- Tổ tự quản vệ sinh môi trường tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, chịu sự quản lý và chỉ đạo của Công ty Quản lý Hội chợ Triển lãm Kon Tum kết hợp Sở Công thương Kon Tum.
- Mỗi tổ ngành hàng, tổ tự quản tham gia hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại chợ thành lập 1 tổ tự quản vệ sinh môi trường. Mỗi tổ có thể chia thành nhiều nhóm để thuận lợi quản lý và phân công công việc.
- Mỗi tổ tự quản vệ sinh môi trường được biên chế: 1 tổ trưởng, 1-2 tổ phó, các nhóm trưởng và các thành viên (tổ viên).
- Ban Cán sự tổ ngành hàng phân công từ 1-2 người phụ trách, theo dõi các hoạt động của tổ tự quản vệ sinh môi trường.
- Ban quản lý chợ phối hợp Hội phụ nữ cơ sở theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của Tổ tự quản vệ sinh môi trường.
Nội dung hoạt động:
- Vận động tổ viên tự trang bị giỏ đựng rác, thùng đựng nước thải tại quầy, sạp và thường xuyên thu gom giấy, rác, nước,… không để rơi vãi trong khu vực kinh doanh tại chợ; đồng thời mang đi đổ vào thùng rác nơi quy định.
-41-
- Tham gia tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát tình hình vệ sinh môi trường tai các khu vực kinh doanh thuộc phạm vi tổ quản lý.
- Vận động kinh phí thực hiện xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường tại khu vực quầy, sạp kinh doanh (nếu có).
Lao động và phương tiện
Thời gian làm việc của công nhân được chia thành 2 ca
- Buổi sáng: từ 6h30 đến 9h00 (số lượng công nhân: 2 người); - Buổi chiều: từ 17h30 đến 20h30 (số lượng công nhân: 4 người);
Trang phục lao động phục vụ thu gom rác thải của công nhân được Công ty Môi trường đô thị Kon Tum phát 2 lần/ năm.
Bảng 3.3. Trang phục lao động phục vụ thu gom chất thải rắn của công nhân vệ sinh
STT Chỉ tiêu Số lượng/người/ năm
1 Quần áo bảo hộ lao động 1 bộ
2 Áo mưa + quần mưa 1 bộ
3 Giầy bata 1 đôi
4 Ủng 2 đôi
5 Khẩu trang 6 chiếc
6 Găng tay 4 Đôi
- Phương tiện thu gom của công nhân vệ sinh tương đối đầy đủ, chất lượng khá tốt.
- Các dụng cụ chổi, xẻng được Ban quản lý chợ khoán cho mỗi công nhân 4.000đ/ngày.