8. Dự kiến cấu trúc khóa luận
2.5.1. Một số mô hình của tiến trình thực hiện PBL
Để cụ thể hóa chu trình học tập này nhiều nhà giáo dục đã đƣa ra các bƣớc để thực hiện. Sau đây là một vài mô hình đề nghị:
Mô hình đề nghị bởi James Busfield và Ton Peijs đƣa ra tiến trình 7 bƣớc nhƣ sau:
- Bước 1:Giải thích các diễn đạt, câu chữ, khái niệm
Mỗi học sinh tự xem xét vấn đề đƣa ra từ kịch bản, nhận dạng tất cả các từ ngữ và thuật ngữ, khái niệm chƣa rõ ràng và thảo luận để giải thích trong nhóm.
Kết quả: Lập ra một bảng những khái niệm đã thảo luận - Bước 2: Xác định vấn đề
+ Từ vấn đề đƣợc giao, nhóm phân tích, thảo luận xem vấn đề cần giải quyết là gì? Xem xét vấn đề dƣới nhiều quan điểm khác nhau. Trình bày vấn đề. Giới hạn vấn đề. + Giáo viên khuyến khích học sinh đóng góp quan điểm của họ về vấn đề và mở rộng thảo luận.
Kết quả: Lập bảng danh sách các vấn đề - Bước 3: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
+ Sử dụng phƣơng pháp Brainstorming để tìm cách giải quyết vấn đề đã nêu ra. Mỗi thành viên trong nhóm viết các giải pháp đề nghị lên một tờ giấy hoặc tấm bảng, lúc này không có giải pháp nào đƣợc ƣu tiên, mọi giải pháp đều đƣợc coi trọng nhƣ nhau. Các giải pháp khả thi đƣợc đƣa ra thảo luận chi tiết.
Kết quả: Lập bảng danh sách các giải pháp
- Bước 4: Xây dựng một bảng liệt kê có hệ thống các giải pháp
+ Nhóm quay lại bƣớc 2 và 3 để tổng kết các giải pháp đề nghị, so sánh các giải pháp, tìm những giải pháp có mối liên hệ với nhau và xếp theo trình tự các bƣớc giải quyết.
Kết quả: Lập bảng các giải pháp khả thi đƣợc xếp theo thứ tự và thiết lập mối quan hệ giữa các giải pháp.
- Bước 5: Xác định các bài tập cá nhân tự học
+ Nhóm lên danh sách các mục tiêu học tập dƣới dạng các câu hỏi để giao cho mỗi bạn trong nhóm, xác định thời gian giải quyết, thời gian họp nhóm lần tới.
Kết quả: Lập danh sách các nhiệm vụ mà mỗi thành viên trong nhóm phải thực hiện. - Bước 6: Thực hành các bài tập cá nhân
+ Thử nghiệm điều tra thông tin và làm thí nghiệm nếu có thể.
Kết quả: Ghi chép của mỗi ngƣời
- Bước 7: Báo cáo và đánh giá bài tập cá nhân.
+ Trong lần họp nhóm lần hai, các nhóm báo cáo, thảo luận, chia sẻ thông tin, giúp đỡ nhau, xác định bài tập tiếp theo hoặc nhờ giáo viên (ngƣời hƣớng dẫn giúp đỡ ở một số vấn đề).
Kết quả: Ghi chép của mỗi ngƣời học.
Mô hình đề nghị bởi Barrows, Greewald, Barett.
- Bước 1: Chạm trán vấn đề
- Bước 2: Đặt câu hỏi IPF (Interesting, Puzzling, Find).
+ What is this Interesting? (Tại sao lại quan tâm đến vấn đề này?) + What is Puzzling? (Sự thử nghiệm là gì?)
+ What do we need to Find out? (Chúng ta cần tìm ra cái gì?)
- Bước 3: Lập kế hoạch nghiên cứu - Bước 4: Thâm nhập vấn đề
- Bước 5:Lặp lại quá trình học tập - Bước 6:Khai thác lời giải, gợi ý - Bước 7: Thông báo kết quả
- Bước 8: Đánh giá (các nhân, theo cặp, theo nhóm)
* Các giai đoạn tổ chức dạy học trên cơ sở vấn đề:
Quy trình dạy học trên cơ sở vấn đề có thể chia làm 3 giai đoạn chính: Giao nhiệm vụ, giải quyết nhiệm vụ và hoàn tất.
-Giai đoạn 1: Giao nhiệm vụ
Ở giai đoạn này giáo viên có những hổ trợ ban đầu để học sinh tiếp cận vấn đề một cách thuận lợi nhất, làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề. Các công việc chính trong giai đoạn này là: Làm rõ vấn đề (xác định mục đích, làm rõ các thuật ngữ), hƣớng dẫn công việc ( chỉ ra cá.c nguồn tài liệu, kế hoạch làm việc), tổ chức nhóm (phân chia nhóm, cách làm việc nhóm, cách liên hệ với giáo viên)
- Giai đoạn 2: Giải quyết nhiệm vụ
Khi đã hiểu rõ các nhiệm vụ học tập, học sinh bắt đầu giải quyết vấn đề. Trong giai đoạn giải quyết nhiệm vụ học tập này, việc làm việc nhóm và làm việc cá nhân
luôn luân phiên nhau. Mỗi học sinh đều phải làm việc theo sự phân công tiến độ chung của nhóm và sau đó họp để chia sẻ, thống nhất các quan điểm. Hoạt động cá nhân và nhóm cứ đan xen nhau dến khi hoàn thành nhiệm vụ, thống nhất lời giải cho vấn đề. Khi đã có lời giải chung, nhóm phân công báo cáo và thông qua cáo báo trƣớc nhóm.
- Giai đoạn 3: Trình bày. Thể chế hóa kiến thức
Các nhóm báo cáo kết quả của mình trƣớc lớp hoặc trƣng bày sản phẩm trƣớc tập thể. Việc đánh giá kết quả thuộc về giáo viên và học sinh. Cuối cùng, giáo viên hệ thống và làm rõ kiến thức mới trong những vấn đề học tập.