- Nguồn thu mà chợ có được chủ yếu là từ phí VSMT mà các hộ kinh doanh nộp mỗi tháng, được áp dụng theo Quyết định số 19/2007/QĐ-UBND ngày 20/6/2007 và Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày 30/3/2010 của UBND thành phố Kon Tum.
-49-
+ Chi trả tiền lương, phụ cấp, tiền công và các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công cho cán bộ công chức và người lao động trực tiếp thu phí theo chế độ hiện hành.
+ Chi phí mua sắm văn phòng phẩm, điện thoại, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn định mức của Nhà nước quy định.
+ Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu, đầu tư trang thiết bị, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản và phương tiện phục vụ công tác thu phí.
Thực tế cho thấy nguồn thu phí vệ sinh không đủ bù chi phí. Có thể lý giải điều này vì phần thu vừa thấp, không thay đổi qua các năm, phần chi luôn biến động giá cả thị trường, tăng lương công nhân…phát sinh các chi phí tăng, hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị tăng theo từng năm.
Nguồn thu rất hạn hẹp nên năm nào Công ty cũng phải bù hàng trăm triệu đồng kinh phí cho công tác VSMT.
Đánh giá của các hộ kinh doanh về mức phí vệ sinh môi trường.
Từ số liệu thu thập được thông qua phiếu điều tra ta thấy phản ánh của hầu hết các hộ kinh doanh cố định và không cố định (121/198 hộ) đều cho rằng mức phí vệ sinh mình nộp hàng tháng là tương đối cao (chiếm 61,14%).Trong đó cụ thể có một số ý kiến của các hộ kinh với mặt hàng phát sinh chất thải rắn ít (hàng nhôm nhựa, ngũ cốc, vàng mã, hương đèn…) nhưng phải nộp mức phí cao. Ngoài ra, có một số ý kiến chiếm tỷ lệ thấp hơn 77/198 hộ (chiếm 38,89%) nhận thức được mặt hàng mình kinh doanh phát sinh lượng rác nhiều (hàng cá, hàng ăn uống, trái cây…), là khu vực, ngành hàng được xem là điểm “nóng” về VSMT nên đòi hỏi công tác vệ sinh cao hơn vì thế mức phí là phù hợp.