Tính khả thi của việc áp dụng phƣơng pháp PBL tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề trong tổ chức dạy học chương Mắt và các dụng cụ quang (Vật lý 11 - nâng cao) (Trang 36 - 38)

8. Dự kiến cấu trúc khóa luận

2.9.2. Tính khả thi của việc áp dụng phƣơng pháp PBL tại Việt Nam

Để có thể triển khai phƣơng pháp PBL có hiệu quả, cần có các yếu tố then chốt sau: năng lực của đội ngũ GV, nguồn tƣ liệu giảng dạy - học tập, và điều kiện tổ chức lớp học.

* Về năng lực của đội ngũ GV: đội ngũ GV cần đủ về số lƣợng và chất lƣợng để có thể phân công hƣớng dẫn các nhóm học sinh, có kiến thức thực tiễn ngành nghề và sƣ phạm để thiết kế các vấn đề của môn học. Các trƣờng đại học sƣ phạm đang có những ƣu tiên nhất định cho các sinh viên sƣ phạm để thu hút nguồn nhân lực cho giáo dục. Thế hệ sinh viên trẻ Việt Nam rất năng động và sáng tạo, có tinh thần học hỏi và phát huy những cái mới trong mọi lĩnh vực.

* Về nguồn tư liệu giảng dạy - học tập: phần lớn các trƣờng hiện nay cũng đã bắt đầu đƣợc trang bị phƣơng tiện, thiết bị thí nghiệm để phục vụ cho công tác giảng dạy. Với sự phát triển nhanh chóng của các nguồn thông tin, của hệ thống internet tại Việt Nam, GV và HS Việt Nam về cơ bản có thể tìm thấy những tƣ liệu thích hợp cho việc ứng dụng của phƣơng pháp dạy học này.

* Về điều kiện tổ chức lớp học: phƣơng pháp PBL có thể đạt hiệu quả cao ở những lớp học có qui mô nhỏ, có đủ điều kiện vật chất cho các hoạt động nhóm học sinh. Trong điều kiện của Việt Nam, các lớp học thƣờng có sĩ số học sinh cao, vì vậy cần có sự tổ chức giảng dạy hợp lí. Bên cạnh đó, cần có không gian thích hợp để các nhóm học sinh có thể làm việc theo nhóm. Phƣơng pháp PBL mới chỉ đƣợc áp dụng tại trƣờng Đại học Y tế cộng đồng, đại học Y Hà Nội và đang đƣợc triển khai ở các trƣờng đại học khác nhƣ: Đại học thủy sản Nha trang, khoa Du lịch và khách sạn ở trƣờng Đại học kinh tế quốc dân. Các trƣờng đại học khác cũng đang tìm hiểu và có những bài tham luận nói về phƣơng pháp này nhƣ: Đại học An giang, Đại học Bách khoa TP HCM,… Tuy nhiên, phƣơng pháp này cũng chỉ mới dừng lại ở một số trƣờng đại học

còn ở THPT thì chƣa một trƣờng phổ thông nào áp dụng phƣơng pháp này. Đây cũng là một khó khăn cho tôi khi thực hiện đề tài này.

Kết luận chương 1 và 2

- Dạy học dựa trên vấn đề (PBL) là phƣơng pháp dạy học tích cực, trong quá trình học tập học sinh sẽ phải tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức thu đƣợc vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Qua đó, tạo cơ hội cho học sinh tự khẳng định mình, phát triển kĩ năng sống, hƣớng tới kĩ năng tƣ duy bậc cao. Phƣơng pháp dạy học này là sự cố gắng tăng cƣờng sự tích hợp kiến thức, sự liên môn, sự tích hợp những kiến thức đã học vào những ứng dụng trong đời sống hằng ngày.

- Dạy học dựa trên vấn đề là mô hình dạy học tích cực, ngƣời học có điều kiện phát huy tối đa năng lực sáng tạo, khả năng tự học của họ. Mô hình dạy học này có khả năng đạt đƣợc mục tiêu giáo dục trong thời kì đổi mới với chất lƣợng và hiệu quả cao. Với mô hình này ngƣời giáo viên có điều kiện vận dụng một cách sáng tạo có mô hình và PPDH tích cực, hiện đại để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, phát huy đƣợc kĩ năng giao tiếp trong cộng đồng lớp học và dần dần hình thành nhân cách con ngƣời lao động tự chủ, năng động, sáng tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội trong hiện tại và tƣơng lai.

Chƣơng 3

THIẾT KẾ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ ĐỊNH HƢỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƢƠNG “MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC” –

VẬT LÍ 11 NC

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề trong tổ chức dạy học chương Mắt và các dụng cụ quang (Vật lý 11 - nâng cao) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)