũng dễ lý giải, bởi vì tiếng lóng vốn khó hiểu, không rõ nghĩa ngay cả sử dụng trong văn xuôi có hoạt cảnh cụ thể. Vậy nên, trong thơ Nguyễn Duy không sử dụng lớp từ này là điều đương nhiên, không gây bất ngờ, lạ lẫm. Nhà thơ Nguyễn Duy đã nhận được từ giới phê bình một nhận xét là: thơ ông có “lắm khía cạnh thú vị đến quỷ quái của tiếng Việt đã được đánh thức và truy nhập vào ngôn từ thơ” [38, tr. 415]. Vậy nhưng không có nghĩa là ông “lôi” luôn cả “những giun, những sâu” vào thơ mình. Một nhà thơ chân chính như Nguyễn Duy thì ý thức giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt trong khi sử dung, luôn là điều khắc cốt ghi tâm. Và việc vận dụng các hiện tượng ngôn ngữ vào thơ luôn được ông ý thức cao. Đây cũng chính là điều ta nhận ra ở ngôn ngữ của thơ ông và cũng là kết luận cho việc Nguyễn Duy không dùng tiếng lóng trong sáng tác thơ.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN DUY 10600918 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)