5. Bố cục đề tài
3.3.2. Thời gian đồng hiện
Thời gian nghệ thuật trong các tiểu thuyết hiện đại là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật, nó không đồng nhất và thời gian vật lý. Phần lớn nhân vật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng đều mang dáng dấp
của kẻ đi tìm thời gian đã mất. Cái đã mất là khoảng bị tẩy trắng hoặc bị xóa
nhòa bởi những lý do riêng, thường là một biến cố dữ dội.
Có thể nói, nhân vật trong Và khi tro bụi luôn sống trong sự hoài niệm,
khắc khoải, dằn vặt bởi quá khứ. Dường như họ không có ước mơ ở hiện tại và tương lai. Cuộc đời của họ phụ thuộc vào định mệnh số phận, hiện tại và tương lai không do họ quyết định và trở thành vô nghĩa. Mốc thời gian “một ngày tháng 11 sương mù” [24, tr.1] thực ra rất mơ hồ, chỉ là cái cớ để nhân vật bắt đầu cuộc phiêu lưu trong mộng tưởng. Họ là những con người cô đơn, lạc lõng, mất cội nguồn. An Mi như đánh mất thời gian giữa quá khứ và hiện tại: “Một hôm thức dậy ở một phòng trọ rẻ tiền, tôi không biết mình đang ở đâu. Thường người ta chỉ cần một sợi dây để nhớ lại. Buổi sáng đó, tôi hoang
mang trong ba mươi giây, và một nỗi sợ to lớn, mịt mùng chợt tràn tới. Mất không gian và thời gian, tôi mất cả trọng lực, tôi như đang rơi trong khoảng không” [24, tr.116].
Hiện tại thì cô đơn lạc lõng, An Mi tìm về quá khứ khi quá khứ đã bị từ bỏ. Trong cuộc phiêu lưu bất định ấy, ám ảnh về quá khứ, về thân phận bỗng trỗi dậy: “Bây giờ, trong giờ phút lênh đênh sắp trôi ra ngoài sự sống, tôi nhớ lại tất cả. Không phải tôi nhớ mà tôi thấy lại tất cả những điều tôi đa quên hơn hai mươi năm rồi. Tôi sống lại những khoảnh khắc năm xưa với tất cả tình cảm của một đứa bé bảy tuổi.” [24, tr.181], buộc cô phải đối diện với quá khứ - thứ mà trước đây cô đã tẩy xóa kỹ lưỡng. Những hạn định về thời gian cho cuộc sống được An Mi đặt ra: ba tháng hay hai năm đều đậm chất tượng trưng. An Mi mộng mị, đắm chìm trong suy tư khiến thời gian như ngưng đọng.
Thời gian nội tâm của con người không thể đo lường bằng phương tiện cơ học. Khi An Mi lội ngược dòng quá khứ thì hiện tại bị tước bỏ, đúng hơn, quá khứ được hiện tại hóa và không còn xác thực. Từng lớp sự kiện hiện lên như những thước phim được cắt dán. Bằng thủ pháp điện ảnh, không khí câu chuyện trở nên huyền ảo, những hồi ức tỏa rộng và đan bện vào nhau. Thời gian bị tháo khỏi trục của nó, các sự kiện được tháo rời, đánh mất đường viền, trở nên phi thực vì nhân vật chính đã trải qua một biến cố tinh thần nặng nề.
Dễ thấy nhân vật trong Và khi tro bụi là những con người lạc lõng trước thực
tại, là những cá nhân đi tìm bản thể. Những con người với số phận bình thường đó khi được soi chiếu ở nhiều góc độ khác nhau của không - thời gian
thì mới phát hiện được “nhân vật không tương hợp với số phận và vị thế của
nó” (M.Bakhtin). Kết cấu đồng hiện về không gian và thời gian là một cách
làm nổi bật tấn bi kịch ấy của nhân vật.
theo chiều hướng bộc lộ nội tâm nhân vật. Đây là một trong những thủ pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng giúp thể hiện thế giới bên trong đầy bi kịch của nhân vật với những nét độc đáo và sáng tạo. Không gian thực ảo đan xen làm nền cho nhân vật phơi mở hết chiều sâu nội tâm và bi kịch cuộc đời nhân vật. Thời gian đồng hiện để nhân vật tìm lại bản thể, để ý thức rõ mình là ai trong đời sống hiện tại này. Không - thời gian nghệ thuật
trong Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng góp phẩn tô đậm cảm quan hiện
thực đời sống hiện đại của con người vốn bất an, cô đơn, cam chịu và hoài nghi về sự tồn tại.
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định rằng, với Và khi tro bụi, Đoàn Minh Phượng đã phát
hiện những vấn đề mang tính thời sự và nhân sinh về con người trên hành trình tha hương. Dưới nét bút nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, tác phẩm chứa đựng nhiều triết lí và day dứt không nguôi về thân phận con người tha hương với tất cả những mất mát và vụn vỡ bên trong họ. Tha hương dẫn họ đến muôn vàn những bi kịch khác như bi kịch cô đơn, bi kịch cam chịu, bi kịch đánh mất bản ngã, bi kịch chối bỏ quá khứ…
Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Và khi tro bụi được thể hiện rõ nét thông
qua các dạng thức bi kịch kể trên, cũng như qua một lối trần thuật mang nhiều màu sắc bi kịch hóa, đã giúp ta nhận thức toàn diện, đầy đủ đời sống con người hiện đại với những mâu thuẫn giằng xé bên trong trên hành trình nhận
thức mình trong thế giới xa lạ. Và khi tro bụi mang trong mình màu sắc u tối
của một nỗi buồn chết người, cái chết được kéo đi lê lết trong suốt chiều dài cuốn sách. Cái chết được nhắc đi nhắc lại, song song với nó, nỗi buồn được nhân lên, sự vô cảm tăng tiến, tất cả những cảm xúc tiêu cực được đẩy lên tới cùng một cách dứt khoát. Thế nhưng điều đó không làm con người bi quan, chán ghét cuộc sống mà sau đó con người thêm khát vọng sống hơn, khơi gợi sự đồng cảm và xúc động với cuộc sống của những con người xa rời cội nguồn. Tiểu thuyết viết về bi kịch nhưng lại tràn đầy tinh thần nhân văn chính là nhờ thế.
Trong giới hạn của một khóa luận, do năng lực và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, chúng tôi chủ yếu đặt ra và giải quyết vấn đề yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng bằng cách phân loại các dạng thức bi kịch và khảo sát một số phương diện trần thuật đặc sắc. Nếu có điều kiện và thời gian, chúng tôi sẽ trở lại với vấn đề yếu tố bi kịch trong văn xuôi đương đại với việc mở rộng nghiên cứu trong nhiều tác phẩm khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aristote (2007), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Lao động.
2. Phan Tuấn Anh (2011), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Đoàn Minh
Phượng, Luận văn cao học, Đại học Đà Nẵng
3. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (chủ biên, 2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi
Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục.
4. Thái Phan Vàng Anh (2009), “Thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại”, Tạp chí khoa học Đại học Huế, Số 54.
5. Thái Phan Vàng Anh (2010), “Ngôn ngữ trần thật trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại”, Tạp chí khoa học Đại học Huế, Số 62A.
6. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia,
Hà Nội.
7. Hà Minh Đức (1996), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
8. Ngô Đồng (2007), “Đoàn Minh Phượng và Và khi tro bụi”, Tiền phong,
Số 10/2007.
9. Lưu Hà (2007), Đoàn Minh Phượng - Tôi viết khá lạnh, Nguồn:
http://vietbao.vn/Van-hoa/Nha-van-Doan-Minh-Phuong-Toi-viet-kha- lanh/11039428/181/
10. Lê Bá Hán (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội.
11. Đỗ Văn Khang (1985), Mĩ học Mác – Lênin, Nxb. Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội.
12. Đình Khôi (2007), “Và khi tro bụi rơi về”, TuanVietnam.net, Số
2/11/2007.
13. Phương Lựu (2000), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
trường ca – anh hùng ca – tiểu thuyết), Nxb Giáo dục.
15. Nhiều tác giả (2003), Chủ nghĩa hậu hiện đại thế giới những vấn đề tiểu
thuyết, Nxb Hội nhà văn.
16. Thúy Nga (2006), “Đoàn Minh Phượng và tác phẩm mới nhất: Tôi bắt
đầu bằng sự trở về”, Tuổi trẻ Chủ nhật, Số 30/04/2006.
17. Dương Bình Nguyên (2005), Và khi tro bụi bay về…”, Công an nhân
dân, Số ngày 7/9/2006.
18. Nguyễn Hạnh Nguyên (2011), Nỗi niềm thế hệ trong kí và tự truyện của
Văn học Di dân Việt Nam, Tạp chí Lưu Hợp.
19. Nguyễn Vĩnh Nguyên (2005), “Văn học hải ngoại, dòng riêng có gặp
nguồn chung”, Báo Sài Gòn tiếp thị, nguồn: http://vietbao.vn/Van-
hoa/van-hoc-hai-ngoai-Dong-chay-rieng-co-gap-dong- chung/40082999/105/.
20. Lê Thị Hoàng Oanh (2011), Tiểu thuyết của một số nhà văn nữ hải ngoại
đương đại từ goc nhìn thể loại, Luận văn cao học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Trần Thị Yến Minh (2012 ), Đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn
Minh Phượng, Luận văn cao học, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
22. Đỗ Minh Phúc (2006), Thi pháp tiểu thuyết Paris 11 tháng 8 của Thuận
và Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng dưới góc nhìn so sánh, Nguồn: http://giaoan.violet.vn/present/showprint/entry_id/41344404.
23. Vũ Quần Phương (2007), Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam: Không
“mất mùa”?, Nguồn: http://www.baobacgiang.com.vn/PrintPreview/ 13470/
24. Đoàn Minh Phượng (2006), Và khi tro bụi, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
25. Tiểu Quyên (2007), “Dòng chảy ngầm của văn học xa xứ”, Người lao
26. Lê Sơn dịch (2013), Văn học Việt Nam ở hải ngoại, những vấn đề của sự phát triển hiện nay, Nguồn: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home /index.php?option=com_content&view=article&id=4320%3Avn-hc-vit- nam--hi-ngoi-nhng-vn--ca-s-phat-trin-hin-nay&catid=63%3Avn-hc-vit- nam&Itemid=106&lang=vi
27. Nguyễn Thị Minh Thái (2008), “Ngũ long lấp lánh”, Tuổi trẻ online, Số
2/2/2008.
28. Hữu Thỉnh (2007), Giải thưởng văn học: không “So bó đũa chọn cột
cờ”, Nguồn: http://www.vtc.vn.
29. Thuận (2005), Paris 11 tháng 8, Nxb Đà Nẵng.
30. Thuận (2007), T mất tích, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
31. Trần Nhã Thụy, (2006), “Và khi tro bụi”, Sài Gòn giải phóng, Số ngày
9/5/2006.
32. Nguyễn Thị Kim Tiến (2012), Con người trong tiểu thuyết Việt Nam
thời kỳ đổi mới, Luận án, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
33. Trần Lê Hoa Tranh (2012), Văn học di dân: Các nhà văn nữ gốc Việt 1,
2,3, Nguồn: http://www.nguyenhuuhongminh.com/chi-tiet-tac-pham/19 39.aspx.
34. Nguyễn Thanh Tú (2008), “Bi kịch hóa trần thuật – Một phương thức tự
sự”, Tạp chí nghiên cứu văn học, Số 5/2008.
35. Kim Ửng (2007), “Đoàn Minh Phượng: Cách kể chuyện của tôi rất xưa”,