3.1.2.1. Khối lượng chất thải rắn tại chợ
Theo những số liệu thu thập được, bình quân lượng rác thải phát sinh từ các sản phẩm kinh doanh của mỗi hộ kinh doanh là hơn 3kg/ngày. Đối với các hộ kinh doanh mặt hàng tươi sống, lượng rác thải phát sinh trung bình khoảng 5kg/ngày cho một quầy hàng có diện tích khoảng 4m2
.
Khối lượng rác thải sinh hoạt được tính trung bình 0,3 - 0,5 kg/người/ngày đêm. Lượng rác thải này được áp dụng cho các đối tượng: người tham gia kinh doanh, người tham gia vận chuyển hàng hóa hằng ngày tại chợ, cán bộ công nhân viên tại chợ và khách tham quan mua sắm tại chợ.
Theo thống kê của Công Ty Môi trường đô thị Kon Tum, năm 2013 khối lượng rác phát sinh hằng ngày của chợ vào khoảng 3,2 tấn/ ngày, tương đương với 1168 tấn/ năm, tính bình quân lượng rác thải từ sản phẩm kinh doanh của mỗi hộ kinh doanh là hơn 3kg/người/ngày. Trong đó, khu vực có lượng rác lớn nhất là ở các dãy hàng cá, thịt, hàng rau quả, hàng ăn uống, hàng trái cây,… các thành phần khác, lượng rác tương đối thấp. Lượng chất thải rắn của chợ thường tăng cao vào các ngày 1 và 15 (âm lịch), hay vào các tháng 1, 2, 11, 12 do đây là những tháng cận Tết nên hoạt động mua bán, tiêu thụ sản phẩm tăng cao kéo theo lượng chất thải phát sinh nhiều. Lượng rác thường dao động trong khoảng 3,2 – 3,5 tấn/ngày.
Tốc độ gia tăng lượng rác thải tại chợ trong giai đoạn từ năm 2009 – 2012 được thể hiện qua biểu đồ trong hình 3.1 sau:
-36-
Hình 3.1. Biến động lượng chất thải rắn tại chợ Kon Tum
giai đoạn từ năm 2009 – 2013
Qua biểu đồ trên ta thấy khối lượng chất thải rắn thu gom được của chợ Kon Tum có tăng chênh lệch giữa các năm, nguyên nhân chủ yếu là do xu hướng người tiêu dùng tăng lên, do nền kinh tế nước ta đang phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số tăng mỗi năm, chất lượng cuộc sống của con người ngày một được nâng cao, nhu cầu mua sắm ăn uống ngày càng nhiều hơn. Vì vậy, để đáp ứng được những nhu cầu của con người, đòi hỏi những mặt hàng trao đổi mua bán phải đa dạng hơn, đảm bảo chất lượng hơn. Cũng chính vì lẽ đó mà nảy sinh các vấn đề về môi trường đáng quan tâm.
3.1.2.2. Thành phần và tỷ lệ CTR tại Chợ Trung tâm thương mại Kon Tum
CTR phát sinh ở Chợ Kon Tum có thành phần rất đa dạng, có thể thống kê trong bảng 3.2 và hình 3.2 sau đây. 2009 2010 2011 2012 2013 Tấn / ngày 1.78 1.82 1.9 2.15 2.3 1.78 1.82 1.9 2.15 2.3
-37-
Bảng 3.2. Thành phần và tỷ lệ chất thải rắn tại Trung tâm thương mại
STT Thành phần Khối lượng (kg) Tỷ lệ % 1 Chất thải thực phẩm 96,8 64,53 2 Xương, vỏ 2,1 1,40 3 Giấy 6,4 4,28 4 Vải 0,7 0,47 5 Gỗ 3,1 2,07 6 Nhựa 23,4 15,60 7 Da, cao su 0,2 0,13 8 Kim loại 1,4 0,92 9 Thủy tinh 2,6 1,73 10 Gốm sứ, đá 11,7 7,80
11 Chất thải nguy hại 0,2 0,20
12 Khác 1,3 0,87
Tổng số mẫu lấy để
-38-
Hình 3.2. Biểu đồ thành phần chất thải rắn tại Trung tâm thương mại
Từ thành phần chất thải rắn cho thấy:
- Chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ cao (64,53%), sau đó đến rác tái chế (nhựa, gỗ, giấy...) chiếm 21,93%, rác vô cơ (gốm sứ, đá) chiếm 7.80%, cuối cùng là rác nguy hại chiếm tỉ lệ thấp nhất chiếm gần 0,20%. Từ tỷ lệ này nói lên đặc trưng rác thải ở Chợ Trung tâm thương mại Kon Tum chủ yếu là rác thải hữu cơ dễ phân huỷ (Có thể lấy đó là nguồn nguyên liệu phong phú để ủ phân dùng trong nông nghiệp).
- Đặc trưng của chất thải rắn tại Chợ Kon Tum tương đối phức tạp: Gồm đủ các loại rác, có loại phân huỷ nhanh cụ thể là các chất thải rắn hữu cơ (rau quả, thực phẩm dư thừa), có loại phân huỷ chậm như giấy… hoặc khó phân huỷ như bao nilon. Có loại
64.53% 1.40% 4.28% 0.47% 2.07% 15.60% 0.13% 0.92% 1.73% 7.80% 0.20% 0.87% 10.60%
Chất thải thực phẩm Xương, vỏ Giấy
Vải Gỗ Nhựa
Da, cao su Kim loại Thủy tinh
-39-
cháy được nhưng có loại không cháy… nếu chúng ta biết tận dụng tính chất này để thực hiện việc phân loại rác thì lượng rác thải sẽ giảm đi đáng kể.
3.2. Kết quả khảo sát thực trạng công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn tại Trung tâm thương mại Thành phố Kon Tum