.7 Đánh giá rào cản

Một phần của tài liệu Đánh giá lòng trung thành của khách du lịch đối với thành phố Hội An. (Trang 54 - 90)

(Nguồn: Sinh viên thực hiện) Đánh giá rào cản là sự đánh giá phát triển du lịch của thành phố Hội An nếu bị tác động bởi những yếu tố ngoại lai như: thiên tai, kinh tế, an ninh,… Những tác động ngoại lai này có thể sẽ làm giảm lượng khách du lịch đến với thành phố Hội

64% 33% 3% chắc chắn có trung lập chắc chắn khơng

An. Đặc biệt sẽ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của thành phố Hội An nói chung và ngành du lịch Hội An nói riêng.

Vùng đất miền trung, trong đó thành phố Hội An là trọng tâm chịu sự tác động của thiên tai, lũ lụt. Hằng năm phải hứng chịu nhiều thiệt hại về kinh tế lẫn tính mạng con người. Mới đây, bãi biển Cửa Đại Hội An cũng đã bị nước biển xâm thực. Đó là vấn đề lo ngại và trăn trở của chính quyền thành phố cũng như những người kinh doanh du lịch là sẽ giảm lượng khách du lịch đến với Hội An.

Tuy vậy, nhưng qua khảo sát đánh giá tỉ lệ du khách “chắc chắn không” đi du lịch ở Hội An do ảnh hưởng của những tác động ngoại lai là rất thấp chiếm 3%. So với du khách không ngại những tác động ngoại lai thì chiếm tỷ lệ rất cao (64%).

Thực tế, khách du lịch luôn hiểu những tác động ngoại lại như biến đổi khí hậu, thiên tai là điều không mong muốn. Đặc biệt, trong số những du khách tham gia khảo sát thì khơng ít du khách đã từng tham gia vào những chương trình như “Hướng về

miền trung”, “Miền trung ruột thịt”, “Vì một miền trung thân yêu” đây là những

chương trình kêu gọi sự hỗ trợ, đóng góp tiền, lương thực, quần áo,… cho đồng bào miền trung sau những lần mưa bão, lũ lụt lớn xảy ra gây ra nhiều thiệt hại. Có lẽ họ cho rằng không thể nào tránh khỏi được qui luật kiến tạo của tự nhiên. Phải chăng để hạn chế sự mất an toàn hoặc tối ưu cho chuyến du lịch của họ thì họ sẽ lựa chọn những thời điểm tốt để thực hiện chuyến du lịch đến Hôi An và tâm lí đó của du khách được thể hiện qua tính thời vụ của ngành du lịch trên toàn thế giới.

2.6.2. Đánh giá cạnh tranh

Bảng 2.14: Đánh giá cạnh tranh

Nội dung Huế Đà Nẵng Hội An

Sự lựa chọn 62 123 154

Biểu đồ 2.8: Đánh giá cạnh tranh

(Nguồn: Sinh viên thực hiện) Đánh giá cạnh tranh ở đây là sự đánh giá phát triển du lịch của thành phố Hội An so với các tỉnh/thành phố lân cận (Huế, Đà Nẵng), kết quả đánh giá cạnh tranh lấy từ kết quả khảo sát “sự lựa chọn 1 trong 3 điểm để đi du lịch: Huế, Đà Nẵng, Hội

An” của du khách. Như chúng ta biết Huế, Đà Nẵng, Hội An là 3 điểm du lịch trọng

tâm của khu vực miền trung nằm liền kề nhau, Trong đó:

Huế là một cố đơ, vùng đất thần kinh với bao đời vua chúa, những cơng trình kiến trúc lăng tẫm, chùa chiền dường như đã trở thành màu sắc đặc trưng khi nhắc đến Huế.

Ngược lại với Huế, nhịp sống của thành phố Đà Nẵng năng động và mới mẻ hơn, một thành phố biển có bãi biển Mỹ khê lọt vào top 6 những bãi biển quyến rũ nhất hành tình (báo forbes, Mỹ, 2005) với nhiều tiêu chí bình chọn: độ mặn của nước biển, độ sóng êm, bãi biển an tồn có đội cứu hộ túc trực, bãi biển có những qui định, bãi biển có những hoạt động thể thao,… và hơn nữa Đà Nẵng được biết đến với thành phố “Tứ đại mỹ cầu”, đấy là biểu tượng và niềm tự hào của người dân thành phố Đà Nẵng.

văn hóa linh thiêng của Huế thì Hội An chứa đầy giá trị lịch sử,cổ kính qua hình ảnh di sản thế giới – Đô thị cổ Hội An, Hội An cũng không kém Đà Nẵng về sự trẻ trung trong nhịp sống bởi khách quốc tế đến với Hội An chiếm một số lượng khơng nhỏ, từ đó Hội An sớm tiếp thu những nét văn hóa của nhiều quốc gia và cũng đáp ứng nhu cầu cho du khách. Nếu ở Đà Nẵng sau 23h tối thành phố đã tắt đèn khép lại một ngày thì ở Hội An dọc trên những tuyến đường bờ sơng Hồi những quán bar, coffee,… vẫn đông đúc khách vui chơi, ca hát và tán gẫu với nhau. Nhưng chủ yếu đó là những du khách nước ngồi, du khách phương tây cũng bởi khi đi du lịch ở Việt Nam múi giờ so với nước của họ chênh lệnh gần nữa ngày vì thế nhu cầu được vui chơi và sinh hoạt về đêm của du khách trở thành nhịp sống về đêm của người Hội An.

2.6.3. Đánh giá sự quay lại

Bảng 2.15: Đánh giá sự quay lại

Nội dung Chắc chắn quay

lại Trung lập

Chắc chắc không quay lại

Số người quay lại 292 38 9

(Nguồn: Sinh viên thực hiện)

Biểu đồ 2.9: Đánh giá sự quay lại

Qua khảo sát với 5 tiêu chí: điểm tham quan, lưu trú, vận chuyển, ăn uống, an ninh, mặc dù có nhiều du khách không đồng ý với những yếu tố trong phiếu khảo sát nhưng ở phần câu hỏi cho dự định quay trở lại Hội An thì chiếm 85% (292 người).

Điều đó cho ta thấy, du khách khi tham gia khảo sát đánh giá mức không đồng ý với các yếu tố như: giá cả của điểm tham quan, giá cả của dịch vụ lưu trú, hay đường xá thuận lợi/di chuyển nhanh,… là họ mong muốn có được sự cải thiện với những hạn chế, bất cập mà họ gặp phải hay đó là sự chân thành đóng góp ý kiến của du khách với mong muốn du lịch Hội An ngày càng được phát triển mạnh hơn. Cho nên, để đánh giá sự trung thành không đơn thuần là đồng ý hoặc không đồng ý và hài lịng hoặc khơng hài lịng mà đó cịn là mong muốn được trở lại của khách du lịch trong những lần sau. Du lịch Hội An sẽ giữ được vị trí tốt trong lịng du khách qua những lần quay lại trong tương lai.

Tiểu kết chương 2

Nắm rõ lý thuyết ở chương 1, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, xây dựng được bảng khảo sát và tiến hành khảo sát “Lòng trung thành của khách

du lịch đối với thành phố Hội An”. Sau một thời gian khảo sát tại thành phố Hội An,

chúng tôi đã thu về được những kết quả xác thực. Những số liệu thu về ở chương 2 đã được xữ lý qua phần mềm SPSS và kiểm định độ tin cậy bằng phần mềm Cronbach’s Alpha. Từ đó, cho thấy kết quả mức đánh giá chung của du khách và kết quả cũng được đánh giá cùng với các yếu tố rào cản là các tác động của các yếu tố ngoại lai như: thiên tai, kinh tế, an ninh,… ; đánh giá sự cạnh tranh du lịch là so sánh, đánh giá phát triển du lịch của Hội An với các tỉnh/thành phố lân cận. Cuối cùng, chương 2 đưa ra kết quả cho lòng trung thành cùng với sự quay lại của du khách với du lịch Hội An.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ HỘI AN.

3.1. Cơ sở khoa học đề xuất

3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Mục tiêu tổng quát:

Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chun nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.

Phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Mục tiêu cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kì 2011 – 2020 đạt 11,5 – 12,5 %/năm.

Năm 2015: Việt Nam đón 7 – 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 -37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 -11 tỉ USD, đóng góp 5,5 – 6 % vào GDP cả nước.

Năm 2020: Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa. Tổng thu từ khách du lịch đạt từ 18 – 19 tỉ USD, đóng góp 6,5 -7 % GDP cả nước.

Năm 2030: Tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch của thành phố Hội An

Xây dựng điểm đến hấp dẫn, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, giữ vững sự phát triển… là những kế hoạch mang tính chiến lược mà ngành du lịch Hội An đang hướng đến.

Trong vài năm trở lại đây, du lịch Hội An được du khách biết đến như là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất miền Trung và cả nước. Con số 2,1 triệu lượt khách quốc tế đến tham quan thành phố năm 2014 là minh chứng cho sức hấp dẫn của thương hiệu du lịch này. Không gian du lịch Hội An không chỉ là phố cổ mà còn được mở rộng đến các vùng quê, làng nghề, biển đảo… Điều này đã đáp đứng được nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách từ nghỉ dưỡng, khám phá đến trải nghiệm, vui chơi… Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh thị trường cũng như những tác động nội tại và bên ngoài như hiện nay (suy giảm thị trường khách châu Âu, châu Mỹ do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, chính trị, sắc tộc; xu hướng sụt giảm khách nội địa; sạt lở biển Cửa Đại…) đã trở thành những thách thức đòi hỏi thành phố có sự chuyển hướng phù hợp để giữ vững thương hiệu và tốc độ tăng trưởng khách.

Thực tế, những năm qua Hội An đã có nhiều giải pháp và hướng đi phù hợp nhằm đa dạng hóa điểm đến cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, theo bà Đinh Thị Thu Thủy – Trưởng phòng Thương mại và du lịch Hội An, để hướng đến sự phát triển bền vững, thời gian tới thành phố cần tập trung vào 5 vấn đề cụ thể. Trước mắt là từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm; thứ hai là tiếp tục đầu tư những sản phẩm mới, trong đó chú trọng các sản phẩm mang tính cộng đồng, trải nghiệm văn hóa sinh thái, nhất là những điểm đến ngoại vi có lợi thế du lịch như các làng nghề, rừng dừa Cẩm Thanh, Cù Lao Chàm, làng rau An Mỹ (Cẩm Châu)… Đặc biệt, sẽ xúc tiến, kêu gọi đầu tư cho những sản phẩm du lịch dịch vụ sông nước như thuyền ăn uống, nhà hàng nổi cũng như phát triển loại hình du lịch lưu trú trên thuyền. Ngồi ra, phát triển các điểm vui chơi giải trí, các khu giải trí đêm để tạo thêm điểm vui chơi cho khách lưu trú. Thứ tư, tiếp tục nâng cao tiện ích lưu trú theo hướng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách từ thu nhập thấp đến thu nhập cao, vì hiện tại thành phố rất thiếu các nhà hàng dành cho đối tượng khách cao cấp. Và cuối cùng là phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm hàng lưu niệm. Phố cổ Hội An sẽ đóng vai trị là trung tâm thu hút khách cịn điểm lan tỏa là toàn thành phố phục vụ cho đối tượng khách nghỉ dưỡng. Đồng thời sẽ phát huy các mơ hình du lịch cộng đồng theo đúng định hướng của thành phố để người dân được hưởng lợi bền vững.

lịch biển Cửa Đại - Cẩm An; cụm du lịch biển Cù Lao Chàm; hệ thống chuỗi du lịch sinh thái sơng nước Thu Bồn, Cổ Cị, Đế Võng và rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh; hệ thống chuỗi du lịch cộng đồng gắng với làng nghề, làng quê. Tương ứng với mỗi cụm du lịch trên là những sản phẩm tham quan, trải nghiệm độc đáo. Ngoài ra, Hội An cũng sẽ phát triển mạng lưới sản phẩm lưu trú có sức cạnh tranh khu vực để đến năm 2020 sẽ bổ sung thêm 2.000 phịng cho cả 3 loại hình lưu trú: khách sạn, biệt thự du lịch và homestay. Đặc biệt, ưu tiên khuyến khích phát triển loại hình biệt thự nhà vườn, nhà có sân vườn, các cụm homestay để giữ gìn cảnh quan làng quê sinh thái, tập trung đầu tư hình thành các cụm du lịch Cửa Đại, Cẩm Thanh, Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Phơ; cho phép xây dựng mơ hình khách sạn với số lượng và quy mô vừa đạt tiêu chuẩn 2 - 3 sao, dưới 50 phòng/khách sạn tại một số tuyến nhằm thúc đẩy sự phát triển khu vực.

Theo ơng Nguyễn Văn Sơn – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An, để đảm bảo du lịch Hội An phát triển bền vững, từ nay đến năm 2020 thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung mở rộng khơng gian du lịch ra những vùng xung quanh nhằm giảm áp lực phố cổ cũng như tạo sinh kế, việc làm cho người dân tại các vùng ven có lợi thế phát triển du lịch.

Chú trọng phát triển đa dạng đồng bộ du lịch văn hóa, du lịch biển và du lịch sinh thái, làng nghề làng quê sông nước, đảm bảo sự phát triển hài hịa giữa mơi trường sinh thái, tự nhiên, nhân văn, xã hội, phấn đấu đến năm 2020 thu hút được 3,09 triệu lượt khách (trong đó 1,58 triệu lượt khách quốc tế); phục vụ 1,47 triệu lượt khách lưu trú (gồm 1,18 triệu lượt khách quốc tế). Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế giai đoạn 2015 - 2020 đạt 13 - 17%/năm và khách nội địa đạt 8 - 10%, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13 - 17%/năm. Ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế đạt 3 - 3,5 ngày, tạo việc cho hơn 26.000 lao động trực tiếp và hơn 53.000 lao động gián tiếp. “Bên cạnh du lịch phố cổ vẫn là trọng tâm, thành phố cũng sẽ quan tâm phát triển

các loại hình du lịch khác mà Hội An có tiềm năng như du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, du lịch khoa học - nghiên cứu… Đây là sự phân vùng phát triển không gian du lịch Hội An theo hướng mở, có trọng điểm và mang tính chun đề, góp phần bổ trợ để tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú nhằm kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách cũng như giảm tải cho khu phố cổ”.

(Nguồn: Vĩnh Lộc, Định hướng du lịch Hội An,Báo Quảng Nam online, truy cập ngày 06/02/2017 [tr.1])

Để thực hiện thành công những mục tiêu trên, theo ông Sơn, thành phố sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên theo hướng chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, phát huy giá trị nổi trội của tài nguyên du lịch đặc thù của từng địa phương trên địa bàn; giữ gìn và bảo vệ tốt giá trị văn hóa, tự nhiên, mơi trường. Phát triển những sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao, phù hợp với thị trường, nhất là chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày… Khi đó, mục tiêu xây dựng Hội An trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của miền Trung, Việt Nam và khu vực Đơng Nam Á vào năm 2020 mới có thể trở thành hiện thực được.

(Nguồn: Vĩnh Lộc, Định hướng du lịch Hội An,Báo Quảng Nam online, truy cập ngày 19/02/2017 [tr.2])

3.2. Các giải pháp nâng cao lòng trung thành của khách du lịch đối với thành phố Hội An

3.2.1. Chú trọng công tác bảo tồn và phát triển những giá trị di sản văn hóa thế giới.

Bảo tồn và phát triển những giá trị di sản văn hóa thế giới

Đối với di sản văn hóa vật thể là khoanh vùng bảo vệ khu phố cổ Hội An theo hồ sơ khoanh vùng của trung tâm quản lí bảo tồn di tích Hội An (gồm 3 vùng: Vùng bảo vệ đặc biệt, vùng chỉ được xây dựng các cơng trình nhằm tơn tạo di tích và thắng cảnh rộng 25ha, vùng bảo vệ cảnh quan – 28ha). Từ đó đề xuất quy hoạch – kiến trúc

Một phần của tài liệu Đánh giá lòng trung thành của khách du lịch đối với thành phố Hội An. (Trang 54 - 90)