-24-
Hình 1.2. Bản đồ phân bố các đơn vị hành chính thành phố Kon Tum.
1.5.1.1. Vị trí địa lý
Kon Tum là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới nằm ở cực Bắc Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 9.690,46 km2
(hiện tại tỉnh đang quản lý sử dụng), chiếm 17,13% diện tích vùng Tây Nguyên và 2,9% diện tích cả nước.
Kon Tum có giới hạn lãnh thổ là 107020’15’’Đ – 108032’30’’Đ, 13055’10’’ B – 15027’15’’B. Phía Tây giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia với 260km đường biên giới, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam (142km), phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi 974km), phía Nam giáp tỉnh Gia Lai (203km).
1.5.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội [12]
Năm 2013, kinh tế của Kon Tum đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức. Để vượt qua, UBND tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, đề ra nhiều chương trình, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện một cách quyết liệt, sát với tình hình thực tế của địa phương; trong đó đặc biệt là chú trọng đầu tư vào 3 vùng kinh tế động lực, nông nghiệp nông thôn, bảo vệ môi trường và đảm bảo an sinh xã hội.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2013 tăng 12,4%, tuy không đạt so với kế hoạch (trên 14%), nhưng đây là mức tăng trưởng khá trong giai đoạn hiện nay. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; trong đó, nông - lâm - thủy sản tăng 6,78%, công nghiệp - xây dựng tăng 15,61%, dịch vụ tăng 15,8%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 1.612.400 triệu đồng, đạt 87,9% dự toán, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân đầu người đạt 25,75 triệu đồng, tăng 15,8% so với năm 2012.
Trên bình diện chung của nền kinh tế địa phương, lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ có bước tăng trưởng khá. Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm chủ yếu đạt kế hoạch, cây lâu năm tăng 6,9% (chủ yếu tăng diện tích cao su -5.467ha và cà phê - 535ha, vượt 167% kế hoạch). Sản lượng lương thực tăng 1,1%. Tỉnh đã rà soát, điều chỉnh, ban hành mới một số chính sách hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực trên địa bàn, như: hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh, sâm Ngọc Linh. Đến nay, tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch phát triển sâm Ngọc Linh giai đoạn 2012-
-25-
2020, tầm nhìn đến năm 2025 với diện tích 31.724,8 ha. Hiện nay, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô đã bảo tồn và phát triển 7,84 ha vườn sâm, người dân tự trồng khoảng 0,4 ha và doanh nghiệp trồng khoảng 169 ha.
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 2.700 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2012. Có 09 thuỷ điện vừa và nhỏ đã hoà vào lưới điện quốc gia, tổng công suất 92,8MW; 14 công trình thủy điện đang xây dựng với công suất 139,1MW; loại bỏ 23 vị trí ra khỏi quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ của tỉnh. Tỉnh đã quy hoạch trồng rừng nguyên liệu Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai - Kon Tum với diện tích quy hoạch 74.550 ha. Trong năm 2013, các đơn vị đã trồng được 367,9 ha rừng nguyên liệu, tỉnh đã thực hiện rà soát, đánh giá toàn bộ quy hoạch vùng nguyên liệu giấy trên địa bàn và kiến nghị Chính phủ giải quyết vướng mắc để tiếp tục đầu tư Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp giấy trên địa bàn.
Về lĩnh vực thương mại- dịch vụ, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hình thức giảm giá, triển khai các chương trình khuyến mại đối với một số mặt hàng, kích thích tiêu dùng của người dân, góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng 32% so với năm 2012. Trong năm, tỉnh đã trích 16 tỷ đồng từ ngân sách hỗ trợ 04 doanh nghiệp dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân, triển khai thực hiện chương trình đưa hàng Việt về nông thôn... góp phần bình ổn giá cả, nâng cao thu nhập thực tế, cải thiện đời sống của người dân.
Dù bối cảnh kinh tế trong nước và của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nhưng năm 2013, tỉnh đã thực hiện đạt và vượt kế hoạch 10/16 chỉ tiêu theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, như: cơ cấu kinh tế, độ che phủ rừng, xây dựng công nghệ sạch, tỷ lệ hộ nghèo, thiết chế văn hóa xã hội và các chỉ tiêu về môi trường như dân cư sử dụng nước hợp vệ sinh, thu gom chất thải rắn, tỷ lệ hộ nông thôn có công trình hợp vệ sinh... Đây là sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và sự đồng thuận, cùng chia sẻ khó khăn của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Tuy nhiên, chính quyền và các cơ quan quản lý cũng thừa nhận, tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn gặp không ít khó khăn, còn 6/16 chỉ tiêu không đạt theo Nghị quyết của
-26-
Hội đồng nhân dân tỉnh, như: tổng sản phẩm trong tỉnh (12,4/14%); GDP bình quân đầu người (25,75/26 triệu đồng), kim ngạch xuất khẩu (62,1/100 triệu USD), thu ngân sách nhà nước tại địa bàn (1.612,400/1.812 triệu đồng). Ngoài 02 chỉ tiêu không đạt là dân số trung bình, tỷ lệ lao động qua đào tạo, thì đây là những chỉ tiêu rất quan trọng, dẫn dắt tăng trưởng kinh tế địa phương.
Trong năm, giá cả một số mặt hàng chủ lực của tỉnh như cao su, cà phê, mỳ lát xuất khẩu thấp và thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, thu nhập của nông dân bị thiệt hại nặng. Một số doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu chưa tìm được đơn đặt hàng. Giá trị xuất khẩu năm 2013 chỉ bằng 77,9% so với năm 2012 và đạt 62,1% so với kế hoạch.
Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, hoạt động thu hút đầu tư cũng bị chững lại, trong năm, tỉnh chỉ chấp thuận chủ trương đầu tư 10 dự án; cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh 08 dự án; cấp giấy chứng nhận đầu tư 14 dự án mới với tổng vốn đăng ký 1.408 tỷ đồng. Trong năm 2013, có 16 doanh nghiệp đã giải thể; trong tổng số 1.811 doanh nghiệp đang hoạt động, chỉ có khoảng 51% doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có lãi.
Nhìn lại tổng quan kinh tế của tỉnh năm 2013, có thể thấy, năm 2014 kinh tế của tỉnh vẫn chưa thể thoát ra khỏi những khó khăn. Thị trường trong nước còn gặp nhiều khó khăn do sức mua yếu; xuất khẩu phải đối mặt với xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng và sự cạnh tranh gay gắt của các nước xuất khẩu khác. Ngoài ra, những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh cũng là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và ổn định đời sống nhân dân. Năm 2014 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và kế hoạch KT-XH 5 năm 2011-2015, do vậy, tỉnh xác định cần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công; huy động các nguồn lực, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 13% với cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2011-2015; đồng hành và phục hồi niềm tin cho doanh nghiệp bằng những chính sách cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh; giảm sự thất thoát lãng phí trong sử dụng vốn;
-27-
tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; tăng cường thu hút đầu tư; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, đảm bảo nguồn lực thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm, đầu tư vào 3 vùng kinh tế động lực; đảm bảo an sinh xã hội, chú ý tập trung cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
1.5.1.3. Hiện trạng hệ thống đô thị [3]
Tỉnh Kon Tum ngày chia tách tỉnh (năm 1991) có 03 đô thị (01 thị xã và 02 thị trấn) đến nay đã có 7 đô thị (01 thành phố và 08 thị trấn); Mật độ đô thị trong vùng đạt 0,7 đô thị/ 1000km2, dân số đô thị là 152159, chiếm 25,26% dân số của tỉnh.
Những năm gần đây trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện đại đất nước thì vai trò đô thị được xác định là trung tâm của sự nghiệp phát triển nên đã có sức hút phát triển về dân số.
Số lượng, quy mô đô thị
Toàn tỉnh có 1 đô thị loại III, 8 đô thị loại V
Trong những năm qua Kon Tum đã có chuyển biến lớn về quy mô dân số đô thị, về khôi phục xây dựng phát triển mở rộng đô thị theo hướng hiện đại và bền vững. Toàn tỉnh có 6 trung tâm huyện là các thị trấn huyện lỵ của huyện, 2 trung tâm huyện lỵ mới (tương đương đô thị loại V) đang đầu tư xây dựng và 70 điểm dân cư nông thôn tập trung là trung tâm xã, cụm xã. Hiện nay khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đang trong giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ để phát triển thành đô thị loại II vùng biên giới.
Điểm dân cư nông thôn
Toàn tỉnh hiện có 96 xã, phường, thị trấn, trong đó có 63 xã thuộc diện xã được hưởng theo Quyết định 135. Tỉnh Kon Tum có 10 xã biên giới giáp Lào và Campuchia với chiều dài biên giới là 280,7 km, 46 xã thuộc khu vực II; 34 xã thuộc khu vực III.
- Nền kinh tế trình độ còn thấp, các điểm dân cư nông thôn vẫn được phân bố theo hình thái tự nhiên, phương thức sản xuất quy mô nhỏ (vài chục đến trên 100 hộ), số điểm dân cư lên hàng ngàn hộ còn ít, được tổ chức các điểm dân cư nông thôn theo các tính chất cộng đồng.
-28-
- Cộng đồng dân cư bản địa chủ yếu là các dân tộc ít người, đặc điểm cơ bản của nhóm dân cư này là dựa trên nền tảng cộng đồng nông thôn, hình thái tổ chức của đồng bào là Plây, buôn; đây là tổ chức xã hội duy nhất mang tính chất xã hội tương đối hoàn chỉnh, tương đối độc lập, tách biệt, khép kín về khu vực canh tác, khu vực cư trú với thiết chế xã hội chặt chẽ.
- Cộng đồng các dân tộc Kon Tum trước năm 1975, số đông ở các thị xã, thị trấn dọc các trục giao thông
- Cộng đồng các dân tộc Kon Tum từ 1976 đến nay là lực lượng đến từ nhiều nguồn, nhiều tỉnh khác nhau bao gồm: lực lượng vũ trang, cán bộ công nhân viên, dân cư kinh tế mới, dân cư di dân tự do.
Hình thức các điểm dân cư nông thôn được tổ chức theo mô hình sau: - Theo tuyến: Bám theo quốc lộ, tỉnh lộ, liên huyện, liên xã
- Theo điểm: phân tán nhỏ ở trong nội đồng.
Trong những năm gần đây đang hình thành một dạng mới đó là các điểm dân cư nằm trên các trục lộ giao thông quan trọng (ngã 3, ngã 4, cửa khẩu) hoặc ở các khu kinh tế mới, trung tâm xã, trung tâm nông trường. Sự hình thành các điểm dân cư mới này có thể coi như là cơ sở cho sự phát triển các đô thị nhỏ phát triển mạnh và có ưu thế trong tương lai. Bên cạnh đó cũng là lượng chất thải phát sinh cần được chú trọng khoanh vùng trong khâu quản lý chất thải rắn.