Nguồn phát sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp để tăng cường công tác quản lý chất thải rắn tại Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum. (Trang 43 - 45)

Trong quá trình hoạt động, lượng chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ 3 nguồn: - Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, buôn bán tại chợ: chợ là nơi tập trung các mặt hàng kinh doanh đa dạng, phong phú nên đây là hoạt động thải ra lượng rác thải chủ yếu. Các mặt hàng được bán ở chợ hầu như chưa được sơ chế, xử lý các thành phần thô, tập trung vào các mặt hàng thực phẩm và hoa quả… trước khi đến tay người tiêu dùng.

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ người kinh doanh và khách tham quan, mua sắm tại chợ.

- Chất thải rắn phát sinh tại cơ quan, phòng làm việc của ban quản lý chợ: Chất thải rắn phát sinh từ phòng làm việc của Ban quản lý chợ chủ yếu do các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của các cán bộ công nhân viên, lượng rác này phát sinh không đáng kể.

Do chức năng của chợ là kinh doanh, mua bán nhu yếu phẩm, thực phẩm…với số hộ kinh doanh hơn 800 hộ và lưu lượng người ra vào chợ ngày bình thường hơn 7.000 lượt người/ngày, đặc biệt ngày nghỉ, lễ, Tết lượng khách tăng cao. Chính vì vậy sẽ phát sinh một lượng lớn rác chất thải rắn từ các ngành hàng bán thịt cá, hải sản, rau củ quả…, Bảng 3.1 dưới đây liệt kê một số mặt hàng phát sinh lượng rác thải chủ yếu tại chợ.

Bảng 3.1. Một số mặt hàng phát sinh lượng rác thải chủ yếu tại Trung tâm thương mại

STT Quầy hàng Loại rác phát sinh

1 1 Hàng cá Sản phẩm sơ chế từ cá, tôm (đầu cá, ruột

cá,vẩy cá, đầu tôm,…), bao nilon. 2 2 Hàng thịt, lòng phụ phẩm Phụ phẩm từ các loại thịt

-34-

4 4 Hàng nem, chả Lá, bao nilon

5 5 Hàng mắm Bao nilon, giấy

6 6 Hàng trái cây Trái cây hỏng, bao nilon, giấy, bao xốp, lá chuối

7 7 Hàng hoa tươi Các loại hoa lá, bao nilon, giấy báo, dây cột

8 8 Bánh kẹo, gia vị, ngũ cốc Bao nilon, giấy, vỏ hộp, các loại hạt ngũ cốc

9 9 Sành sứ, chén bát, nhôm nhựa Túi nilon, giấy, đồ dùng hỏng

10 10 Vải, áo quần, mỹ phẩm, tạp hóa

Bao nilon, giấy, vỏ hộp, vải vụn

11 11 Hàng ăn uống Thức ăn thừa, bao nilon, giấy, lá…

12 12 Hàng mã Giấy vụn

13 Hàng bao bì Bao nilon, dây cột, chén, bát, ly nhựa… sử dụng 1 lần

14 Hàng dừa trái Sơ dừa, vỏ dừa,…

15 Hàng đường, ngũ cốc Rơm rạ, bao nilon, bao giấy,…

16 Hàng quần áo, giày dép, chăn gối, nệm

Bao nilon, giấy xốp

17 Hàng tạp hóa, mỹ phẩm Bao nilon, vỏ hộp 18 Hàng may đo, vải Vải vụn, sợi len, chỉ…

Qua bảng 3.1 trên, chúng ta thấy được lượng rác thải của chợ rất đa dạng, do gồm nhiều mặt hàng tham gia hoạt động buôn bán.

Qua điều tra bằng phỏng vấn công nhân Tổ vệ sinh và kết hợp với khảo sát thực tế về các khu vực phát sinh nhiều rác thải trong chợ. Tôi đưa ra kết luận, khu vực hàng cá, rau, củ, trái cây chiếm số lượng rác nhiều nhất, tại đây tồn đọng một lượng lớn sản phẩm sơ chế, cành lá hoa, quả... bị hỏng và bị bỏ đi sau một ngày buôn bán. Tiếp đến là

-35-

hàng ăn, do khách hàng đến ăn và đồng thời xả ra một lượng không nhỏ giấy ăn xuống sàn tại nơi họ ngồi gây mất mĩ quan với màu trắng của khăn giấy. Các mặt hàng khác lượng túi nilon phát sinh cũng nhiều đáng kể.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp để tăng cường công tác quản lý chất thải rắn tại Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum. (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)