Cơ cấu nhân sự và chức năng của Ban quản lý Trung tâm thương mại

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp để tăng cường công tác quản lý chất thải rắn tại Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum. (Trang 40)

Cán bộ BQL gồm 23 người:

Lãnh đạo ban 03 người (1 trưởng ban và 2 phó trưởng ban) Kế toán 01 người, thủ quỹ - văn thư 01 người, thu ngân 01 người Bảo vệ chợ 10 người; kỹ thuật điện 01 người;

Công nhân vệ sinh 06 người làm 30/30 ngày/ tháng. Mỗi ngày chia làm hai ca làm chính, sáng từ 6h30 đến 8h30; tối từ 6h đến 9h. Ngoài thời gian trên bố trí 01 người thường trực dọn vệ sinh khi có rác thải phát sinh.

Đội bảo vệ trật tự - PCCC – Điện, nước: 11 người (chia làm 2 tổ, mỗi tổ làm một ngày một đêm và nghỉ một ngày một đêm);

- Phân công địa bàn công tác (trực);

+ Dãy Lê Hồng Phong (mặt trong phố chợ LHP và mặt A gian hàng LHP): 01 người;

+ Dãy Hoàng Văn Thụ (mặt trong phố chợ HVT và mặt A gian hàng HVT): 01 người;

+ Mặt và cổng trước Trần Hưng Đạo: 01 người;

+ Nhà lồng Chợ : 03 người (01 tổ trưởng; 01 thu ngân; 01 trực điện);

Trong quá trình làm nhiệm vụ lực lượng bảo vệ, điện phải thường xuyên đi lại trên, trong địa bàn được phân công, hướng dẫn, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm Nội quy chợ (nếu có), không đứng thụ động một chỗ. Trong quá trình làm việc không làm việc riêng;

Tổ vệ sinh: 06 người - thu gom, vận chuyển rác trong chợ ra bãi tập kết, nạo đất nền chợ, quét mạng nhện, nạo vét mương thoát nước trong chợ.

-31-

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu hiện trạng rác thải ở chợ Trung tâm thương mại.

- Nghiên cứu điều tra thói quen và nhận thức của hộ kinh doanh về công tác quản lý rác thải tại chợ.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thu gom rác thải ở chợ Trung tâm thương mại.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Rác thải ở khu vực kinh doanh; - Cán bộ quản lý chợ;

- Chủ hộ kinh doanh;

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:khu vực chợ Trung tâm thương mại - TP. Kon Tum

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

- Quan sát thói quen thải bỏ rác và ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của các hộ kinh doanh;

- Nắm rõ tình hình thu gom, vận chuyển rác thải của Tổ vệ sinh tại chợ Trung tâm thương mại;

2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

- Thu thập tài liệu liên quan: giáo trình, tham khảo tài liệu của nhiều tác giả, từ các báo cáo khoa học.

- Thu thập số liệu tại Công ty Môi Trường đô thị Kon Tum và Công ty Quản lý Hội chợ Triển lãm và các chợ Kon Tum.

2.3.3. Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn một số Cán bộ công nhân viên ở Ban quản lý chợ để biết thêm về hiện trạng quản lý chất thải rắn tại chợ (gồm hỏi trực tiếp và sử dụng phiếu điều tra).

-32-

Số liệu được xử lý với phần mềm Microsoft Excel. Phần soạn văn bản được sử dụng với phần mềm Microsoft Word.

2.3.5. Phương pháp điều tra xã hội học

Sử dụng phiếu điều tra được thiết kế theo bảng hỏi với nội dung đề cập đến vấn đề quản lý rác thải tại chợ và vấn đề về nhận thức, thói quen của hộ kinh doanh đối với rác thải tại khu vực nghiên cứu. Nội dung phiếu điều tra, số lượng phiếu điều tra, các nhóm đối tượng được phát phiếu được thiết lập trên cơ sở các thông tin đã thu thập được từ quá trình khảo sát thực địa và thu thập các nguồn thông tin.

-33-

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng chất thải

3.1.1. Nguồn phát sinh

Trong quá trình hoạt động, lượng chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ 3 nguồn: - Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, buôn bán tại chợ: chợ là nơi tập trung các mặt hàng kinh doanh đa dạng, phong phú nên đây là hoạt động thải ra lượng rác thải chủ yếu. Các mặt hàng được bán ở chợ hầu như chưa được sơ chế, xử lý các thành phần thô, tập trung vào các mặt hàng thực phẩm và hoa quả… trước khi đến tay người tiêu dùng.

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ người kinh doanh và khách tham quan, mua sắm tại chợ.

- Chất thải rắn phát sinh tại cơ quan, phòng làm việc của ban quản lý chợ: Chất thải rắn phát sinh từ phòng làm việc của Ban quản lý chợ chủ yếu do các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của các cán bộ công nhân viên, lượng rác này phát sinh không đáng kể.

Do chức năng của chợ là kinh doanh, mua bán nhu yếu phẩm, thực phẩm…với số hộ kinh doanh hơn 800 hộ và lưu lượng người ra vào chợ ngày bình thường hơn 7.000 lượt người/ngày, đặc biệt ngày nghỉ, lễ, Tết lượng khách tăng cao. Chính vì vậy sẽ phát sinh một lượng lớn rác chất thải rắn từ các ngành hàng bán thịt cá, hải sản, rau củ quả…, Bảng 3.1 dưới đây liệt kê một số mặt hàng phát sinh lượng rác thải chủ yếu tại chợ.

Bảng 3.1. Một số mặt hàng phát sinh lượng rác thải chủ yếu tại Trung tâm thương mại

STT Quầy hàng Loại rác phát sinh

1 1 Hàng cá Sản phẩm sơ chế từ cá, tôm (đầu cá, ruột

cá,vẩy cá, đầu tôm,…), bao nilon. 2 2 Hàng thịt, lòng phụ phẩm Phụ phẩm từ các loại thịt

-34-

4 4 Hàng nem, chả Lá, bao nilon

5 5 Hàng mắm Bao nilon, giấy

6 6 Hàng trái cây Trái cây hỏng, bao nilon, giấy, bao xốp, lá chuối

7 7 Hàng hoa tươi Các loại hoa lá, bao nilon, giấy báo, dây cột

8 8 Bánh kẹo, gia vị, ngũ cốc Bao nilon, giấy, vỏ hộp, các loại hạt ngũ cốc

9 9 Sành sứ, chén bát, nhôm nhựa Túi nilon, giấy, đồ dùng hỏng

10 10 Vải, áo quần, mỹ phẩm, tạp hóa

Bao nilon, giấy, vỏ hộp, vải vụn

11 11 Hàng ăn uống Thức ăn thừa, bao nilon, giấy, lá…

12 12 Hàng mã Giấy vụn

13 Hàng bao bì Bao nilon, dây cột, chén, bát, ly nhựa… sử dụng 1 lần

14 Hàng dừa trái Sơ dừa, vỏ dừa,…

15 Hàng đường, ngũ cốc Rơm rạ, bao nilon, bao giấy,…

16 Hàng quần áo, giày dép, chăn gối, nệm

Bao nilon, giấy xốp

17 Hàng tạp hóa, mỹ phẩm Bao nilon, vỏ hộp 18 Hàng may đo, vải Vải vụn, sợi len, chỉ…

Qua bảng 3.1 trên, chúng ta thấy được lượng rác thải của chợ rất đa dạng, do gồm nhiều mặt hàng tham gia hoạt động buôn bán.

Qua điều tra bằng phỏng vấn công nhân Tổ vệ sinh và kết hợp với khảo sát thực tế về các khu vực phát sinh nhiều rác thải trong chợ. Tôi đưa ra kết luận, khu vực hàng cá, rau, củ, trái cây chiếm số lượng rác nhiều nhất, tại đây tồn đọng một lượng lớn sản phẩm sơ chế, cành lá hoa, quả... bị hỏng và bị bỏ đi sau một ngày buôn bán. Tiếp đến là

-35-

hàng ăn, do khách hàng đến ăn và đồng thời xả ra một lượng không nhỏ giấy ăn xuống sàn tại nơi họ ngồi gây mất mĩ quan với màu trắng của khăn giấy. Các mặt hàng khác lượng túi nilon phát sinh cũng nhiều đáng kể.

3.1.2. Khối lượng và thành phần chất thải rắn tại chợ

3.1.2.1. Khối lượng chất thải rắn tại chợ

Theo những số liệu thu thập được, bình quân lượng rác thải phát sinh từ các sản phẩm kinh doanh của mỗi hộ kinh doanh là hơn 3kg/ngày. Đối với các hộ kinh doanh mặt hàng tươi sống, lượng rác thải phát sinh trung bình khoảng 5kg/ngày cho một quầy hàng có diện tích khoảng 4m2

.

Khối lượng rác thải sinh hoạt được tính trung bình 0,3 - 0,5 kg/người/ngày đêm. Lượng rác thải này được áp dụng cho các đối tượng: người tham gia kinh doanh, người tham gia vận chuyển hàng hóa hằng ngày tại chợ, cán bộ công nhân viên tại chợ và khách tham quan mua sắm tại chợ.

Theo thống kê của Công Ty Môi trường đô thị Kon Tum, năm 2013 khối lượng rác phát sinh hằng ngày của chợ vào khoảng 3,2 tấn/ ngày, tương đương với 1168 tấn/ năm, tính bình quân lượng rác thải từ sản phẩm kinh doanh của mỗi hộ kinh doanh là hơn 3kg/người/ngày. Trong đó, khu vực có lượng rác lớn nhất là ở các dãy hàng cá, thịt, hàng rau quả, hàng ăn uống, hàng trái cây,… các thành phần khác, lượng rác tương đối thấp. Lượng chất thải rắn của chợ thường tăng cao vào các ngày 1 và 15 (âm lịch), hay vào các tháng 1, 2, 11, 12 do đây là những tháng cận Tết nên hoạt động mua bán, tiêu thụ sản phẩm tăng cao kéo theo lượng chất thải phát sinh nhiều. Lượng rác thường dao động trong khoảng 3,2 – 3,5 tấn/ngày.

Tốc độ gia tăng lượng rác thải tại chợ trong giai đoạn từ năm 2009 – 2012 được thể hiện qua biểu đồ trong hình 3.1 sau:

-36-

Hình 3.1. Biến động lượng chất thải rắn tại chợ Kon Tum

giai đoạn từ năm 2009 – 2013

Qua biểu đồ trên ta thấy khối lượng chất thải rắn thu gom được của chợ Kon Tum có tăng chênh lệch giữa các năm, nguyên nhân chủ yếu là do xu hướng người tiêu dùng tăng lên, do nền kinh tế nước ta đang phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số tăng mỗi năm, chất lượng cuộc sống của con người ngày một được nâng cao, nhu cầu mua sắm ăn uống ngày càng nhiều hơn. Vì vậy, để đáp ứng được những nhu cầu của con người, đòi hỏi những mặt hàng trao đổi mua bán phải đa dạng hơn, đảm bảo chất lượng hơn. Cũng chính vì lẽ đó mà nảy sinh các vấn đề về môi trường đáng quan tâm.

3.1.2.2. Thành phần và tỷ lệ CTR tại Chợ Trung tâm thương mại Kon Tum

CTR phát sinh ở Chợ Kon Tum có thành phần rất đa dạng, có thể thống kê trong bảng 3.2 và hình 3.2 sau đây. 2009 2010 2011 2012 2013 Tấn / ngày 1.78 1.82 1.9 2.15 2.3 1.78 1.82 1.9 2.15 2.3

-37-

Bảng 3.2. Thành phần và tỷ lệ chất thải rắn tại Trung tâm thương mại

STT Thành phần Khối lượng (kg) Tỷ lệ % 1 Chất thải thực phẩm 96,8 64,53 2 Xương, vỏ 2,1 1,40 3 Giấy 6,4 4,28 4 Vải 0,7 0,47 5 Gỗ 3,1 2,07 6 Nhựa 23,4 15,60 7 Da, cao su 0,2 0,13 8 Kim loại 1,4 0,92 9 Thủy tinh 2,6 1,73 10 Gốm sứ, đá 11,7 7,80

11 Chất thải nguy hại 0,2 0,20

12 Khác 1,3 0,87

Tổng số mẫu lấy để

-38-

Hình 3.2. Biểu đồ thành phần chất thải rắn tại Trung tâm thương mại

Từ thành phần chất thải rắn cho thấy:

- Chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ cao (64,53%), sau đó đến rác tái chế (nhựa, gỗ, giấy...) chiếm 21,93%, rác vô cơ (gốm sứ, đá) chiếm 7.80%, cuối cùng là rác nguy hại chiếm tỉ lệ thấp nhất chiếm gần 0,20%. Từ tỷ lệ này nói lên đặc trưng rác thải ở Chợ Trung tâm thương mại Kon Tum chủ yếu là rác thải hữu cơ dễ phân huỷ (Có thể lấy đó là nguồn nguyên liệu phong phú để ủ phân dùng trong nông nghiệp).

- Đặc trưng của chất thải rắn tại Chợ Kon Tum tương đối phức tạp: Gồm đủ các loại rác, có loại phân huỷ nhanh cụ thể là các chất thải rắn hữu cơ (rau quả, thực phẩm dư thừa), có loại phân huỷ chậm như giấy… hoặc khó phân huỷ như bao nilon. Có loại

64.53% 1.40% 4.28% 0.47% 2.07% 15.60% 0.13% 0.92% 1.73% 7.80% 0.20% 0.87% 10.60%

Chất thải thực phẩm Xương, vỏ Giấy

Vải Gỗ Nhựa

Da, cao su Kim loại Thủy tinh

-39-

cháy được nhưng có loại không cháy… nếu chúng ta biết tận dụng tính chất này để thực hiện việc phân loại rác thì lượng rác thải sẽ giảm đi đáng kể.

3.2. Kết quả khảo sát thực trạng công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn tại Trung tâm thương mại Thành phố Kon Tum Trung tâm thương mại Thành phố Kon Tum

Chợ Kon Tum là chợ Trung tâm thương mại lớn nhất trong thành phố, nơi tập trung đông nhất lượng mua sắm của người dân và khách tham quan, bên cạnh khu vực chợ Kon Tum còn có một chợ đầu mối nhỏ và một Siêu thị Vinatex hoạt động ở tầng trên của Chợ nên công tác vệ sinh môi trường tại chợ Kon Tum cần phải tăng cường thường xuyên. Hiện nay chất thải rắn tại chợ Kon Tum được Ban quản lý chợ cùng với đội ngũ công nhân vệ sinh thuộc công ty Môi trường đô thị Kon Tum tổ chức thu gom, quét dọn, sau khi thu gom sẽ được đưa đến điểm tập kết và chất thải rắn sẽ được vận chuyển bởi xe cuốn ép của công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Kon Tum vận chuyển đến bãi chôn lấp Vinh Quang.

3.2.1. Dụng cụ lưu trữ rác tại chợ

- Phần lớn các quầy bán hàng trong chợ đều có dụng cụ lưu trữ chất thải rắn. Chất thải rắn thường được lưu trữ trong những sọt rác nhỏ, bao cát, bao nilon, …Chất thải rắn tại các quầy bán hàng trong chợ sau khi tự thu gom thì tự thải bỏ vào thùng rác công cộng hoặc để tại khu vực kinh doanh để nhân viên vệ sinh thu gom.

- Theo số liệu cung cấp của Ban quản lý chợ Kon Tum, phương tiện lưu trữ và thu gom ở chợ Kon Tum hiện tại là như sau:

+ Thùng 660l: 3 cái; + Thùng 240l: 4 cái; + Thùng 120l: 8 cái;

+ Số xe đẩy tay: 5 xe/ ngày; Trong đó chất thải rắn hữu cơ 3 xe; Chất thải rắn vô cơ 2 xe.

- Xung quanh rìa chợ, 7 thùng rác 240l được đặt liên tục để phục vụ nhu cầu của khách tham quan, mua sắm.

-40-

- Đối với khu vực bên trong chợ, vì diện tích giữa các gian hàng là quá nhỏ nên không thể đặt thùng rác.

- Các thùng rác chất lượng còn tốt, không bị mất nắp, không bị rò rỉ nước. Hàng năm các thùng rác cũ được đưa đi sữa chữa và bổ sung thùng mới.

- Phần lớn các quầy bán hàng trong chợ đều có dụng cụ lưu trữ rác thải. Rác thường được lưu trữ trong những sọt rác nhỏ, bao nilon, thùng nhựa. Các dụng cụ này lưu trữ các rác thải khác nhau tùy từng khu vực thải bỏ:

+ Hàng ăn uống thường dùng thùng nhựa để đựng các phụ phẩm sau khi chế biến và thức ăn thừa.

+ Những mặt hàng phát sinh ít rác thải thường được lưu trữ rác trong các bao nilon.

3.2.2. Phân công lao động

- Tổ tự quản vệ sinh môi trường tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, chịu sự quản lý và chỉ đạo của Công ty Quản lý Hội chợ Triển lãm Kon Tum kết hợp Sở Công thương Kon Tum.

- Mỗi tổ ngành hàng, tổ tự quản tham gia hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại chợ thành lập 1 tổ tự quản vệ sinh môi trường. Mỗi tổ có thể chia thành nhiều nhóm để thuận lợi quản lý và phân công công việc.

- Mỗi tổ tự quản vệ sinh môi trường được biên chế: 1 tổ trưởng, 1-2 tổ phó, các nhóm trưởng và các thành viên (tổ viên).

- Ban Cán sự tổ ngành hàng phân công từ 1-2 người phụ trách, theo dõi các hoạt động của tổ tự quản vệ sinh môi trường.

- Ban quản lý chợ phối hợp Hội phụ nữ cơ sở theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của Tổ tự quản vệ sinh môi trường.

Nội dung hoạt động:

- Vận động tổ viên tự trang bị giỏ đựng rác, thùng đựng nước thải tại quầy, sạp và thường xuyên thu gom giấy, rác, nước,… không để rơi vãi trong khu vực kinh doanh tại chợ; đồng thời mang đi đổ vào thùng rác nơi quy định.

-41-

- Tham gia tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát tình hình vệ sinh môi trường tai các khu vực kinh doanh thuộc phạm vi tổ quản lý.

- Vận động kinh phí thực hiện xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường tại khu vực quầy, sạp kinh doanh (nếu có).

Lao động và phương tiện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp để tăng cường công tác quản lý chất thải rắn tại Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum. (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)