Không gian thực ảo đan xen

Một phần của tài liệu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng. (Trang 56 - 60)

5. Bố cục đề tài

3.3.1. Không gian thực ảo đan xen

Xây dựng không gian thực - ảo đan xen trong tiểu thuyết, Đoàn Minh Phượng dường như đã tạo được một bối cảnh đặc biệt phù hợp cho sự trình diễn của các tấn bi kịch nhân sinh trong tiểu thuyết. Không gian thực - ảo đan xen cũng thể hiện rõ cuộc hành trình của nhân vật từ hữu thức đến vô thức, từ

cõi thực đến cõi ảo.

Đầu tiên, tiểu thuyết mở ra bởi những sự kiện, biến cố có tính chân thực trong một không gian thảm đạm, tiêu điều những vẫn mang bóng dáng của đời sống thực. Đó là sự kiện cái chết của chồng An Mi xảy ra trong thời gian và không gian chân xác: “Chồng tôi mất vì xe rơi xuống núi, ở một đoạn đèo, trong một đám sương mù, khoảng 5 giờ một buổi chiều tháng 11” [24, tr. 8]. Và sau đó là khung cảnh buồn đau tê tái ở những địa điểm diễn ra đám tang: “Tôi muốn mang chiếc bình lên một ngọn đồi ở miền trung du, đổ mớ tro của anh xuống đám cỏ và mang chiếc bình không về đặt ở thành cửa sổ, nơi tôi đã đứng suốt bảy ngày nhìn xuống con đường trước nhà. Nhưng không ai cho tôi làm như vậy. Mẹ anh sắp xếp để có một buổi lễ ở nhà nguyện nghĩa trang Friedsdorf. Sau buổi lễ đó, người ta mang anh đi thiêu và chiếc binh đựng tro từ thân xác anh được đem về đặt trong một toà nhà được xây để chứa những chiếc bình như vậy” [24, tr. 9]. Sau cái chết của chồng, An Mi đốt bỏ những vật kỉ niệm về anh, rao bán căn nhà họ từng chung sống. Từ đây bắt đầu hành trình tìm chết đầy bi kịch của nhân vật, cũng là hành trình cắt lìa mình khỏi những nơi chốn an toàn, ấm áp và thân quen, để dấn bước vào những không gian đầy vô định. Cũng từ đây, không gian ảo đan xen dần dần vào không gian thực trong tiểu thuyết.

An Mi muốn cái chết của mình diễn ra ở một không gian không mang

tên một nơi chốn:tôi đi khỏi nhà, một ngày nào đó sẽ chết ở một nơi chốn

không tên, trong ba tháng tôi sẽ nhặt nhạnh lại mình. Ở đó tôi sẽ không gặp bất cứ một người nào biết tôi là ai. Tôi muốn họ mãi mãi là người lạ, mỗi khi tôi nói chuyện với ai đều không có lần thứ hai [24, tr.13].

Hành trình mà chuyến tàu cô đi một cách vô hướng cũng là hình ảnh của không gian bất định: “Khi cần ngủ, tôi đi tàu có toa nằm. Khi cần yên vắng, tôi mua vé hạng nhất. Nhưng thường tôi tìm một ghế ngồi gần cửa sổ ở toa

hạng hai. Giữa những chuyến tàu có khi tôi xuống những thành phố lạ, bỏ quần áo ở tiệm giặt, gội đầu ở tiệm, rồi đi lên đi xuống những con phố, vào quán cà phê, tiệm giày hay tiệm sách. Khi ăn tối trong một thành phố, tôi chọn rượu ngon, rồi không bao giờ uống hết. Tôi tránh ngủ lại các khách sạn. Tôi tránh nằm xuống một chiếc giường êm ấm trên mặt đất. Tôi luôn luôn trở về những sân ga. Dần rồi tôi quen tiếng rầm rập của xe lửa trong giấc ngủ, cũng như những thủy thủ quen chiếc thuyền của họ” [24, tr. 14, 15]. Hay “Tôi đã mua vé đến một thành phố Bắc Âu ngút xa. Tôi sẽ đi những chặng đường dài, đổi tàu dăm ba lần, để đến một thành phố với một cái tên hoàn toàn lạ và không có nghĩa gì với tôi”. Không gian bất định luôn thay đổi khiến cho nhân vật chính rơi vào tình trạng nửa tỉnh nửa mơ: “trong sự cận kề của da người, tôi nghe loáng thoáng làn hương âm u của cái chết. Nó dâng càng lúc càng đầy lẫn vào trong hơi thở”. [24, tr.23]. Đôi khi ta thấy nhân vật chập chờn, lẫn lộn giữa sự sống và cái chết: “Dù thế nào trong một đôi giây phút, tôi tưởng tôi đã quay lại với sự sống, làm cái việc nồng nàn nhất của thế giới những người sống. Nhưng ngay trong khoảnh khắc quay về đó sắp xảy ra, tôi thấy tôi ở gần cái chết hơn bao giờ hết”. [24, tr.24]

Không gian chuyến tàu huyễn hoặc, không có gì đáng ghi nhớ. Nhưng một biến cố đã diễn ra khiến hành trình của An Mi thay đổi. Khi An Mi gặp được câu chuyện của gia đình Kempf, cô quyết định đi tìm sự thật câu chuyện trong vòng hai năm. Đó là sự kiện có tính chân thật làm mạch truyện lôgic. Tuy nhiên chúng chỉ đóng vai trò làm nền cho yếu tố ảo xuất hiện vì hầu như chúng chỉ xuất hiện trong những không gian thực ảo xen lẫn không đáng tin.

Hành trình đi tìm sự thật của An Mi bắt đầu từ một địa danh không thực trong câu chuyện của Micheal - Lünberg. Cô tìm hiểu khắp nơi: “Nhưng không có ngôi làng, thị trấn, thành phố nào tên Lünberg. Cô bán vé hỏi có phải tôi muốn nói Lüneburg? Và có một Lundsberg, một Lunneberg ở Thụy

Điển, một Lundenburg ở Tiệp khắc. Lindberg hay Lindenberg thì có nhiều. Tôi lắc đầu. Tôi nghĩ đến làng của người trực đêm, đến căn nhà của cha anh ấy. Tôi nói tôi muốn đến một làng nào có núi, có rừng và một cái hồ vắng người. Cô ấy cười, nói cô có thể bán cho tôi ít nhất một trăm cái vé xe đến những nơi như vậy”. [24, tr. 67]

Lần theo câu chuyện, cô đến ngôi nhà của Sophie, một không gian cũng mơ hồ không kém. Căn nhà “thoang thoảng mùi oải hương lẫn một chút mùi trầm” [24, tr.75], “không gian êm ái mời mọc” [24, tr.75]. Không gian đó khiến con người không có cảm giác về tội lỗi hay nỗi đau là thực hay ảo. Tuy nhiên đến đây, An Mi đi tìm sự thật nhưng chỉ gặp những thứ huyễn hồ. Đã có lúc An Mi thừa nhận “nhiều lúc tôi đi trong cuộc đời như người mộng du,

bập bềnh giữa đời thực và chiêm bao” [24, tr.]. Chính sự mơ hồ của nhân vật

đã dụ người đọc vào cõi mê cung của câu chuyện.

Nhiều không gian trong tiểu thuyết bị chìm đắm trong một màn sương mù mênh mông dày đặc. Cái chết của chồng An Mi trong buổi chiều mù sương mãi bí mật như một ẩn số: “Anh ấy đi đâu vào đoạn đường ấy, giờ ấy, không một ai biết, anh không có công việc gì cần làm hoặc người quen ở vùng con dường ấy dẫn tới, tôi không hoàn toàn hiểu cái chết của anh” [24, tr.1]. Khi chính An Mi rơi vào không gian sương mù ảo giác thì cô đoán rằng “hay là chồng tôi cũng đi vào một đám sương mù trên núi, cũng được bao bọc bởi một đám sương mù mênh mông như vậy và như không ra đám sương mù ấy nữa” [24, tr.43]. Có thể nói, chính cái chết và cả sự tồn tại nửa thực nửa ảo của chồng An Mi đã ám ảnh cô trong những ngày còn lại, đã tạo ra không gian sương mù ảo giác làm An Mi lạc lối, đánh mất mình: “Trời chưa tối hẳn, nhưng con đường bên sông đã bắt đầu lên đèn. Trời chợt có sương mù. Sương xuống nhanh và thật dày. Trong đôi ba phút, tất cả đều mất nét viền bên ngoài, giòng sông, bờ tường đá, người qua đường, những cột đèn đường, và

tôi. Tất cả mờ đi, lẫn vào trong sương, biên giới giữa mọi thứ đã tan loãng ra. … Tôi thấy mình đang mất đi, mình không thực… Chỉ còn một không gian mông lung, trong đó tôi không còn là tôi, mọi người không còn là mọi người, giòng sông không còn là giòng sông. Trong đôi giây phút nữa thôi, tất cả sẽ tan mất vào nhau, tan mất vào trong một thứ trí nhớ phôi phai, vào một giấc mộng trắng mênh mông...” [24, tr.42, 43]

Có thể nói không gian trong Và khi tro bụi là tập hợp của những cái dở

dang, lộn xộn, trái chiều. Nó gồm những sự kiện không thể tiên đoán được, không hề có tính quy luật. Nó dẫn đến trạng thái hỗn loạn của thế giới và phá vỡ mọi ranh giới thự ảo, sống chết đan xen. Trong không gian đó, thực là ảo và ảo cũng là thực. Nhân vật, trong không gian đó, lạc lối trong những bi kịch của chính mình.

Một phần của tài liệu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng. (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)