Kết quả đánh giá nhận thức của người dân qua các phiếu điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp để tăng cường công tác quản lý chất thải rắn tại Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum. (Trang 59)

-50-

Hình 3.6. Biểu đồ mức độ quan tâm của tiểu thương đến vệ sinh môi trường chợ

Từ số liệu thu thập như trên ta thấy được mức độ quan tâm của các tiểu thương về vấn đề môi trường chiếm đa số (115/198 hộ, chiếm 58,08%), song bên cạnh đó còn chiếm 34,84% (69/198 hộ) là biết nhưng vẫn chưa quan tâm và tồn tại không ít đối tượng (14/198 hộ, chiếm 7,08%) không có tinh thần và trách nhiệm đến vấn đề vệ sinh môi trường, sự phát sinh chất thải rắn ở chợ.

Đánh giá nhận thức của các hộ kinh doanh về vấn đề phân loại chất thải rắn tại Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum

Vấn đề phân loại chất thải rắn đối với các hộ kinh doanh còn khá mới mẻ. Khi được phỏng vấn điều tra hầu hết các hộ đều không đồng ý về việc phân loại chất thải rắn cụ thể trước khi thải bỏ vì lý do mất thời gian, không đem lại lợi ích gì, đồng thời tại mỗi hộ kinh doanh thì lượng chất thải riêng hầu như đặc trưng bởi thành phần mà các hộ buôn bán còn số ít là lượng chất thải rắn khác nên coi như là không đáng kể để phân loại.

Qua khảo sát thực tiễn, tại chợ cũng chưa có thùng chứa chất thải rắn có phân loại theo thành phần nên người dân cũng như các hộ kinh doanh đều cho rằng việc phân

[PERCENTAG E] [PERCENTAG E] [PERCENTAG E] 0%

-51-

loại tại nguồn chỉ vừa tốn thời gian chứ không có hiệu quả vì tất cả lại được đổ chung vào một loại thùng chứa chất thải rắn đã được đặt trước tại vị trí cố định.

Đối với hàng cá, các phế phẩm từ cá được các hộ kinh doanh thu gom lại và sử dụng lại cho mục đích khác.

Đánh giá tính tự giác giữ gìn vệ sinh tại mỗi quầy kinh doanh

Theo kết quả khảo sát từ 198 phiếu điều tra:

- Có 173/198 hộ kinh doanh (chiếm 87,37%) làm công tác vệ sinh hàng ngày. - Có 23/198 hộ kinh doanh (chiếm 11,61%) làm công tác vệ sinh hàng tuần. - Có 2/198 hộ kinh doanh (chiếm 1,01%) làm vệ sinh hàng tháng.

Kết quả được thể hiện trong hình 3.7 dưới đây:

Hình 3.7. Biểu đồ ý kiến của các hộ kinh doanh về tính tự giác giữ gìn vệ sinh tại mỗi quầy kinh doanh

Qua kết quả thống kê cho thấy, hầu hết các hộ kinh doanh đều quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường, tính tự giác giữ gìn vệ sinh tại mỗi quầy kinh doanh là tốt, họ nhận thức được rằng vệ sinh môi trường chợ là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như mỹ quan của chợ cũng như khu vực xung quanh chợ.

87%

12% [PERCENTA

GE] 0%

công tác vệ sinh hàng ngày công tác vệ sinh hàng tuần làm vệ sinh hàng tháng

-52-

Qua điều tra, có 98% ý kiến hộ kinh doanh cho là được thường xuyên tuyên truyền, vận động giữ gìn vệ sinh môi trường chợ thông qua các hình thức như là tuyên truyền trên loa phóng thanh, có cán bộ tuyên truyền trực tiếp… Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức và thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường của các hộ kinh doanh.

-53-

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

THÀNH PHỐ KON TUM 4.1. Giải pháp về truyền thông giáo dục

Lợi ích và sự cần thiết phải tiến hành phân loại chất thải rắn tại nguồn là điều dễ thấy. Tuy nhiên, trên thực tế trong điều kiện buôn bán kinh doanh thành phố thường chật hẹp, và thời gian buôn bán thì việc phân loại chất thải rắn theo các thùng khác nhau rất khó thuyết phục được sự hưởng ứng của người dân. Vì vậy, cần đầu tư thích đáng cho công tác giáo dục, tuyên truyền dưới nhiều hình thức về việc phân loại rác tại nguồn như một sự cần thiết tạo nên một thói quen tốt, một nếp sống tốt của cư dân đô thị. Từ đó, muốn thực hiện được công tác phân loại chất thải rắn thì giải pháp về truyền thông giáo dục cần được ưu tiên thực hiện hơn cả:

- Thông tin trên hệ thống loa truyền thanh tại chợ; in băng rôn, áp phích treo, dán tại chợ, tờ rơi, tài liệu phát cho các hộ kinh doanh; tổ chức các buổi nói chuyện, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về công tác vệ sinh môi trường đối với hoạt động chợ…

- Chuẩn bị các tài liệu tuyên truyền, in tờ rơi, phiếu phân loại rác cung cấp cho hộ kinh doanh, công nhân vệ sinh, nhân viên bảo vệ, khách hàng… đồng thời giáo dục về nội dung, ý nghĩa, phương pháp phân loại hữu cơ, vô cơ đến từng cá nhân. Phổ biến lợi ích về kinh tế xã hội, về môi trường của Dự án phân loại rác tại nguồn.

- Tuyên truyền vận động các hộ kinh doanh duy trì thường xuyên công tác vệ sinh quầy sạp.

- Tiến hành tuyên truyền và hướng dẫn công nhân vệ sinh thực hiện nghiêm túc việc phân loại rác tại nguồn trong khâu thu gom, vận chuyển rác.

- Nâng cao nhận thức (trực tiếp, gián tiếp); tăng cường phối hợp giữa nhân dân và nhà cung cấp dịch vụ trong thu gom, vận chuyển; khuyến khích cộng đồng và các bên liên quan tham gia hoạt động tình nguyện;

-54-

- Để ý thức của người kinh doanh được nâng cao và có đầy đủ thông tin về phân loại rác tại nguồn thì mỗi bảo vệ hãy là một tuyên truyền viên đồng thời là lực lượng đảm nhiệm hướng dẫn, giải thích thắc mắc liên quan đến việc phân loại rác tại nguồn cho các hộ kinh doanh.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc phân loại rác ở các khu vực, quầy hàng kinh doanh để xét thi đua và đề nghị khen thưởng cho các cá nhân thực hiện tốt.

- Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, từng bước xây dựng thí điểm mô hình lồng ghép truyền thông môi trường cho cộng đồng.

- Có những biện pháp thiết thực, hướng dẫn cụ thể cho người dân cũng như các hộ kinh doanh thu gom, phâm loại chất thải rắn tại khu vực sống và kinh doanh.

- Phản ánh kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường để ngăn chặn kịp thời và tổ chức tuyên dương, khen thưởng những gương điển hình trong công tác này trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người noi theo.

4.2. Giải pháp về mặt kinh tế

- Ấn định mức thu phí chất thải rắn trên cơ sở khung giá do UBND quy định và người dân cũng như chủ các hộ kinh doanh có nghĩa vụ đóng đầy đủ phí thu gom của chất thải rắn này.

- Có phương án xét miễn, giảm thuế đối với các chủ hộ chấp hành tốt, có hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn

Hiện nay, Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum chưa thực hiện thành công phân loại chất thải rắn tại nguồn nên chưa áp dụng và triển khai mạnh. CTR không được phân loại tại nguồn sẽ gây khó khăn cho việc xử lý, đồng thời không có sự phân loại còn làm tổn hao đáng kể nguồn tài nguyên quý giá của con người. Vì vậy cần có mô hình phân loại và quản lý chất thải rắn tại chợ Kon Tum cụ thể như sau:

-55-

Hình 4.1. Mô hình phân loại và quản lý chất thải rắn tại Trung tâm thương mại

thành phố Kon Tum. Hộ kinh doanh, hội gia

đình và người mua sắm Tuyên truyền, vận động, chế tài

Phân loại tại hộ

Chất thải rắn hữu cơ

Chất thải rắn vô cơ

Đội vệ sinh môi trường

Điểm tập kết Cơ sở thu mua tái chế Bãi chôn lấp Vinh Quang Chôn Đốt Hỗ trợ tài chính Chất thải rắn hữu cơ Chất thải rắn vô cơ Sản suất phân hữu cơ Làm thức ăn cho gia

súc

có thể tái chế không thể

-56-

Giải thích mô hình:

Dưới hình thức vận động tuyên truyền và có chế tài xử lý phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của người dân và các hộ kinh doanh; chất thải rắn trước khi được thải bỏ ra ngoài cần được phân loại tại nguồn, nơi phát sinh ra chúng. Việc phân loại ở chất thải rắn tại chợ chủ yếu là chất thải rắn hữu cơ và chất thải rắn vô cơ. Chất thải rắn hữu cơ sau khi phân loại qua hộ dân và đội vệ sinh môi trường thì được đem đi để chế biến phân hữu cơ phục vụ cho mục đích nông nghiệp hoặc làm thức ăn cho gia súc. Chất thải rắn vô cơ có khả năng tái chế được đem đến các cơ sở thu mua thích hợp để tận dụng nguồn này cho các mục đích tái chế tạo sản phẩm tiết kiệm và giảm bớt được lượng chất thải ra làm ô nhiễm môi trường. Lượng chất thải rắn còn lại được đem đến điểm tập kết và vận chuyển đến bãi chôn lấp Vinh Quang thuộc xã Thành Trung. Tại đây, áp dụng công nghệ phù hợp mà lượng chất thải rắn được đem xử lý dưới hai hình thức đốt thiêu hủy hoặc đem chôn lấp.

Biện pháp tổ chức thực hiện

- Phối hợp với chính quyền các cấp tuyên truyền phố biến phân loại rác tại nguồn đến từng hộ dân, giải thích những ích lợi trong việc phân loại rác tại nguồn cho các hộ dân.

- Hướng dẫn các hộ gia đình chưa có hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt thực hiện xử lý đúng theo quy định, không để tình trạng đổ chất thải ra đường.

- Tuyên truyền thực hiện, tổ chức lại và nhân rộng mô hình “Phân loại chất thải rắn hộ gia đình” do phụ nữ thực hiện.

- Cung cấp thùng rác hợp vệ sinh hoặc túi nhựa tự huỷ cho hộ gia đình để chứa rác đã được phân loại.

Đối với các hộ kinh doanh, khu vực chợ:

- Cung cấp thùng rác hợp vệ sinh cho hộ kinh doanh để chứa rác đã được phân loại.

-57-

- Đưa thùng rác 120l có 2 màu khác nhau đặt vào những điểm công cộng của chợ, và dán biểu tượng rác hữu cơ, vô cơ để các tiểu thương và khách hàng phân biệt, khuyến khích các tiểu thương hãy để rác đúng loại.

- Tại khu vực ăn uống chất thải rắn thực phẩm phát sinh tương đối lớn nên sử dụng thùng rác 240l để chứa chất thải rắn thực phẩm, và rác có khả năng tái chế sẽ sử dụng loại 20l để lưu giữ.

- Tại khu vực hàng tươi sống, tôm, cá thịt…đặt các thùng 240l để chứa nội tạng, các chất dầu mỡ động vật…bị loại bỏ sau quá trình sơ chế.

-Tại khu vực ngành hàng rau củ quả, hoa tươi, trái cây,…đặt các thùng 240l để chứa các phụ phẩm sau khi cắt, gọt, tỉa…và các sản phẩm bị hư hỏng do không bán hết trong ngày.

- Ban quản lý cần phải thường xuyên kiểm tra và giám sát hoạt động của tổ vệ sinh môi trường để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường tại chợ được tốt hơn.

Việc phân loại chất thải tại nguồn yêu cầu có sự thay đổi đồng bộ về thiết bị, con người và công tác tổ chức quản lý trong hệ thống thu gom, vận chuyến. Chẳng hạn, chất thải hữu cơ nên thu gom 2 ngày một lần, chất thải vô cơ có thể thu gom 2 ngày một tuần và chất thải độc hại có thể thu gom một tuần một lần. Thế nên, công tác thu gom đối với tùng loại chất thải rắn nên được tổ chức một cách khoa học và kinh tế. Tránh tình trạng bắt người dân phải chờ đợi, phàn nàn thì họ sẽ bất hợp tác nếu tình trạng chậm trễ xảy ra thường xuyên và kéo dài,...Bên cạnh đó người công nhân cũng phải được đạo tào nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn. Vì vậy, trách nhiệm của đơn vị tố chức cung cấp dịch vụ phải chuấn bị dầy dủ cơ sở vật chất trang thiết bị, con người và phương pháp quản lý để rác sau khi được phân loại thực sự phải được sử dụng theo đúng mục đích phân loại.

Với mô hình thu gom có đầu tư phân loại chất thải rắn tại nguồn sẽ giúp việc quản lý lượng chất thải rắn phát sinh tại khu vực Trung tâm thương mại Kon Tum được tốt hơn. Ngoài ra còn có thể áp dụng lâu dài trong tương lai vì lượng chất thải rắn

-58-

sau khi thu gom có thề tận dụng làm sản phẩm tái chế do đó làm giảm diện tích chôn lấp của bãi rác, tiết kiệm chi phí xử lý chất thải rắn.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của lực lượng thu gom chất thải rắn, phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố khi các tổ thu gom rác không thực hiện tốt công tác thu gom.

- Xây dựng chính sách nhằm xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn.

-Đưa các quy định về thực hiện đổ rác theo giờ vào các hương ước, quy ước của dòng tộc, làng/xã, thôn/tổ.

4.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ

-Kết hợp việc thực hiện mô hình thu gom chất thải rắn theo giờ với việc thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn;

-Kết hợp phân loại thủ công tại nguồn và phân loại bằng các thiết bị cơ giới tại các nhà máy tái chế, xử lý chất thải rắn;

4.4. Nâng cao hiệu quả của sự phối hợp liên ngành

Nâng cao hiệu quả sự phối hợp liên ngành trong mọi công đoạn quản lý chất thải rắn, hoạt động giám sát của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Áp dụng hệ thống chế tài phải hiệu quả chế tài xử phạt hành chính và người thực hiện phải rõ ràng.

-Công ty quản lý Hội chợ triễn lãm và các chợ Kon Tum phải phối hợp tích cực với các Hội, đoàn thể và thương nhân trong công tác giữ gìn vệ sinh tại chợ. Xây dựng các tiêu chí giữ gìn vệ sinh môi trường theo đặc thù khu vực, ngành hàng, làm thành các bảng, biểu lắp đặt tại các chợ để hộ kinh doanh căn cứ thực hiện. Xây dựng nội dung bản cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường chợ.

- Hội Phụ nữ phối hợp với Ban quản lý chợ, các tổ ngành hàng tổ chức vận động thành lập các tổ tự quản vệ sinh môi trường, tham gia vận động kinh phí thực hiện xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường.

-59-

- Ban quản lý chợ phối hợp với đội vệ sinh môi trường phải thường xuyên kiểm tra, giám sát công việc hằng ngày của đội vệ sinh môi trường, có đánh giá, nhắc nhở, phê bình kịp thời. Cung cấp các phương tiện, trang thiết bị để công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác đạt hiệu quả cao. Cần thay ngay những xe thu gom và thùng rác không đủ yêu cầu. Bố trí thùng rác phù hợp với nhu cầu của khu vực. Đối với công nhân thu gom rác cần trang bị đầy đủ các dụng cụ lao động và bảo hộ lao động.

- Hợp lý các tuyến thu gom và tuyến vận chuyển. Tăng cường kiểm tra ở những khu vực có rác thực phẩm. Phun chế phẩm vi sinh vật EM vào những nơi phát sinh mùi hôi như hàng cá, gà, vịt và nhất là khu vực tập kết chất thải rắn, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng hay có những cơn dông bất thường càng làm cho mùi hôi bốc mạnh.

- Khảo sát lại vị trí mặt bằng bên trong chợ để đặt thùng chứa rác phù hợp vừa thuận tiện cho việc vận chuyển thùng vừa không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bên trong chợ.

4.5. Giải pháp về tổ chức quản lý

Xây dựng và thực hiện các chính sách về quản lý chất thải rắn:

- Dựa trên văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của Nhà nước và Công ty để xây dựng các quy định về quản lý chất thải rắn phù hợp điều kiện của chợ và có khả

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp để tăng cường công tác quản lý chất thải rắn tại Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum. (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)