Giới thiệu Trung tâm thương mại thành phố KonTum

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp để tăng cường công tác quản lý chất thải rắn tại Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum. (Trang 38 - 40)

Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum được đầu tư và đưa vào khai thác từ tháng 5 năm 1995. Đây là trung tâm có quy mô, điều kiện mua sắm lớn, là đầu mối giao lưu mua bán của nhân dân Thành phố Kon Tum nói riêng và của tỉnh Kon Tum nói chung, khi đưa chợ vào khai thác đã đáp ứng được nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của nhân dân, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đưa nền kinh tế của tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững.

Trung tâm thương mại được khánh thành gồm 2 tầng khang trang với diện tích 19.800 m2 ( bao gồm cả 2 dãy phố chợ Hoàng Văn Thụ và Lê Hồng Phong ). Hàng hoá

-29-

ở chợ phong phú, đa dạng với đủ các mặt hàng từ phổ thông đến cao cấp theo phương thức bán sỉ và lẻ.

- Tên chợ: Chợ Trung tâm thương mại thành phố KonTum ( hay còn gọi: Chợ Kon Tum).

- Diện tích: 19.800 m2 ( bao gồm cả dãy phố chợ Hoàng Văn Thụ, Lê Hồng Phong )

- Nguồn vốn đầu tư: 13.645.685.254 đồng ( không tính chi phí xây dựng 2 dãy phố chợ Hoàng Văn Thụ và Lê Hồng Phong ).

Trong đó:

+ Ngân sách nhà nước: 352.408.000 đồng;

+ Huy động từ thương nhân ( thông qua đấu thầu ): 13.293.277.254 đồng; - Tổng số điểm kinh doanh: 650 vị trí. Trong đó:

+ Sạp hàng: 318 sạp; + Gian hàng: 104 gian; + Nhà phố chợ: 128 gian; + Vị trí không cố định: 100 sạp.

- Tỷ lệ lấp đầy ( các hộ đang sử dụng quầy, sạp vào mục đích kinh doanh ): 80%. - Số lao động thường xuyên 860 người. Trong đó:

+ Số lao động kinh doanh cố định: 760 người; + Số lao động kinh doanh tạm thời: 100 người;

Số lượng người đến chợ bình quân khoảng 7.000 lượt người. tăng mạnh vào những ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ tết …

Thời gian hoạt động của chợ từ: 6h00 đến 18h00.

Chợ Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum là đơn vị trực thuộc Công ty quản lý Hội chợ triển lãm và các chợ Kon Tum, trực thuộc Sở Công Thương Kon Tum. Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, qua thời gian hoạt động Trung tâm thương mại phố Kon Tum đã không đáp ứng được nhu cầu mua bán của nhân dân. Do cơ chế thị trường từ đó, nhu cầu mua bán ngày một tăng trong khi cơ sở vật chất (mặt

-30-

bằng) của chợ lại hạn chế, không được mở rộng; mặt khác khi đấu thầu mặt bằng các gian hàng đưa chợ vào hoạt động việc sắp xếp bố trí các ngành hàng không thật sự khoa học, mỹ quan; các ngành hàng bố trí xen kẽ nhau đồng thời quá trình quản lý chất thải rắn phát sinh không chặt chẽ, hợp lý làm cho khách hàng không gần gũi về chợ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp để tăng cường công tác quản lý chất thải rắn tại Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum. (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)