- Ấn định mức thu phí chất thải rắn trên cơ sở khung giá do UBND quy định và người dân cũng như chủ các hộ kinh doanh có nghĩa vụ đóng đầy đủ phí thu gom của chất thải rắn này.
- Có phương án xét miễn, giảm thuế đối với các chủ hộ chấp hành tốt, có hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn
Hiện nay, Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum chưa thực hiện thành công phân loại chất thải rắn tại nguồn nên chưa áp dụng và triển khai mạnh. CTR không được phân loại tại nguồn sẽ gây khó khăn cho việc xử lý, đồng thời không có sự phân loại còn làm tổn hao đáng kể nguồn tài nguyên quý giá của con người. Vì vậy cần có mô hình phân loại và quản lý chất thải rắn tại chợ Kon Tum cụ thể như sau:
-55-
Hình 4.1. Mô hình phân loại và quản lý chất thải rắn tại Trung tâm thương mại
thành phố Kon Tum. Hộ kinh doanh, hội gia
đình và người mua sắm Tuyên truyền, vận động, chế tài
Phân loại tại hộ
Chất thải rắn hữu cơ
Chất thải rắn vô cơ
Đội vệ sinh môi trường
Điểm tập kết Cơ sở thu mua tái chế Bãi chôn lấp Vinh Quang Chôn Đốt Hỗ trợ tài chính Chất thải rắn hữu cơ Chất thải rắn vô cơ Sản suất phân hữu cơ Làm thức ăn cho gia
súc
có thể tái chế không thể
-56-
Giải thích mô hình:
Dưới hình thức vận động tuyên truyền và có chế tài xử lý phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của người dân và các hộ kinh doanh; chất thải rắn trước khi được thải bỏ ra ngoài cần được phân loại tại nguồn, nơi phát sinh ra chúng. Việc phân loại ở chất thải rắn tại chợ chủ yếu là chất thải rắn hữu cơ và chất thải rắn vô cơ. Chất thải rắn hữu cơ sau khi phân loại qua hộ dân và đội vệ sinh môi trường thì được đem đi để chế biến phân hữu cơ phục vụ cho mục đích nông nghiệp hoặc làm thức ăn cho gia súc. Chất thải rắn vô cơ có khả năng tái chế được đem đến các cơ sở thu mua thích hợp để tận dụng nguồn này cho các mục đích tái chế tạo sản phẩm tiết kiệm và giảm bớt được lượng chất thải ra làm ô nhiễm môi trường. Lượng chất thải rắn còn lại được đem đến điểm tập kết và vận chuyển đến bãi chôn lấp Vinh Quang thuộc xã Thành Trung. Tại đây, áp dụng công nghệ phù hợp mà lượng chất thải rắn được đem xử lý dưới hai hình thức đốt thiêu hủy hoặc đem chôn lấp.
Biện pháp tổ chức thực hiện
- Phối hợp với chính quyền các cấp tuyên truyền phố biến phân loại rác tại nguồn đến từng hộ dân, giải thích những ích lợi trong việc phân loại rác tại nguồn cho các hộ dân.
- Hướng dẫn các hộ gia đình chưa có hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt thực hiện xử lý đúng theo quy định, không để tình trạng đổ chất thải ra đường.
- Tuyên truyền thực hiện, tổ chức lại và nhân rộng mô hình “Phân loại chất thải rắn hộ gia đình” do phụ nữ thực hiện.
- Cung cấp thùng rác hợp vệ sinh hoặc túi nhựa tự huỷ cho hộ gia đình để chứa rác đã được phân loại.
Đối với các hộ kinh doanh, khu vực chợ:
- Cung cấp thùng rác hợp vệ sinh cho hộ kinh doanh để chứa rác đã được phân loại.
-57-
- Đưa thùng rác 120l có 2 màu khác nhau đặt vào những điểm công cộng của chợ, và dán biểu tượng rác hữu cơ, vô cơ để các tiểu thương và khách hàng phân biệt, khuyến khích các tiểu thương hãy để rác đúng loại.
- Tại khu vực ăn uống chất thải rắn thực phẩm phát sinh tương đối lớn nên sử dụng thùng rác 240l để chứa chất thải rắn thực phẩm, và rác có khả năng tái chế sẽ sử dụng loại 20l để lưu giữ.
- Tại khu vực hàng tươi sống, tôm, cá thịt…đặt các thùng 240l để chứa nội tạng, các chất dầu mỡ động vật…bị loại bỏ sau quá trình sơ chế.
-Tại khu vực ngành hàng rau củ quả, hoa tươi, trái cây,…đặt các thùng 240l để chứa các phụ phẩm sau khi cắt, gọt, tỉa…và các sản phẩm bị hư hỏng do không bán hết trong ngày.
- Ban quản lý cần phải thường xuyên kiểm tra và giám sát hoạt động của tổ vệ sinh môi trường để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường tại chợ được tốt hơn.
Việc phân loại chất thải tại nguồn yêu cầu có sự thay đổi đồng bộ về thiết bị, con người và công tác tổ chức quản lý trong hệ thống thu gom, vận chuyến. Chẳng hạn, chất thải hữu cơ nên thu gom 2 ngày một lần, chất thải vô cơ có thể thu gom 2 ngày một tuần và chất thải độc hại có thể thu gom một tuần một lần. Thế nên, công tác thu gom đối với tùng loại chất thải rắn nên được tổ chức một cách khoa học và kinh tế. Tránh tình trạng bắt người dân phải chờ đợi, phàn nàn thì họ sẽ bất hợp tác nếu tình trạng chậm trễ xảy ra thường xuyên và kéo dài,...Bên cạnh đó người công nhân cũng phải được đạo tào nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn. Vì vậy, trách nhiệm của đơn vị tố chức cung cấp dịch vụ phải chuấn bị dầy dủ cơ sở vật chất trang thiết bị, con người và phương pháp quản lý để rác sau khi được phân loại thực sự phải được sử dụng theo đúng mục đích phân loại.
Với mô hình thu gom có đầu tư phân loại chất thải rắn tại nguồn sẽ giúp việc quản lý lượng chất thải rắn phát sinh tại khu vực Trung tâm thương mại Kon Tum được tốt hơn. Ngoài ra còn có thể áp dụng lâu dài trong tương lai vì lượng chất thải rắn
-58-
sau khi thu gom có thề tận dụng làm sản phẩm tái chế do đó làm giảm diện tích chôn lấp của bãi rác, tiết kiệm chi phí xử lý chất thải rắn.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của lực lượng thu gom chất thải rắn, phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố khi các tổ thu gom rác không thực hiện tốt công tác thu gom.
- Xây dựng chính sách nhằm xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn.
-Đưa các quy định về thực hiện đổ rác theo giờ vào các hương ước, quy ước của dòng tộc, làng/xã, thôn/tổ.