8. Dự kiến cấu trúc khóa luận
3.6. GIÁO ÁN CHO CÁC BUỔI
3.6.1. Giáo án buổi thứ nhất
Những việc cần làm trong buổi thứ nhất:
- Giới thiệu PBL.
- Chia nhóm và phổ biến kế hoạch. - Đƣa ra tình huống.
I. Giới thiệu chung.
1. Đƣa ra tình huống có vấn đề và nhiệm vụ của học sinh: Đầu năm học GVCN thƣờng sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho các học sinh là ban cán sự lớp hoặc tổ trƣởng của các tổ thƣờng ngồi ở vị trí cuối lớp hoặc gần các cửa sổ để có thể tiện bao quát lớp học. Tuy nhiên, một thời gian sau, các bạn đó yêu cầu giáo viên đổi chỗ ngồi với lí do là các bạn nhìn bảng không rõ nên ảnh hƣởng đến việc học. GVCN đang băn khoăn về việc xin đổi chỗ ngồi của các bạn. Em có kiến nghị gì để giúp GVCN giải quyết vấn đề này?
2. Đây là vấn đề liên quan đến môn Vật lí, cụ thể là phần Quang hình học và một số môn học liên quan là Sinh học và Hình học.
3. Tập thể lớp sẽ tìm hiểu để giải quyết vấn đề trong vòng 6 tuần. 4. Các từ khóa: vị trí ngồi, đổi chỗ, học sinh, nhìn bảng,…
5. Các tài liệu hỗ trợ:
- SGK Vật lí, Sách giáo viên Vật lí, Sách bài tập Vật lí_11NC. - Tạp chí Vật lí và tuổi trẻ; sách vật lí vui – quyển 2.
- Các trang web: http://vatlyphothong.com/, http://diendan.hocmai.vn/, http://tailieu.vn/, ….
II. Mục tiêu cần đạt đƣợc: 1. Kiến thức
- Xác định đƣợc các từ khóa trong vấn đề.
trình nhìn bảng, yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan…)
- Rút ra đƣợc những vấn đề cần tìm hiểu và giải quyết ở buổi thảo luận tiếp theo. Đó là vấn đề liên quan đến mắt, đề nghị các bạn đi khám mắt.
2. Kĩ năng
- Biết sử dụng vốn kiến thức có sẵn để phân tích vấn đề.
- Biết liên kết các ý tƣởng để rút ra đƣợc vấn đề chính, trọng tâm cần tìm hiểu, biết cách lập luận để loại bỏ những vấn đề gây nhiễu.
- Kĩ năng tranh luận, lắng nghe và thuyết phục nhóm.
3. Thái độ
- Có niềm vui thích, hào hứng với phƣơng pháp học tập mới. - Sẵn sàng đối mặt với vấn đề.
III. Phân tích vấn đề.
- Xác định các từ khóa trong tình huống trên để làm cơ sở phân tích: vị trí ngồi, học sinh, nhìn bảng, đổi chỗ…
- Làm bảng danh sách liệt kê những điều đã biết và chƣa biết.
Cái đã biết:
+ Các học sinh đƣợc đặt vào các tình huống trên là ban cán sự lớp hoặc tổ trƣởng các tổ.
+ Trƣớc giờ các bạn ngồi ở những vị trí mà GVCN đã phân công trƣớc đó, các bạn vẫn quan sát lớp học và học tập bình thƣờng.
+ Các bạn là những học sinh ngoan, giỏi. + Bây giờ, ba bạn này xin đổi chỗ ngồi. + Nhìn bảng không rõ.
+ Bảng của lớp là bảng từ, màu xanh. + GVCN băn khoăn.
Cái chƣa biết:
+ Có điều gì bất thƣờng về vị trí chỗ ngồi hiện tại của các học sinh này hay không? + Tại sao nhìn bảng không rõ, chế độ ánh sáng trong lớp nhƣ thế nào, vị trí của lớp học ra sao?
+ Vị trí đặt bảng có làm ánh sáng bị bóng không?
+ Điều gì làm GVCN băn khoăn?
+ Mắt các bạn có vấn đề gì không, nếu đổi chỗ thì các bạn có bao quát lớp đƣợc không, nếu không đổi chỗ thì có ảnh hƣởng đến việc học của các bạn không?
IV. Hệ thống câu hỏi định hƣớng. Đối mặt với vấn đề.
- Hãy chỉ ra các từ khóa từ vấn đề nêu ra ở trên?
- Điều gì có thể là những ảnh hƣởng đến việc nhìn bảng không rõ của các học sinh trên?
- Mùa này có phải là mùa hay xảy ra các bệnh dịch về mắt không? Phân tích những cái đã biết và những cái cần biết.
- Để giải quyết vấn đề, chúng ta phải biết những gì? - Quan điểm của em nhƣ thế nào?
- Em có ý kiến gì về các kiến nghị mà các bạn đƣa ra?
V. Giới thiệu vận dụng PBL để giải quyết vấn đề trên.
- Yêu cầu: Mỗi nhóm sẽ thảo luận về vấn đề giáo viên đƣa ra để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề. Không phải là chỉ có một giải pháp duy nhất để giải quyết vấn đề. Các nhóm cùng hợp tác để đề ra các giải pháp và chứng minh đƣợc sự hợp lí của nó. Khi làm việc theo nhóm, các thành viên phải sử dụng phƣơng pháp Brainstorming. Đó là phƣơng pháp mà mỗi thành viên trong nhóm sẽ viết ý tƣởng của mình ra, sau đó, tập hợp lại.
- Tìm hiểu khái quát về phƣơng pháp BPL:
+ PBL là gì? Đó là bất kì môi trƣờng học tập nào mà vấn đề đặt ra sẽ điều khiển quá trình học tập. Vấn đề là khởi điểm cho sự tiếp thu và tích hợp kiến thức mới.
+ Mục tiêu của PBL là gì? Mục tiêu của PBL là hƣớng vào vai trò ngƣời học là trung tâm, giúp ngƣời học ghi nhớ sâu và lâu hơn kiến thức nhận đƣợc. Ngƣời học hoàn toàn chủ động trong việc xác định nội dung có liên quan để tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng.
+ Tiến trình học tập theo phƣơng pháp này nhƣ thế nào? (Giáo viên phát trƣớc tài liệu cho học sinh đọc).
+ Thực hiện PBL theo tiến trình 7 bƣớc.
+ Vai trò của giáo viên trong phƣơng pháp PBL. Giáo viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ học sinh trong quá trình các em đi tìm kiến thức. Giáo viên không làm thay việc của học
sinh, không thuyết trình cho học sinh.
+ Vai trò của học sinh trong phƣơng pháp PBL. Học sinh phải chủ động tìm hiểu và nghiên cứu, phát huy tính cực, tự giác, khi gặp khó khăn cần trao đổi, chia sẻ với bạn bè và giáo viên.
+ Tiêu chí đánh giá: đánh giá theo nhóm và theo cá nhân.
VI. Tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên
- Yêu cầu lớp chia thành 4 nhóm, bầu ra nhóm trƣởng và thƣ kí cho từng nhóm, sau đó phổ biến nhiệm vụ của nhóm trƣởng và thƣ kí.
- Nhiêm vụ: Mỗi nhóm sẽ thảo luận về vấn đề giáo viên đƣa ra để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề.
- Đƣa ra tình huống có vấn đề.
- Trình bày phƣơng pháp PBL cho học sinh và yêu cầu học sinh sử dụng phƣơng pháp PBL để giải quyết vấn đề.
- Đƣa ra mục tiêu mà mỗi nhóm cần đạt tới ở cuối buổi thảo luận. - Đƣa ra hệ thống câu hỏi định hƣớng.
2.Học sinh
- Lớp chia thành bốn nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
- Lắng nghe giáo viên trình bày về phƣơng pháp PBL và vấn đề cần giải quyết.
- Các học sinh sẽ làm việc theo nhóm.
- Đầu tiên mỗi học sinh sẽ xác định từ khóa trong các vấn đề. - Suy nghĩ, phân tích vấn đề theo sơ đồ.
- Tranh luận giữa các thành viên về giải pháp đƣa ra. Thống nhất nhóm để đƣa ra giải pháp chung, hợp lí và có tính thuyết phục nhất.
3.Tranh luận giữa các nhóm
- Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày vấn đề mà nhóm đã xác định cũng nhƣ các giải pháp khả dĩ của nhóm.
- Đầu tiên, làm rõ các từ khóa trong vấn đề: “bảng”, “nhìn”, “đổi chỗ ”, “cuối lớp”. - Những nguyên nhân nào ảnh hƣởng đến quá trình nhìn?
- Sau khi trình bày, các nhóm sẽ tranh luận với nhau để tìm ra vấn đề. Những vấn đề mà các nhóm trình bày đều liên quan đến các nguyên nhân:
+ Mắt có vấn đề.
+ Cấu trúc lớp học không phù hợp. + Chế độ ánh sáng không phù hợp.
- Sau những lí lẽ thuyết phục nhất các nhóm đều đồng ý nguyên nhân về mắt là chính đáng hơn cả. Cần phải tổ chức cho các bạn này khám mắt.
- Giao nhiệm vụ tìm hiểu cho các thành viên trong nhóm. Nhóm trƣởng đề nghị thời gian họp nhóm của buổi tiếp theo.
- Giáo viên nhận xét về buổi thảo luận đầu tiên, đánh giá vấn đề học sinh rút ra đƣợc là có cơ sở và cần phải chứng minh điều này thông qua kết quả khám mắt vào tuần sau.
Kết luận cho buổi thứ nhất
Sau buổi thứ nhất:
- Học sinh hiểu đƣợc khái quát về PBL.
- Tiếp cận đƣợc với phƣơng pháp Brainstorming.
- Phân tích vấn đề và đƣa ra nhận định chung về nguyên nhân gây ra vấn đề này là do mắt. Đề nghị các bạn đi khám mắt.
3.6.2. Giáo án buổi thứ hai
Công việc chính: Trao đổi quá trình và kết quả đi khám mắt của các bạn có nguyện vọng muốn đổi chỗ ngồi. Các nhóm phân tích vấn đề dựa vào kết luận của bác sĩ về tình trạng mắt của các học sinh này và đƣa ra danh sách các vấn đề cần tìm hiểu.
I. Giới thiệu chung
Sau buổi thảo luận lần thứ nhất, các nhóm đã đƣa ra các giải pháp khả dĩ ảnh hƣởng đến quá trình quan sát bảng của các bạn, những nguyên nhân đƣa ra đã đƣợc phân tích, tuy nhiên chỉ có nguyên nhân về mắt của các bạn này là chƣa có cơ sở để kết luận. Chính vì thế, các nhóm đề nghị các bạn này đi khám mắt để có cơ sở phân tích vấn đề. Buổi thứ hai này, sau khi đi khám mắt các bạn sẽ trình bày lại quá trình cũng nhƣ kết quả cho các nhóm cùng tham khảo.
II. Mục tiêu cần đạt đƣợc. 1. Kiến thức:
- Hiểu đƣợc các thao tác kiểm tra mắt bị tật hay không là nhƣ thế nào. - Những lời khuyên của bác sĩ về việc giữ gìn và bảo vệ mắt.
2. Kĩ năng:
- Nhớ và truyền đạt thông tin một cách đầy đủ và chính xác.
- Tiếp nhận thông tin và biết cách vận dụng hợp lí thông tin trong vấn đề cần giải quyết.
3. Thái độ:
- Có niềm vui thích, hào hứng với phƣơng pháp học tập mới. - Có thái độ hợp tác tích cực trong làm việc nhóm.
III. Chuẩn bị:
- Tổ chức một buổi khám mắt cho các học sinh có nguyện vọng đổi chỗ, có thể có thêm một vài học sinh khác muốn tham gia. Buổi khám mắt nên có mặt của giáo viên để giáo viên có đƣợc những thông tin chính xác nhất.
- Hồ sơ khám mắt của các học sinh đƣợc đem đến buổi thảo luận.
IV. Hoạt động nhận thức
1. Qui trình khám mắt đƣợc các bạn tƣờng thuật lại:
- Học sinh đƣợc khám mắt tổng quát qua sự quan sát biểu hiện bên ngoài mắt. Nếu không có biểu hiện gì về bệnh lí, bác sĩ nghi ngờ học sinh bị mắc tật khúc xạ về mắt và cho kiểm tra khúc xạ.
- Học sinh đƣợc kiểm tra thị lực thông qua việc đọc bảng chữ cái. Nếu đọc trôi chảy bảng chữ cái, mắt đƣợc kết luận là bình thƣờng. Còn nếu đọc các chữ nhỏ không đƣợc, học sinh đƣợc kiểm tra tiếp bằng cách đo mắt bằng khúc xạ kế tự động.
- Những học sinh sau khi đƣợc kiểm tra bằng khúc xạ kế tự động, đƣa kết quả đến bác sĩ để bác sĩ kết luận về tình trạng mắt của mình.
- Đối với học sinh đã bị các tật khúc xạ đang phải đeo kính, thì thực hiện đo lại độ khúc xạ của mắt và kính mà học sinh đang đeo còn phù hợp nữa hay không.
2. Các bạn đi khám mắt sẽ lần lƣợt trình bày về kết quả khám đƣợc.
- HS 1: Mắt mình bình thƣờng, không bị gì cả. Bác sĩ khuyên phải nên giữ gìn mắt cẩn thận, phải có ánh sáng thích hợp khi học tập, đọc sách hay ngồi học phải đúng tƣ thế, chú ý đến chế độ dinh dƣỡng…
- HS 2: Lúc trƣớc mình bị cận 2 độ, giờ tăng lên 4 độ rồi nên phải thay kính.
- HS 3: Mình cũng thế, trƣớc giờ có cận đâu, giờ cận 1 độ 75 rồi, hèn gì dạo này ngồi học cứhay bịnhức mắt, nhìn xa cũngkhông đƣợc rõ lắm, phải cắt kính đeo thôi.
- HS 4: Ai mà không bị gì, lo giữ gìn mắt đi, đừng để bị tật khúc xạ nhƣ bọn mình, mệt lắm.
- Một HS khác: Tật khúc xạ là gì vậy?
- Thì mình nghe bác sĩ nói học sinh bây giờ hay bị tật khúc xạ, chắc là bị cận hay bị viễn gì nhƣ mấy đứa đeo kính tụi mình đây.
- À, mà cận thị, viễn thị là gì vậy ta? Mắt mìnhđƣợc bác sĩ kết luận mắt trái cận 1,75 độ, mắt phải cận 2 độ, về phải cắt kính có tiêu chuẩn giống nhƣ kết quả này nè.
- Ủa, sao kết quả của mấy bạn lại ghi - 4dp. Dp là gì thếnhỉ? Còn kếtquả của mình lại ghi +2dp?
- Thì chắc cận viễn phải khác nhau thôi, kính khác nhau là đúng rồi, còn cận là gì? Viễn là gì? Dp là gì thì cùng nhau tìm hiểu chƣơng Mắt và các dụng cụ quang học trong Vật lí sắp tới đi.
Kết luận cho buổi thứ hai
Sau buổi thảo luận, với việc thừa nhận kết quả của bác sĩ và trao đổi giữa các thành viên, các nhóm thừa nhận rằng: Các bạn này nhìn bảng không rõ là do các bạn bị các tật khúc xạ về mắt. Vì vậy, nhiệm vụ về nhà của các thành viên là tìm hiểu về cấu tạo của mắt và các tật của mắt cũng nhƣ cách khắc phục để thảo luận trong buổi tiếp theo.
3.6.3. Giáo án buổi thứ ba
Công việc chính:
- Thảo luận giữa các nhóm học sinh trong lớp. Các nhóm sẽ trình bày những kiến thức đã thu thập đƣợc.
- Giáo viên nhận xét, góp ý về buổi thảo luận và những kiến thức mà học sinh thu thập đƣợc.
I. Giới thiệu chung:
Sau buổi thảo luận thứ hai, với việc thừa nhận kết quả của bác sĩ và trao đổi giữa các thành viên, các nhóm thừa nhận rằng: Các bạn này nhìn bảng không rõ là do các bạn bị các tật khúc xạ về mắt. Tìm hiểu mắt, cấu tạo của mắt và các tật của mắt, cách khắc phục. Với kết quả nhận đƣợc các em hãy đề xuất những giải pháp khả thi giúp GVCN giải quyết vấn đề của các bạn này.
1. Kiến thức
- Tìm hiểu về cấu tạo của mắt, các bộ phận quan trọng của mắt giúp tạo ảnh trên võng mạc.
- Tìm hiểu về đặc điểm mắt cận thị, mắt viễn thị, nguyên nhân, cách khắc phục.
2. Kĩ năng
- Hình thành và phát triển kĩ năng làm việc nhóm: thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến…
- Kĩ năng phân tích vấn đề theo phƣơng pháp Brainstorming.
3.Thái độ
- Tích cực tham gia hoạt động của nhóm.
- Xây dựng tình đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ nhau.
III. Tiến trình giải quyết vấn đề 1. Phân tích vấn đề
*Cái đã biết:
- Các bạn đã đi khám mắt và có kết luận chính xác từ bác sĩ.
- Kết quả khám cho thấy mắt các bạn bị cận, bị viễn, cụ thể bao nhiêu độ.
- Các bạn bị tật về mắt đó phải cắt kính đeo, giá trị đƣợc ghi trên kính của từng bạn là không giống nhau.
*Cái chƣa biết:
- Cấu tạo của mắt?
- Mắt bị cận thị là sao? Viễn thị là sao? Đặc điểm của mắt cận, viễn. - Tại sao phải đeo kính, đeo kính nhƣ thế nào là phù hợp?
2. Hệ thống câu hỏi định hƣớng
- Chúng ta nhìn mọi vật xung quanh ta nhƣ thế nào?