Xây dựng và thực hiện các chính sách về quản lý chất thải rắn:
- Dựa trên văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của Nhà nước và Công ty để xây dựng các quy định về quản lý chất thải rắn phù hợp điều kiện của chợ và có khả năng thực thi.
- Thực hiện phân công trách nhiệm giữa các cấp trong quản lý chất thải rắn bao gồm: trách nhiệm của Phòng, ban Công ty, các Hội và đoàn thể, các hộ kinh doanh.
- Xây dựng các qui định về quản lý chất thải rắn, mức thu phí, xử phạt các vi phạm hành chính trong quản lý chất thải rắn.
Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn trong khu vực chợ:
- Quy định tạm thời mức thu, quản lý và sử dụng tiền dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
- Quy định xử phạt các vi phạm hành chính trong quản lý chất thải rắn.
- Trưởng Ban quản lý chợ kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với những người kinh doanh tại chợ về việc chấp hành tốt công tác dọn vệ sinh, thu gom chất thải rắn trong
-60- quá trình kinh doanh hàng ngày.
Trách nhiệm của Tổ vệ sinh
Tổ vệ sinh môi trường chợ do Ban quản lý chợ trực tiếp quản lý. Tổ vệ sinh chợ có trách nhiệm:
- Quản lý toàn bộ hệ thống thu gom rác trên địa bàn chợ, hàng ngày theo đúng quy định thu gom và chở đến điểm tập kết quy định để chờ xe chuyên dụng đến lấy rác. - Kịp thời thu gom lượng chất thải rắn phát sinh trong hoạt động mua bán hàng ngày, không để rác ứ đọng ở các khu vực chợ.
- Nhắc nhở hộ kinh doanh giữ gìn vệ sinh chung, bỏ giấy, rác, đổ nước thải đúng nơi quy định.
Trách nhiệm của hộ kinh doanh
- Tham gia tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát tình hình vệ sinh môi trường tại khu vực kinh doanh.
- Tự trang bị giỏ đựng rác, thùng đựng nước thải tại quầy, sạp và thường xuyên thu gom giấy, nước, rác…không để rơi, vãi lung tung. Khi đầy phải tự mang đi đổ vào thùng rác nơi quy định.
- Đều phải tham gia giữ gìn vệ sinh và thu gom rác tại khu vực kinh doanh của mình, tạo điều kiện cho Tổ vệ sinh hoàn thành tốt công việc. Đồng thời hàng tháng phải đóng đủ và đúng lệ phí đã quy định.
- Tham gia tích cực phong trào thi đua “Sạch quầy - Đẹp chợ” hay ngày Chủ nhật xanh - sạch - đẹp,… do các cấp phát động.
Trách nhiệm của Ban quản lý chợ và Công ty
- Xây dựng nội dung bản Cam kết giữ gìn vệ sinh chợ, hướng dẫn triển khai thực hiện.
- Tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở đối với các hộ tiểu thương không chấp hành giữ gìn vệ sinh môi trường tại điểm kinh doanh và trong khu vực chợ; phân công
-61-
lãnh đạo thường xuyên kiểm tra và tổ chức ra quân theo định kỳ tạo môi trường "Xanh - sạch - đẹp" theo tiêu chuẩn chợ văn minh thương mại.
- Tạo mọi điều kiện có thể để cho Tổ vệ sinh được làm việc tốt. Kiểm tra và theo dõi việc thực hiện công tác vệ sinh của Tổ vệ sinh.
- Giao cho các đoàn thể duy trì hình thức giáo dục cộng đồng thường xuyên nhằm mang lại ý thức và thói quen tốt cho hộ kinh doanh về quyền và nghĩa vụ trong việc bảo vệ môi trường chung.
-62-
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Trong thời gian qua, nhằm từng bước xây dựng nếp sống văn minh thương mại theo chủ trương của Nhà nước và xây dựng quầy hàng, cửa hàng, chợ văn minh thương mại theo Quy chế của Công ty Quản lý Hội chợ Triển lãm và các chợ Kon Tum nói chung và Ban quản lý chợ Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum nói riêng đã có nhiều nỗ lực cố gắng đầu tư trang thiết bị, nhân lực để thực hiện ngày càng tốt hơn việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn chợ, góp phần cải thiện đáng kể tình hình vệ sinh môi trường, tạo ra môi trường sống, môi trường kinh doanh lành mạnh và các hoạt động tại chợ đạt hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Qua quá trình điều tra, nghiên cứu và viết bản báo cáo về đề tài, tôi rút ra một số kết luận như sau:
Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chất thải rắn tại Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum :
Hành chính
- Hiện nay vẫn chủ yếu thực hiện theo hướng dẫn chung, cơ bản của Ủy ban nhân dân, Sở Công thương và Hội chợ triễn lãm Kon Tum mà thực sự chưa có cơ chế chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia.
- Thiếu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể nhằm từng bước thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.
- Việc xử phạt hành chính trong việc thu gom và xử lý chất thải rắn trong thời gian vừa qua chưa được đẩy mạnh, chủ yếu vẫn là thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng do thiếu các công cụ kinh tế hiệu quả.
- Quy định về mức thu phí chất thải rắn chưa được tính toán thực tế, mang tính bình quân.
Kinh tế
- Tại Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum vẫn chưa có hình thức tuyên truyền phù hợp để việc triển khai các đề án môi trường đi vào cuộc sống cũng như thu
-63-
hút sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân…nhằm thực hiện xã hội hóa công tác thu gom và xử lý chất thải rắn.
- Các hộ kinh doanh gây ô nhiễm chưa bị xử phạt do thiếu những biện pháp hữu hiệu và công tác kiểm tra, thanh tra vẫn còn không kiên quyết.
Kỹ thuật
- Việc thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn hầu như chưa được quan tâm và sẽ gây khó khăn cũng như làm giảm hiệu quả cho công tác xử lý, tái sinh, tái chế, vận chuyển chất thải rắn.
- Chưa kết hợp nhiều biện pháp, công nghệ, bố trí thùng chứa chất thải rắn phù hợp với tình hình thực tế của chợ Trung tâm.
Giáo dục
- Hiện tượng vứt chất thải rắn và không chịu đóng tiền thu gom chất thải rắn đầy đủ, đúng hạn theo quy định vẫn còn xảy ra.
- Tuy là chợ Trung tâm thương mại nhưng hiện nay vẫn còn lúng túng trong công tác bố trí nguồn nhân lực cũng như phân công trách trong việc giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các đề án dẫn đến dẫn đến hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường không cao.
- Những hành vi gây ô nhiễm môi trường chưa được phản ánh kịp thời, những diển hình tốt trong việc thu gom và xử lý chất thải rắn cũng như được biểu dương trên các phương tiện thông tin đại chúng để làm gương cho mọi người.
Sự tồn tại của những vấn đề trên là do:
- Kinh phí dùng để đầu tư cho công tác thu gom và xử lý thấp và không tập trung. - Điều kiện tự nhiên của chợ cũng góp phần gây khó khăn cho việc xử lý chất thải rắn.
- Ý thức bảo vệ môi trường còn thấp. Công tác bảo vệ môi trường mới hình thành trên giấy tờ, công tác tuyên truyền còn thấp đồng thời chưa thật sự đi vào thực tế, hành động cụ thể.
-64-
- Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành và nhìn chung công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vấn đề chất thải rắn cho các chủ kinh doanh còn hạn chế.
Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng quản lý chất thải rắn tại chợ Trung tâm thương mại Kon Tum hiện nay, tôi xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:
Khuyến khích người dân tham gia thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Kon Tum nên hỗ trợ bằng cách trang bị cho mỗi hộ gia đình là 2 thùng rác kèm với các túi chứa rác (2 túi/ngày). Thùng màu xanh chứa chất thải rắn thực phẩm dư thừa (bao gồm...), thùng màu da cam chứa các chất thải có khả năng tái chế và các chất thải vô cơ khó phân huỷ cho vào một túi đựng riêng. Thùng đựng chất thải rắn đặt tại gia đình sẽ tạo ra những thuận lợi cũng như thói quen phân loại rác tại nguồn. Khi nhìn vào thùng rác với chất thải phát sinh, tự nhiên con nguời có phản xạ tích cực là phải phân loại rác.
- Đầu tư và trang bị đầy đủ, đồng bộ về phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn khi đã được phân loại tại nguồn
- Quy hoạch lại điểm tập kết hợp lý, thuận lợi cho công tác vận chuyển của công nhân, đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường.
- Cần chú ý lắp đặt thùng rác tại chợ ở các khu vực phát sinh nhiều rác nhất (khu vực bán hoa, hàng cá...).
- Thí nghiệm chương trình phân loại rác tại nguồn nhằm tận dụng và tái chế phế liệu đồng thời giúp giảm chi phí thu gom, vận chuyển và giảm ô nhiễm môi trường.
- Nâng cao nhận thức và ý thức hộ kinh doanh về mức độ ảnh hưởng của rác thải trước hết là đối với sức khỏe của chính họ, sau là đến mĩ quan, hoạt động kinh doanh bằng các hình thức giáo dục môi trường, tuyên truyền.
- Điều chỉnh mức phí vệ sinh cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của các tiểu thương đồng thời giảm được chi phí bù lỗ của Công ty.
- Xây dựng chiến lược tốt về phát triển thị trường phân compost góp phần giúp cho công tác phân loại rác tại nguồn được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn.
-65-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GVC.TS. Trần Thị Mỹ Diệu, Giáo trình Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trường Đại học Văn Lang, khoa Công nghệ và Quản lý môi trường.
[2] Ban quản lý chợ Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum
[3] Báo cáo Hiện trạng môi trường thành phố Kon Tum giai đoạn 2005-2010 và định hướng đến năm 2015, Sở Tài nguyên môi trường Kon Tum.
[4] GS. TSKH. Phạm Ngọc Đăng – Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp
[5] GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị KimThái, Quản lý CTR đô thị, Nhà xuất bản Xây Dựng Hà Nội – 2001.
[6] Nghị định 02/2013/NĐ-CP; Nghị định 43/2006/NĐ-CP; Thông tư 67/2003/TT- BTC, về hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.
[7] Nghị định: 114/2009/NĐ-CP, ngày 23/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP, ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ
[8] Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố Kon Tum số 08/2010/QĐ - UBND “Về việc điều chỉnh một số nội dung tại Điều 1 Quyết định số 19/2007/QĐ - UBND ngày 20-6-2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành mức thu, quả lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán mức thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Kon Tum”
[9] Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố Kon Tum số 19/2007/QĐ - UBND “Về ban hành mức thu, tỷ lệ phân bổ số thu, quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán mức thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Kon Tum”
[10] Nguyễn Văn Phước, Giáo trình Quản lý chất thải rắn
[11] Sở Công thương Kon Tum – Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 (Dự thảo lần 2)
[12] Sở tài nguyên và môi trường Kon Tum (2014) niên giám thống kê năm 2013 [13] Dr. Seong-Key Lee (1992). Solid and Hazardous Wastes Management.
-66-
[14] Martin N. Sara (1994). Standard Handbook for Solid and Hazardous Waste Facility Assessment, Lewis Publishers, and imprint of CRC Press; Technology - Bangkok, Thailand. [15] http://www.hiendaihoa.com/Giaiphapxulychatthairan/nhatbanbienracthai- thanhtainguyen.html [16] http://www.monre.gov.vn [17] http://moitruong.xaydung.gov.vn [18] http://www.nea.gov.vn/thongtinmt/noidung [19] http://tuoitre.vn/Tuoitrecuoituan/329494/DangoaitrendaoracoSingapore. [20] http://qlkh.tnu.edu.vn/theme/details/822/hien-trang-va-giai-phap-quan-ly-tai-su- dung-rac-thai-sinh-hoat-khu-vuc-do-thi-tai-thanh-pho-thai
PHỤ LỤC A
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ KINH DOANH VỀ HIỆN TRẠNG, CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ KON TUM (Phương pháp điều tra xã hội học)
I. Thông tin của người được điều tra Mặt hàng kinh doanh:
Địa chỉ (số lô kinh doanh) cửa hàng: II. Nội dung điều tra:
1. Mặt hàng kinh doanh của Ông (Bà) thường phát sinh những loại chất thải rắn nào?
Thực phẩm thừa Rau quả hư Bao nilon
Kim loại Chai nhựa, thùng nhựa Khác: Khối lượng chất thải rắn hộ kinh doanh của Ông (Bà) khoảng…kg/ngày?
2. Ông (Bà) có thùng chứa chất thải rắn hay dụng cụ chứa chất thải rắn riêng tại nơi kinh doanh không?
3. Ông (Bà) thường thải bỏ chất thải rắn ở đâu?
Bỏ vào thùng rác công cộng Dồn lại 1 góc rồi chờ công nhân đến thu gom Khác
4. Ông (Bà) có quan tâm đến vệ sinh môi trường chợ không?
6. Lịch thu gom của công nhân như thế nào? ..….lần/ngày. 7. Thời gian thu gom có hợp lý không?
Hợp lý Bình thường Không hợp lý 8. Việc thu phí vệ sinh có hợp lý chưa?
9. Hiện trạng môi trường xung quanh nơi Ông (Bà) kinh doanh:
10. Việc đặt thùng chứa chất thải rắn ở bên trong và bên ngoài chợ theo Ông(Bà) đã được hợp lý chưa?
11. Ban quản lý chợ có thường xuyên tuyên truyền hay vận động giữ vệ sinh môi trường chợ không?
Nếu có thì tuyên truyền bằng phương pháp nào?
Hình thức khác:
12. Ông (Bà) thường tổng vệ sinh quầy hàng, nơi kinh doanh định kì trong thời gian nào?
13.Ông (Bà) có biết “Phương án xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường chợ” không?
14. Hiện tại Ông(Bà) có thực hiện việc phân loại chất thải rắn trước khi đem thải bỏ không?
Nếu không vui lòng cho biết lý do:………..
………
…. 15. Nếu có chiến dịch tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức phân loại chất thải rắn Ông (Bà) sẽ thực hiện? 16. Mức độ hài lòng chung của Ông (bà) đối với Tổ tự quản vệ sinh môi trường. 17. Ông (Bà) có kiến nghị gì với Ban quản lý chợ để việc thu gom rác thải ở Trung tâm thương mại được tốt hơn? ...
...
...
...
... Cảm ơn Ông (Bà) đã tham gia, đóng góp ý kiến vào việc khảo sát thực tiễn hiện trạng, công tác quản lý chất thải rắn tại Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum!
PHỤ LỤC B Một số hình ảnh
Hình 2. Hình ảnh rác vứt bừa bãi tại khu vực buôn bán nilon, thùng xốp
Hình 3. Điểm tập kết chất thải rắn, lượng chất thải rắn quá tải tại Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum